Đường dây nóng: 0237 3721150

Quản lý, khai thác tốt đường cao tốc

Theo mục tiêu của Chính phủ, đến năm 2030, nước ta sẽ có khoảng 5.000 km đường bộ cao tốc, bao gồm tuyến cao tốc trục dọc bắc-nam phía đông, cùng hệ thống cao tốc ở cả ba miền và đường vành đai Vùng Thủ đô Hà Nội, thành phố Hồ Chí Minh với tổng mức đầu tư gần 40 tỷ USD.

13/05/2022 15:33

 

Tọa đàm “Quản lý đường cao tốc theo hình thức O&M”.
Tọa đàm “Quản lý đường cao tốc theo hình thức O&M”.

Ðây sẽ là khối bất động sản khổng lồ, cần được quản lý và khai thác tốt để mang lại hiệu quả, nếu không sẽ gây tổn thất lớn cho nền kinh tế và cho chính nhà đầu tư. Ðường cao tốc ở nước ta được phân loại là "công trình giao thông cấp đặc biệt" cho nên quản lý, khai thác đòi hỏi yêu cầu khác biệt so các loại đường thông thường khác. Tuy nhiên, theo đánh giá của các chuyên gia giao thông, hiện nay chưa có khung pháp lý hoàn chỉnh và bộ tiêu chuẩn kỹ thuật về quản lý, khai thác đường cao tốc. Ðây là khoảng trống lớn cần được khắc phục càng sớm càng tốt, làm căn cứ quản lý hợp đồng và xử lý các tranh chấp.

Hạ tầng giao thông là một trong những điều kiện quan trọng cho phát triển kinh tế đất nước. Chỉ trong vòng 10 năm qua, giao thông nước ta phát triển đột phá, tuy vậy, cần nhìn nhận thực tế, hệ thống hạ tầng giao thông vẫn chưa đồng bộ khi so sánh các tiêu chí quốc tế. Theo Báo cáo chỉ số năng lực cạnh tranh toàn cầu do Diễn đàn Kinh tế thế giới (WEF) công bố năm 2019, chỉ số chất lượng đường bộ và chỉ số kết nối giao thông đường bộ nước ta lần lượt đứng thứ 103 và 104 trong số 141 nền kinh tế thế giới tham gia xếp hạng và đây là một trong những chỉ số thấp nhất trong bộ chỉ số năng lực cạnh tranh tổng thể của nước ta. Cơ sở hạ tầng giao thông yếu là nguyên nhân mấu chốt nhất dẫn tới chi phí logistics chiếm tới 20% GDP, cao gần gấp hai lần so các nước phát triển và cao hơn mức bình quân toàn thế giới tới 14-15%. Ðó là chi phí quá lớn làm giảm sức cạnh tranh của nền kinh tế Việt Nam trong điều kiện hội nhập.

Hiện nay, nước ta vận hành và quản lý hơn 1.000 km đường cao tốc được xây dựng từ nguồn vốn nhà nước và vốn của các nhà đầu tư tư nhân theo phương thức đối tác công-tư (PPP). Có nhiều cách thức hợp tác PPP để triển khai quản lý khai thác bảo trì đường cao tốc, trong đó, có thể áp dụng hình thức hợp đồng kinh doanh-bảo trì (O&M). Hình thức này được hiểu là Nhà nước làm đường cao tốc, sau đó nhượng quyền vận hành (bao gồm việc thu phí và bảo trì) cho nhà đầu tư tư nhân. Một số doanh nghiệp, nhà đầu tư đề xuất Bộ Giao thông vận tải tăng mức kinh phí cho bảo trì, bảo dưỡng thường xuyên;

bổ sung các khu dừng nghỉ với quy mô khoảng 5-10 ha/bên tại các dự án đường cao tốc, coi đây là một cấu phần, tổ chức đấu thầu khai thác để các đơn vị quản lý, vận hành khai thác tuyến đường chủ động thu hút phương tiện. Về phương thức khai thác, thu phí các tuyến cao tốc do Nhà nước đầu tư, nhà đầu tư cũng gợi mở phương án cho thuê quyền khai thác (đấu thầu các đơn vị quản lý, vận hành) trong thời gian 10 năm trở lên để các đơn vị chủ động đầu tư tài sản, công nghệ, phương án sản xuất, kinh doanh, lựa chọn các đơn vị có năng lực, kinh nghiệm.

