Sử dụng năng lượng mặt trời trong sản xuất nước mắm
(TTV) - Thay vì sử dụng phương pháp phơi ủ cá dưới ánh nắng trực tiếp chế biến nước mắm theo cách truyền thống, anh Nguyễn Văn Tuyến, Giám đốc Công ty TNHH chế biến hải sản Ba Làng, phường Hải Thanh, Thị xã Nghi Sơn đã áp dụng công nghệ sử dụng năng lượng mặt trời để sản xuất nước mắm, mang lại hiệu quả kinh tế cao.
![]() |
Từ 1 cơ sở nhỏ sản xuất nước mắm theo phương thức truyền thống của gia đình, năm 2009, anh Nguyễn Văn Tuyến đã thành lập Công ty TNHH chế biến hải sản Ba Làng, chuyên sản xuất nước mắm, và các loại mắm. Khi mới thành lập doanh nghiệp, cơ sở này vẫn duy trì phương pháp làm mắm truyền thống, gài nén kết hợp đánh khuấy, chượp chứa trong chum, vại bằng gốm sứ hoặc trong bể xi-măng và phơi nắng trực tiếp. Phương pháp truyền thống cho ra nước mắm ngon, đậm vị nhưng chưa bảo đảm vệ sinh an toàn thực phẩm, lượng đạm thối bốc mùi mạnh, ảnh hưởng đến môi trường xung quanh…
Năm 2019, được hỗ trợ một phần từ Dự án Khoa học công nghệ, anh Nguyễn Văn Tuyến đã đầu tư 10 tỷ đồng để lắp đặt hệ thống pin năng lượng mặt trời, ủ mắm theo công nghệ phơi kín. Bộ cảm ứng báo nhiệt của hệ thống năng lượng mặt trời có khả năng tự điều chỉnh để đảm bảo luôn duy trì nhiệt độ cho các bể ở 30 độ C.
![]() |
Quá trình ủ, các bể luôn kín và nước mắm được đảo tự động, giúp giảm 60% chi phí nhân công và không gây ra mùi ảnh hưởng môi trường xung quanh, đảm bảo an toàn vệ sinh thực phẩm. Ngoài ra, lên men trong điều kiện khép kín, cá nguyên liệu sẽ chuyển thành đạm hữu ích nên nước mắm có độ đạm cao, mùi nước mắm thơm đặc trưng, không gắt, lượng nước cốt thu được cũng nhiều hơn, thời gian ủ rút ngắn hơn.
![]() |
Anh Nguyễn Văn Tuyến, Giám đốc công ty TNHH hải sản Ba Làng, thị xã Nghi Sơn, tỉnh Thanh Hóa cho biết việc áp dụng năng lương đảo tự động ủ mắm trong thời gian 18-24 xuống còn 12 tháng, nhưng vẫn giữ được hương vị truyền thống. Hơn nữa trước đây, nếu 1 yến cá có thể chỉ được 2 lít nước mắm, thì nay đạt 2,5-3 lít.
![]() |
Cùng với ứng dụng công nghệ trong sản xuất, anh Nguyễn Văn Tuyến luôn chú trọng xây dựng thương hiệu, nâng chất lượng, mẫu mã sản phẩm, mở rộng thị trường tiêu thụ trong và ngoài tỉnh. Trung bình mỗi tháng, Công ty cung cấp ra thị trường 30 nghìn lít nước mắm và trên 100 tấn mắm các loại, doanh thu đạt 3 tỷ đồng, tạo việc làm thường xuyên cho 60 lao động. Đặc biệt, khi áp dụng phương pháp này, việc sản xuất nước mắm không phụ thuộc vào điều kiện thời tiết, nên sản lượng tăng đáng kể.
Anh Nguyễn Văn Tuyến, Giám đố Công ty TNHH hải sản Ba Làng, thị xã Nghi Sơn, tỉnh Thanh Hóa cũng cho biết việc áp dụng ủ mắm theo công nghệ phơi kín sẽ không còn phải phù thuộc vào nhiệt độ, thời tiết, mùa đông cũng có thể làm được.
![]() |
Theo tính toán, việc sử dụng hệ thống pin năng lượng mặt trời giúp cho Công ty Hải sản Ba Làng tiết kiệm được 70% chi phí tiền điện trong quá trình sản xuất. Với những thành công trong sản xuất kinh doanh và tích cực tham gia các hoạt động từ thiện xã hội, năm 2021, anh Nguyễn Văn Tuyến vinh dự được Trung ương Hội Nông dân Việt Nam tặng danh hiệu Nông dân Việt Nam xuất sắc./.
Thanh Tâm – Xuân Sơn/Bản tin Thanh Hóa ngày mới 15.5
Bài viết cùng chuyên mục
Đọc thêm

Nguyên nhân hóa đơn tiền điện tháng 6/2025
Tháng 6 vừa qua, nhu cầu sử dụng điện của đa số các hộ đều tăng cao khiến số tiền phải nộp cũng tăng trông thấy. Có nhiều nguyên nhân dẫn đến tình trạng trên.

