Bất chấp Covid-19, hàng Trung Quốc vẫn dồn dập đổ về Việt Nam
Bất chấp các khó khăn của đại dịch Covid-19, hàng hóa (chủ yếu là nguyên liệu, linh kiện, máy móc...) Trung Quốc vẫn dồn dập đổ vào Việt Nam.
Theo báo cáo của Tổng cục Hải quan, tháng 10 và 10 tháng đầu năm 2020, hàng hóa Trung Quốc, trong đó phần lớn là hàng nguyên vật liệu từ Trung Quốc đổ vào Việt Nam ngày càng nhiều hơn so với trước đây.
Cụ thể, trong 10 tháng năm nay, Việt Nam chi hơn 65,5 tỷ USD nhập hàng hóa từ Trung Quốc, tăng hơn 3,6 tỷ USD so với cùng kỳ năm trước. Riêng tháng 10, hàng hóa Trung Quốc đổ về Việt Nam cũng nhiều hơn gần 1,4 tỷ USD so với cùng kỳ năm trước.
Các hàng hóa có giá trị nhập khẩu cao nhất từ Trung Quốc về Việt Nam tập trung vào máy móc, công nghệ và vật liệu như máy vi tính, linh kiện, điện tử; máy móc, thiết bị và phụ tùng; vải may mặc các loại và điện thoại cùng linh kiện.
Cụ thể, trong 10 tháng đầu năm 2020, hai loại hàng hóa nhập khẩu từ Trung Quốc gia tăng ở Việt Nam là máy vi tính, linh kiện, điện tử đạt 14 tỷ USD, tăng hơn 4 tỷ USD so với cùng kỳ năm trước và tăng gấp 50% so với năm 2018.
Sản phẩm máy móc, thiết bị và phụ tùng cũng tăng khá mạnh đạt 13,1 tỷ USD, tăng hơn 1,1 tỷ USD so với cùng kỳ năm trước và tăng hơn 3,7 tỷ USD so với cùng kỳ năm 2018.
Trong khi đó, 2 mặt hàng nhập khẩu nhiều tỷ USD là vải và điện thoại linh kiện nhập khẩu về Việt Nam vẫn dậm chân tại chỗ. Cụ thể, vải các loại nhập khẩu từ Trung Quốc vào Việt Nam trong 10 tháng năm 2020 chỉ đạt 5,8 tỷ USD, giảm 500 triệu USD so với cùng kỳ năm trước và bằng với kim ngạch của cùng kỳ năm 2018.
Các mặt hàng như điện thoại và linh kiện điện thoại Trung Quốc nhập về Việt Nam trong 10 tháng năm 2020 đạt 6,1 tỷ USD, giảm hơn 300 triệu USD so với cùng kỳ năm trước và hơn 800 triệu USD so với cùng kỳ năm trước.
Việc mặt hàng máy móc, thiết bị phụ tùng và linh kiện điện tử nhập khẩu từ Trung Quốc gia tăng về Việt Nam cho thấy nhu cầu loại vật liệu này đang rất lớn tại Việt Nam, trong đó có doanh nghiệp Việt nhập khẩu về để gia công, lắp ráp máy móc.
Trong nhiều năm qua, Việt Nam vẫn luôn nhập siêu ở thị trường Trung Quốc dù đã cố gắng cải thiện, cân bằng. Nhưng thay vì nhập khẩu các loại hàng hóa thô sơ, qua sơ chế, máy móc, hiện nay Việt Nam gia tăng nhập khẩu các mặt hàng là thiết bị, linh kiện cho các ngành lắp ráp thiết bị điện tử, ti vi, điện thoại, thiết bị điện lạnh... Điều này gây lo ngại cho việc Việt Nam tham gia Hiệp định RCEP có thể sẽ khiến nhiều ngành, lĩnh vực phụ thuộc vào nhập khẩu của Trung Quốc.