Các chuyên gia cũng cho rằng, kinh phí bảo trì đường cao tốc áp dụng theo định mức cũ đã không phù hợp thực tiễn quản lý và cần được cơ quan quản lý nghiên cứu, điều chỉnh sát thực hơn. Khả năng huy động vốn của phương thức PPP rất rộng mở, trong điều kiện ngân sách nhà nước còn khó khăn, việc huy động các nguồn vốn xã hội cho đầu tư phát triển giao thông giữ vai trò quan trọng và phương thức PPP được đánh giá có lợi thế, đạt đa mục tiêu giảm gánh nặng cho Nhà nước, tạo cơ hội phát triển kinh tế tư nhân; các bên Nhà nước, người dân và doanh nghiệp cùng có lợi. Nhà nước và doanh nghiệp khi tham gia vào PPP sẽ là hai chủ thể bình đẳng trong một hợp đồng kinh tế. Việc bổ sung thêm mô hình khai thác, quản lý sẽ làm đa dạng hóa các hình thức đầu tư theo phương thức PPP, thu hồi nguồn vốn ngân sách đầu tư đường cao tốc để tiếp tục tái đầu tư.

Theo Báo Nhân dân

Ý kiến bạn đọc

Xem thêm bình luận

Đọc thêm

Nguyên nhân hóa đơn tiền điện tháng 6/2025

Nguyên nhân hóa đơn tiền điện tháng 6/2025

18:05 , 03/07/2025

Tháng 6 vừa qua, nhu cầu sử dụng điện của đa số các hộ đều tăng cao khiến số tiền phải nộp cũng tăng trông thấy. Có nhiều nguyên nhân dẫn đến tình trạng trên.

Thẩm quyền cấp Giấy chứng nhận quyền sử dụng đất với trường hợp đăng ký biến động trên địa bàn tỉnh Thanh Hóa

Thẩm quyền cấp Giấy chứng nhận quyền sử dụng đất với trường hợp đăng ký biến động trên địa bàn tỉnh Thanh Hóa

18:02 , 03/07/2025

Sở Nông nghiệp và Môi trường thông báo về thẩm quyền cấp Giấy chứng nhận quyền sử dụng đất, quyền sở hữu tài sản gắn liền với đất và xác nhận thay đổi đối với trường hợp đăng ký biến động như sau:

Thu hút đầu tư vào tỉnh Thanh Hoá tăng 15,6% so với cùng kỳ

Thu hút đầu tư vào tỉnh Thanh Hoá tăng 15,6% so với cùng kỳ

07:07 , 03/07/2025

6 tháng đầu năm, toàn tỉnh Thanh Hoá đã thu hút được 61 dự án đầu tư trực tiếp, trong đó có 5 dự án FDI với tổng số vốn đầu tư đăng ký 12.904 tỷ đồng và 198,6 triệu USD, tăng 15,6% so với cùng kỳ.

6 tháng đầu năm xuất khẩu ngành dệt may Thanh Hoá tăng 16% so với cùng kỳ

6 tháng đầu năm xuất khẩu ngành dệt may Thanh Hoá tăng 16% so với cùng kỳ

07:00 , 03/07/2025

Những tháng đầu năm, thị trường dệt may có sự biến động, ảnh hưởng từ những thay đổi trong các chính sách thuế quan của Mỹ. Mặc dù vậy, các doanh nghiệp dệt may trên địa bàn tỉnh Thanh Hóa đã có những biện pháp linh hoạt nhằm ổn định sản xuất và duy trì đà tăng trưởng.