Thẩm quyền cấp Giấy chứng nhận quyền sử dụng đất với trường hợp đăng ký biến động trên địa bàn tỉnh Thanh Hóa
Sở Nông nghiệp và Môi trường thông báo về thẩm quyền cấp Giấy chứng nhận quyền sử dụng đất, quyền sở hữu tài sản gắn liền với đất và xác nhận thay đổi đối với trường hợp đăng ký biến động như sau:

Thu hút đầu tư vào tỉnh Thanh Hoá tăng 15,6% so với cùng kỳ
6 tháng đầu năm, toàn tỉnh Thanh Hoá đã thu hút được 61 dự án đầu tư trực tiếp, trong đó có 5 dự án FDI với tổng số vốn đầu tư đăng ký 12.904 tỷ đồng và 198,6 triệu USD, tăng 15,6% so với cùng kỳ.

6 tháng đầu năm xuất khẩu ngành dệt may Thanh Hoá tăng 16% so với cùng kỳ
Những tháng đầu năm, thị trường dệt may có sự biến động, ảnh hưởng từ những thay đổi trong các chính sách thuế quan của Mỹ. Mặc dù vậy, các doanh nghiệp dệt may trên địa bàn tỉnh Thanh Hóa đã có những biện pháp linh hoạt nhằm ổn định sản xuất và duy trì đà tăng trưởng.

Lãi suất tiền gửi tiết kiệm trong quý 2 năm 2025 duy trì ở mức thấp
Lãi suất tiền gửi tiết kiệm trong quý 2 cũng như nửa đầu năm 2025 tiếp tục duy trì ở mức thấp nhất trong nhiều năm. Tuy nhiên, dòng tiền từ dân cư và doanh nghiệp vẫn tiếp tục chảy mạnh vào hệ thống ngân hàng.

Thu hút đầu tư vào tỉnh Thanh Hoá tăng 15,6% so với cùng kỳ
6 tháng đầu năm, Thanh Hoá đã thu hút được 61 dự án đầu tư trực tiếp, trong đó có 5 dự án FDI với tổng số vốn đầu tư đăng ký trên 12.900 tỷ đồng và 198,6 triệu USD, tăng 15,6% so với cùng kỳ.

Tưới tiết kiệm – Giải pháp hiệu quả, bền vững trong sản xuất nông nghiệp
Hiện nay, nhiều trang trại, nông hộ trên địa bàn Thanh Hóa đã ứng dụng công nghệ tưới nước tiết kiệm trong sản xuất. Tưới tiết kiệm có ưu điểm là giảm công lao động, tiết kiệm phân bón và sử dụng nước hiệu quả. Giải pháp này cũng giúp áp lực do tình trạng hạn hán, tiết kiệm tài nguyên nước, hướng tới nền nông nghiệp thông minh, bền vững.

Đảm bảo tiến độ, chất lượng tổng điều tra nông thôn, nông nghiệp năm 2025
Diễn ra từ ngày 1/7/2025, tổng điều tra nông thôn, nông nghiệp 2025 được thực hiện nhằm thu thập thông tin toàn diện về nông nghiệp, lâm nghiệp, thủy sản và thực trạng phát triển nông thôn, phục vụ công tác điều hành, hoạch định các chính sách phát triển kinh tế - xã hội tại địa phương. Vì vậy, tỉnh Thanh Hoá đang tập chỉ đạo đẩy nhanh tiến độ tổng điều tra, đảm bảo thu thập thông tin nhanh chóng, chính xác, chất lượng.

Thúc đẩy sản xuất và tiêu thụ sản phẩm
6 tháng đầu năm 2025, dù phải đối diện với rất nhiều khó khăn, thách thức, song hoạt động sản xuất kinh doanh trên địa bàn tỉnh Thanh Hoá vẫn tiếp tục duy trì đà tăng trưởng tích cực. Các chỉ số về sản xuất công nghiệp, xuất khẩu, tổng mức bán lẻ hàng hoá và doanh thu dịch vụ thương mại đều có mức tăng trưởng cao hơn so với cùng kỳ. Có được kết quả trên là nhờ các đơn vị, doanh nghiệp đã tập trung triển khai nhiều giải pháp thúc đẩy sản xuất cũng như kết nối, tiêu thụ sản phẩm hàng hoá.

Thị trường thời trang: Thương hiệu Việt phát triển bền vững
Giữa cao điểm kiểm tra về hàng giả, hàng nhái, gian lận thương mại, nhiều cửa hàng thời trang đóng cửa né tránh thì các thương hiệu Việt đóng trên địa bàn tỉnh Thanh Hóa vẫn duy trì hoạt động tốt. Đó là do các nhãn hàng thời trang Việt minh bạch thông tin, đảm bảo chất lượng nên đã tạo uy tín trên thị trường, được khách hàng ưu tiên lựa chọn.
Bình luận
Thông báo
Bạn đã gửi thành công.