Theo số liệu của Cục Đầu tư nước ngoài, Bộ KH&ĐT, hết tháng 9, vốn đầu tư của Trung Quốc đại lục, Hồng Kông và Đài Loan đạt hơn 19,6 tỷ USD, vượt qua cả Hàn Quốc, Nhật Bản, đứng đầu trong số các đối tác đầu tư vào Việt Nam năm 2020.
Vốn của Trung Quốc và các bên liên quan của nước này gấp 3 lần so với vốn của các nước phát triển từ EU như Đức, Pháp, Hà Lan, Anh vào Việt Nam, bất chấp Việt Nam ký kết với các đối tác này Hiệp định Thương mại tự do (EVFTA) và Hiệp định bảo hộ đầu tư Việt Nam và EU (EVIPA). Việc gia tăng vốn, hàng hóa vào Việt Nam cho thấy Trung Quốc đang ngày càng tăng cường sự ảnh hưởng và muốn gắn chặt về kinh tế với ASEAN nói chung và Việt Nam nói riêng với Trung Quốc nhất là trong bối cảnh RCEP đang được thành lập.
An Linh/ Dân trí
Bài viết cùng chuyên mục
Đọc thêm
![Hỗ trợ doanh nghiệp kinh doanh trên “sàn” điện tử](https://truyenhinhthanhhoa.qltns.mediacdn.vn/zoom/260_163/458221966042468352/2025/2/5/doanh-nghiep-17387210799221651390690-0-94-648-1131-crop-1738721084103116151458.jpg)
Hỗ trợ doanh nghiệp kinh doanh trên “sàn” điện tử
Năm 2025, các doanh nghiệp, hộ kinh doanh tại các địa phương và chợ dân sinh sẽ được hỗ trợ chuyển đổi số để mở rộng không gian kinh doanh.
![Hỗ trợ doanh nghiệp trong môi trường tài khoá thắt chặt](https://truyenhinhthanhhoa.qltns.mediacdn.vn/zoom/260_163/458221966042468352/2025/2/4/screenshot12-17386337993742024142908-0-64-369-654-crop-1738633804614437374177.jpg)
Hỗ trợ doanh nghiệp trong môi trường tài khoá thắt chặt
Trong bối cảnh chính sách tài khoá thắt chặt, các doanh nghiệp kỳ vọng Chính phủ cần tạo ra một môi trường đầu tư kinh doanh thuận lợi hơn cho khu vực tư nhân phát triển.
![Tập trung nguồn vốn đầu tư hệ thống cảng biển](https://truyenhinhthanhhoa.qltns.mediacdn.vn/zoom/260_163/458221966042468352/2025/2/4/screenshot11-17386334502331165397075-0-42-370-634-crop-1738633457852643081541.jpg)
Tập trung nguồn vốn đầu tư hệ thống cảng biển
Thủ tướng Chính phủ vừa phê duyệt quy hoạch chi tiết nhóm cảng biển, bến cảng, cầu cảng, bến phao, khu nước, vùng nước thời kỳ 2021-2030, tầm nhìn đến năm 2050. Theo đó, đến năm 2030, nhu cầu vốn đầu tư hệ thống cảng biển khoảng 351.500 tỷ đồng, ưu tiên đầu tư các công trình hàng hải công cộng và cảng nước sâu.
![Ngân hàng thu hút tiền gửi sau Tết](https://truyenhinhthanhhoa.qltns.mediacdn.vn/zoom/260_163/458221966042468352/2025/2/3/screenshot9-17385905362662087160800-0-21-368-610-crop-1738590847987932610195.jpg)
Ngân hàng thu hút tiền gửi sau Tết
Không khí giao dịch tại hầu hết các ngân hàng trên địa bàn Thanh Hóa sau kỳ nghỉ Tết trở nên sôi động. Năm 2025, Ngành ngân hàng Thanh Hóa phấn đấu tốc độ tăng trưởng nguồn vốn huy động đạt 10% đến 12%, dư nợ cho vay tăng trưởng từ 14% đến 15%.