Lãi suất tiền gửi tiết kiệm trong quý 2 năm 2025 duy trì ở mức thấp

Lãi suất tiền gửi tiết kiệm trong quý 2 năm 2025 duy trì ở mức thấp

06:49 , 03/07/2025

Lãi suất tiền gửi tiết kiệm trong quý 2 cũng như nửa đầu năm 2025 tiếp tục duy trì ở mức thấp nhất trong nhiều năm. Tuy nhiên, dòng tiền từ dân cư và doanh nghiệp vẫn tiếp tục chảy mạnh vào hệ thống ngân hàng.

Thu hút đầu tư vào tỉnh Thanh Hoá tăng 15,6% so với cùng kỳ

Thu hút đầu tư vào tỉnh Thanh Hoá tăng 15,6% so với cùng kỳ

14:06 , 02/07/2025

6 tháng đầu năm, Thanh Hoá đã thu hút được 61 dự án đầu tư trực tiếp, trong đó có 5 dự án FDI với tổng số vốn đầu tư đăng ký trên 12.900 tỷ đồng và 198,6 triệu USD, tăng 15,6% so với cùng kỳ.

Tưới tiết kiệm – Giải pháp hiệu quả, bền vững trong sản xuất nông nghiệp

Tưới tiết kiệm – Giải pháp hiệu quả, bền vững trong sản xuất nông nghiệp

08:40 , 02/07/2025

Hiện nay, nhiều trang trại, nông hộ trên địa bàn Thanh Hóa đã ứng dụng công nghệ tưới nước tiết kiệm trong sản xuất. Tưới tiết kiệm có ưu điểm là giảm công lao động, tiết kiệm phân bón và sử dụng nước hiệu quả. Giải pháp này cũng giúp áp lực do tình trạng hạn hán, tiết kiệm tài nguyên nước, hướng tới nền nông nghiệp thông minh, bền vững.

Đảm bảo tiến độ, chất lượng tổng điều tra nông thôn, nông nghiệp năm 2025

Đảm bảo tiến độ, chất lượng tổng điều tra nông thôn, nông nghiệp năm 2025

08:36 , 02/07/2025

Diễn ra từ ngày 1/7/2025, tổng điều tra nông thôn, nông nghiệp 2025 được thực hiện nhằm thu thập thông tin toàn diện về nông nghiệp, lâm nghiệp, thủy sản và thực trạng phát triển nông thôn, phục vụ công tác điều hành, hoạch định các chính sách phát triển kinh tế - xã hội tại địa phương. Vì vậy, tỉnh Thanh Hoá đang tập chỉ đạo đẩy nhanh tiến độ tổng điều tra, đảm bảo thu thập thông tin nhanh chóng, chính xác, chất lượng.

Thúc đẩy sản xuất và tiêu thụ sản phẩm

Thúc đẩy sản xuất và tiêu thụ sản phẩm

08:33 , 02/07/2025

6 tháng đầu năm 2025, dù phải đối diện với rất nhiều khó khăn, thách thức, song hoạt động sản xuất kinh doanh trên địa bàn tỉnh Thanh Hoá vẫn tiếp tục duy trì đà tăng trưởng tích cực. Các chỉ số về sản xuất công nghiệp, xuất khẩu, tổng mức bán lẻ hàng hoá và doanh thu dịch vụ thương mại đều có mức tăng trưởng cao hơn so với cùng kỳ. Có được kết quả trên là nhờ các đơn vị, doanh nghiệp đã tập trung triển khai nhiều giải pháp thúc đẩy sản xuất cũng như kết nối, tiêu thụ sản phẩm hàng hoá.

Thị trường thời trang: Thương hiệu Việt phát triển bền vững

Thị trường thời trang: Thương hiệu Việt phát triển bền vững

09:27 , 01/07/2025

Giữa cao điểm kiểm tra về hàng giả, hàng nhái, gian lận thương mại, nhiều cửa hàng thời trang đóng cửa né tránh thì các thương hiệu Việt đóng trên địa bàn tỉnh Thanh Hóa vẫn duy trì hoạt động tốt. Đó là do các nhãn hàng thời trang Việt minh bạch thông tin, đảm bảo chất lượng nên đã tạo uy tín trên thị trường, được khách hàng ưu tiên lựa chọn.