ĐÀI PHÁT THANH VÀ TRUYỀN HÌNH THANH HÓA

Thanh Hoa Radio and Television
Đường dây nóng: 0237 3721150

Quản lý, khai thác tốt đường cao tốc

Theo mục tiêu của Chính phủ, đến năm 2030, nước ta sẽ có khoảng 5.000 km đường bộ cao tốc, bao gồm tuyến cao tốc trục dọc bắc-nam phía đông, cùng hệ thống cao tốc ở cả ba miền và đường vành đai Vùng Thủ đô Hà Nội, thành phố Hồ Chí Minh với tổng mức đầu tư gần 40 tỷ USD.

13/05/2022 15:33

 

Tọa đàm “Quản lý đường cao tốc theo hình thức O&M”.
Tọa đàm “Quản lý đường cao tốc theo hình thức O&M”.

Ðây sẽ là khối bất động sản khổng lồ, cần được quản lý và khai thác tốt để mang lại hiệu quả, nếu không sẽ gây tổn thất lớn cho nền kinh tế và cho chính nhà đầu tư. Ðường cao tốc ở nước ta được phân loại là "công trình giao thông cấp đặc biệt" cho nên quản lý, khai thác đòi hỏi yêu cầu khác biệt so các loại đường thông thường khác. Tuy nhiên, theo đánh giá của các chuyên gia giao thông, hiện nay chưa có khung pháp lý hoàn chỉnh và bộ tiêu chuẩn kỹ thuật về quản lý, khai thác đường cao tốc. Ðây là khoảng trống lớn cần được khắc phục càng sớm càng tốt, làm căn cứ quản lý hợp đồng và xử lý các tranh chấp.

Hạ tầng giao thông là một trong những điều kiện quan trọng cho phát triển kinh tế đất nước. Chỉ trong vòng 10 năm qua, giao thông nước ta phát triển đột phá, tuy vậy, cần nhìn nhận thực tế, hệ thống hạ tầng giao thông vẫn chưa đồng bộ khi so sánh các tiêu chí quốc tế. Theo Báo cáo chỉ số năng lực cạnh tranh toàn cầu do Diễn đàn Kinh tế thế giới (WEF) công bố năm 2019, chỉ số chất lượng đường bộ và chỉ số kết nối giao thông đường bộ nước ta lần lượt đứng thứ 103 và 104 trong số 141 nền kinh tế thế giới tham gia xếp hạng và đây là một trong những chỉ số thấp nhất trong bộ chỉ số năng lực cạnh tranh tổng thể của nước ta. Cơ sở hạ tầng giao thông yếu là nguyên nhân mấu chốt nhất dẫn tới chi phí logistics chiếm tới 20% GDP, cao gần gấp hai lần so các nước phát triển và cao hơn mức bình quân toàn thế giới tới 14-15%. Ðó là chi phí quá lớn làm giảm sức cạnh tranh của nền kinh tế Việt Nam trong điều kiện hội nhập.

Hiện nay, nước ta vận hành và quản lý hơn 1.000 km đường cao tốc được xây dựng từ nguồn vốn nhà nước và vốn của các nhà đầu tư tư nhân theo phương thức đối tác công-tư (PPP). Có nhiều cách thức hợp tác PPP để triển khai quản lý khai thác bảo trì đường cao tốc, trong đó, có thể áp dụng hình thức hợp đồng kinh doanh-bảo trì (O&M). Hình thức này được hiểu là Nhà nước làm đường cao tốc, sau đó nhượng quyền vận hành (bao gồm việc thu phí và bảo trì) cho nhà đầu tư tư nhân. Một số doanh nghiệp, nhà đầu tư đề xuất Bộ Giao thông vận tải tăng mức kinh phí cho bảo trì, bảo dưỡng thường xuyên;

bổ sung các khu dừng nghỉ với quy mô khoảng 5-10 ha/bên tại các dự án đường cao tốc, coi đây là một cấu phần, tổ chức đấu thầu khai thác để các đơn vị quản lý, vận hành khai thác tuyến đường chủ động thu hút phương tiện. Về phương thức khai thác, thu phí các tuyến cao tốc do Nhà nước đầu tư, nhà đầu tư cũng gợi mở phương án cho thuê quyền khai thác (đấu thầu các đơn vị quản lý, vận hành) trong thời gian 10 năm trở lên để các đơn vị chủ động đầu tư tài sản, công nghệ, phương án sản xuất, kinh doanh, lựa chọn các đơn vị có năng lực, kinh nghiệm.

Các chuyên gia cũng cho rằng, kinh phí bảo trì đường cao tốc áp dụng theo định mức cũ đã không phù hợp thực tiễn quản lý và cần được cơ quan quản lý nghiên cứu, điều chỉnh sát thực hơn. Khả năng huy động vốn của phương thức PPP rất rộng mở, trong điều kiện ngân sách nhà nước còn khó khăn, việc huy động các nguồn vốn xã hội cho đầu tư phát triển giao thông giữ vai trò quan trọng và phương thức PPP được đánh giá có lợi thế, đạt đa mục tiêu giảm gánh nặng cho Nhà nước, tạo cơ hội phát triển kinh tế tư nhân; các bên Nhà nước, người dân và doanh nghiệp cùng có lợi. Nhà nước và doanh nghiệp khi tham gia vào PPP sẽ là hai chủ thể bình đẳng trong một hợp đồng kinh tế. Việc bổ sung thêm mô hình khai thác, quản lý sẽ làm đa dạng hóa các hình thức đầu tư theo phương thức PPP, thu hồi nguồn vốn ngân sách đầu tư đường cao tốc để tiếp tục tái đầu tư.