![Quyết tâm thực hiện thắng lợi kế hoạch sản xuất kinh doanh 2025](https://truyenhinhthanhhoa.qltns.mediacdn.vn/zoom/260_163/458221966042468352/2025/2/3/quyet-tam-thuc-hien-thang-loi-ke-hoach-san-xuat-kinh-doanh-2025-1738579413943446667960-0-60-648-1097-crop-1738579429087812920500.jpg)
Quyết tâm thực hiện thắng lợi kế hoạch sản xuất kinh doanh 2025
Ngay sau kỳ nghỉ Tết Nguyên đán Ất Tỵ 2025, nhiều doanh nghiệp trên địa bàn tỉnh Thanh Hoá đã tổ chức ra quân sản xuất kinh doanh với khí thế khẩn trương, sôi động.
![Mô hình nuôi ong mật cho hiệu quả kinh tế cao](https://truyenhinhthanhhoa.qltns.mediacdn.vn/zoom/260_163/458221966042468352/2025/2/3/ong-3-1738548498422769309222-0-78-648-1115-crop-17385485331932120447542.jpg)
Mô hình nuôi ong mật cho hiệu quả kinh tế cao
Sau gần 10 năm gắn bó với nghề nuôi ong lấy mật, anh Nguyễn Xuân Tùng, ở Phường Ngọc Trạo, thị xã Bỉm Sơn đã phát triển thành công thương hiệu “Mật ong Giàng A Tùng”, sản phẩm được công nhận đạt OCOP.
![Quy định mới về đối tượng đăng ký thuế](https://truyenhinhthanhhoa.qltns.mediacdn.vn/zoom/260_163/458221966042468352/2025/2/3/thue-1738546600982451826274-0-192-1080-1920-crop-1738546607651154043697.jpg)
Quy định mới về đối tượng đăng ký thuế
Bộ Tài Chính vừa ban hành Thông tư 86/2024 quy định về đăng ký thuế, thay thế Thông tư 105/2020. Thông tư mới sẽ có hiệu lực từ ngày 6/2/2025.
![Thương mại điện tử tăng trưởng khả quan](https://truyenhinhthanhhoa.qltns.mediacdn.vn/zoom/260_163/458221966042468352/2025/2/3/1-17385459104391177314341-0-119-1080-1847-crop-1738545915988284219874.jpg)
Thương mại điện tử tăng trưởng khả quan
Với mức tăng trưởng ấn tượng của năm 2024, thị trường thương mại điện tử Việt Nam được dự báo sẽ chạm mốc 25 tỷ USD trong năm 2025.
![Quản lý, bình ổn giá sau Tết và cả năm 2025](https://truyenhinhthanhhoa.qltns.mediacdn.vn/zoom/260_163/458221966042468352/2025/2/3/qly-1738545485822170610403-0-116-1080-1844-crop-17385455614402000280853.jpg)
Quản lý, bình ổn giá sau Tết và cả năm 2025
Cục Quản lý giá, Bộ Tài chính vừa đưa ra 10 nhóm giải pháp quản lý, bình ổn giá sau Tết và cả năm 2025, trong đó tập trung tăng cường quản lý, điều hành giá, chú trọng bảo đảm cân đối cung cầu hàng hóa; chủ động theo dõi sát diễn biến giá các hàng hóa chiến lược trên thị trường thế giới.
![Quy mô nền kinh tế Việt Nam có thể vượt 500 tỷ USD](https://truyenhinhthanhhoa.qltns.mediacdn.vn/zoom/260_163/458221966042468352/2025/2/3/kt-17385451517022083516304-0-84-648-1121-crop-173854516644083941729.jpg)
Quy mô nền kinh tế Việt Nam có thể vượt 500 tỷ USD
Các chuyên gia kinh tế nhận định, kinh tế Việt Nam đang có nhiều thuận lợi và cơ hội lớn. Trong năm 2025, quy mô nền kinh tế có thể vượt 500 tỷ USD.
Bình luận
Thông báo
Bạn đã gửi thành công.