Theo Báo Nhân dân

Ý kiến bạn đọc

Xem thêm bình luận

Đọc thêm

Như Thanh huy động 58,3 tỷ đồng xây dựng nông thôn mới

Như Thanh huy động 58,3 tỷ đồng xây dựng nông thôn mới

18:55 , 08/05/2024

Những tháng đầu năm 2024, huyện Như Thanh, tỉnh Thanh Hóa đã tập trung chỉ đạo, kiểm tra, hướng dẫn các xã, các thôn đẩy nhanh tiến độ hoàn thành các tiêu chí chưa đạt và duy trì, nâng cao chất lượng các tiêu chí đã đạt trong xây dựng nông thôn mới, nông thôn mới nâng cao, nông thôn mới kiểu mẫu và các nội dung theo kế hoạch.

Ngành chăn nuôi triển khai 3 đề án lớn

Ngành chăn nuôi triển khai 3 đề án lớn

18:55 , 08/05/2024

Thực hiện chiến lược phát triển chăn nuôi giai đoạn 2021 - 2030, tầm nhìn đến năm 2045, ngành chăn nuôi đang bắt đầu triển khai 3 đề án lớn đến năm 2030.

Những cựu chiến binh là doanh nhân

Những cựu chiến binh là doanh nhân

17:24 , 08/05/2024

Phát huy phẩm chất người lính bộ đội cụ Hồ, từ chiến trường trở về với cuộc sống đời thường, nhiều cựu chiến binh (CCB) ở xứ Thanh đã nỗ lực vượt qua nhiều khó khăn, vươn lên trở thành những doanh nhân thành đạt, tạo việc làm cho nhiều lao động, góp phần xây dựng quê hương ngày càng giàu đẹp.

Thanh Hóa phấn đấu giá trị sản xuất vụ thu mùa 2024 đạt trên 9 nghìn tỷ

Thanh Hóa phấn đấu giá trị sản xuất vụ thu mùa 2024 đạt trên 9 nghìn tỷ

16:00 , 08/05/2024

Sáng 8/5, Sở Nông nghiệp và Phát triển nông thôn tỉnh Thanh Hóa triển khai phương án sản xuất vụ thu mùa năm 2024. Vụ thu mùa năm nay, Thanh Hóa sẽ gieo trồng 152.000 ha, bình quân thu nhập phấn đấu đạt 52,5 triệu đồng/ha.

4 tháng, xuất khẩu điện thoại và linh kiện thu về hơn 18,4 tỷ USD

4 tháng, xuất khẩu điện thoại và linh kiện thu về hơn 18,4 tỷ USD

07:29 , 08/05/2024

4 tháng đầu năm, xuất khẩu điện thoại và linh kiện của Việt Nam đạt hơn 18,4 tỷ USD, tăng 6,6% so với 4 tháng năm 2023. Đây tiếp tục là mặt hàng có kim ngạch lớn thứ 2 chỉ sau máy ảnh, máy quay phim và linh kiện.

Thu ngân sách nhà nước 4 tháng đạt 43,1% dự toán

Thu ngân sách nhà nước 4 tháng đạt 43,1% dự toán

07:00 , 08/05/2024

Bộ Tài chính cho biết, thu ngân sách nhà nước 4 tháng đầu năm ước đạt 733 nghìn tỷ đồng, bằng 43,1% dự toán, tăng 10,1% so cùng kỳ năm 2023.

Tăng cường các biện pháp phòng, chống nắng nóng, hạn hán, thiếu nước, xâm nhập mặn

Tăng cường các biện pháp phòng, chống nắng nóng, hạn hán, thiếu nước, xâm nhập mặn

19:27 , 07/05/2024

Theo dự báo Đài Khí tượng Thủy văn tỉnh Thanh Hóa, từ nay đến tháng 6/2024, mực nước trên các sông biến đổi chậm theo xu thế xuống thấp dần và ở mức thấp hơn so với trung bình nhiều năm cùng kỳ, dòng chảy trên các sông suối tiếp tục giảm dần và có khả năng thấp hơn so với trung bình nhiều năm cùng kỳ từ 15-40%; mặn có thể xâm nhập sâu vào nội địa và độ mặn có khả năng ở mức cao hơn so với trung bình nhiều năm.

Hướng đi mới cho thị trường bất động sản

Hướng đi mới cho thị trường bất động sản

08:00 , 07/05/2024

Thị trường bất động sản trầm lắng trong thời gian qua khiến nhiều doanh nghiệp gặp nhiều khó khăn về vốn. Vì vậy các doanh nghiệp phải tìm hướng đi riêng để vừa kích cầu sản phẩm vừa giúp doanh nghiệp vượt qua được giai đoạn khó khăn này.

Siết chặt quản lý hoạt động kinh doanh thương mại điện tử

Siết chặt quản lý hoạt động kinh doanh thương mại điện tử

07:15 , 07/05/2024

Thương mại điện tử đang có sự phát triển mạnh mẽ, thay đổi thói quen tiêu dùng của người dân, cũng như tạo cơ hội phát triển thị trường cho các doanh nghiệp. Tuy nhiên, sự phát triển mạnh mẽ này đang đặt ra những thách thức rất lớn cho cơ quan quản lý nhà nước trong ngăn chặn các hành vi gian lận thương mại trên nền tảng số để bảo vệ tốt nhất quyền lợi của người tiêu dùng.

Giám sát chặt thực hiện hóa đơn điện tử theo từng lần bán với xăng dầu

Giám sát chặt thực hiện hóa đơn điện tử theo từng lần bán với xăng dầu

07:10 , 07/05/2024

Tổng cục Thuế vừa yêu cầu các đơn vị trong ngành tiếp tục tăng cường kiểm tra, giám sát việc thực hiện hóa đơn điện tử theo từng lần bán hàng đối với kinh doanh bán lẻ xăng dầu.