ĐÀI PHÁT THANH VÀ TRUYỀN HÌNH THANH HÓA

Thanh Hoa Radio and Television
Đường dây nóng: 0237 3721150

Nhân rộng mô hình truyền thanh thông minh

Với sự phát triển của công nghệ thông tin và viễn thông, các địa phương trên địa bàn tỉnh đã dần chuyển đổi từ hệ thống truyền thanh truyền thống sang truyền thanh thông minh. Mô hình mới này đã thay đổi cơ bản cách thức vận hành hệ thống truyền thanh, khắc phục được nhược điểm về độ phủ sóng và đem lại hiệu quả tích cực trong công tác tuyên truyền.

21/10/2023 17:43

Thành Trực là một trong những xã đầu tiên của huyện Thạch Thành được lựa chọn áp dụng mô hình truyền thanh thông minh. Theo đó, xã được huyện hỗ trợ lắp đặt hệ thống truyền thanh thông minh gồm 7 cụm loa, bộ thu thông minh công nghệ IP, máy tính, phần mềm chuyển văn bản thành giọng đọc với tổng kinh phí 340 triệu đồng. Sau một thời gian khai thác, sử dụng, truyền thanh thông minh đã khẳng định nhiều ưu điểm so với phương thức truyền thanh truyền thống trước đây.  

Ông Bùi Đức Tuấn, Cán bộ văn hóa xã Thành Trực, huyện Thạch Thành, Thanh Hóa cho biết: "Hệ thống này nhờ phần mềm chuyển đổi văn bản sang giọng nói tự động giúp chúng tôi không phải mất nhiều thời gian ngồi đọc, thu âm bản tin rồi xử lý tạp âm trước khi phát sóng như trước. Khi ở nơi xa, vẫn có thể vận hành phát thông qua điện thoại thông minh".

Nhân rộng mô hình truyền thanh thông minh - Ảnh 2.

Nhân rộng mô hình truyền thanh thông minh - Ảnh 3.

Ông Quách Công Nam, Phó chủ tịch UBND xã Thành Trực, huyện Thạch Thành, Thanh Hóa

Ông Quách Công Nam, Phó chủ tịch UBND xã Thành Trực, huyện Thạch Thành, Thanh Hóa cho biết thêm: "Năm 2022 xã được đầu tư 7 cụm lo, địa bàn xã rộng do đó nhu cầu cần đầu tư thêm 3 cụm lo nữa. cuối năm 2023, UBND xã sẽ có nguồn  ngân sách để đầu tư thêm 3 cụm loa và hiện tại xã đã liên hệ vơi nhà lắp đặt, để đồng bộ hệ thống truyền thanh thanh minh để truyền tải nội dung tuyên truyền đến nhân dân một cách nhanh nhất".

Để nâng cao hiệu quả hoạt động của hệ thống truyền thanh trên địa bàn, năm 2022 huyện Thạch Thành đã triển khai thực hiện đề án "Nâng cao chất lượng hoạt động của hệ thống truyền thanh dựa trên ứng dụng công nghệ thông tin – viễn thông trên địa bàn huyện Thạch Thành đến năm 2025" với tổng kinh phí trên 4 tỷ đồng. Đến nay, huyện đã trích ngân sách hơn 1 tỷ đồng đầu tư hệ thống truyền thanh thông minh tại 16 xã trên địa bàn huyện. Nhờ có hệ thống truyền thanh thông minh, người dân kịp thời nắm bắt được nhiều thông tin về tình hình trong nước, địa phương, tiến bộ khoa học kỹ thuật cũng như nhiều thông tin hữu ích khác. Từ nay đến năm 2025 huyện sẽ tiếp tục đầu tư trang thiết bị ứng dụng công nghệ thông tin – viễn thông trong sản xuất, thu, phát sóng chương trình phát thanh đồng bộ bằng công nghệ kỹ thuật số, đầu tư trang thiết bị thu phát thông minh bằng công nghệ IP nhằm đồng bộ hệ thống truyền thanh thông minh từ huyện đến cơ sở. Qua đó, đảm bảo nhân dân ở tất cả các cụm dân cư trên địa bàn huyện đều được nghe phát thanh.

Nhân rộng mô hình truyền thanh thông minh - Ảnh 4.

Ông Vũ Văn Hồng, Chủ tịch UBND xã Thành Hưng, huyện Thạch Thành, Thanh Hóa cho biết hiệu quả của mô hình truyền thanh thông minh

Chỉ cần một chiếc máy tính có kết nối internet hoặc điện thoại thông minh và cài đặt phần mềm Truyền thanh thông minh, dù đang ở ngoài đường thì cán bộ văn hóa xã Thiệu Quang đã lập tức cho phát các nội dung quan trọng trên hệ thống loa truyền thanh. Với những ưu điểm như trên, truyền thanh thông minh đang dần thay thế hệ thống truyền thanh cũ ở xã Thiệu Quang và trên địa bàn huyện Thiệu Hóa. Đến nay, huyện Thiệu Hóa đã có 6 xã được đầu tư xây dựng hệ thống truyền thanh thông minh. Nhờ hệ thống loa truyền thanh ở các thôn mà người dân trong huyện đã lĩnh hội được nhiều thông tin hữu ích, đóng góp tích cực vào sự phát triển kinh tế - xã hội cũng như các phong trào của địa phương, nhất là phòng xây dựng nông thôn mới nâng cao.

Nhân rộng mô hình truyền thanh thông minh - Ảnh 6.

Nhân rộng mô hình truyền thanh thông minh - Ảnh 7.

Ông Nguyễn Quang Hòa, Phó phòng văn hóa huyện Thiệu Hóa, tỉnh Thanh Hóa chia sẻ: "Trong thời gian qua huyện Thiệu Hóa đã có 6 xã được đầu tư hệ thống truyền thanh thông minh, đã nâng cao hiệu quả tuyên truyền. Trong thời gian tới, huyện sẽ tiếp tục rà soát các xã chưa được đầu tư để tiếp tục đầu tư hệ thống truyền thanh thông minh phục vụ cho công tác tuyên truyền".

Theo Sở thông tin và truyền thông, đến nay, trên địa bàn tỉnh Thanh Hóa đã có có 57 đài truyền thanh cấp xã sử dụng đài truyền thanh thông minh. Trước đây, phát thanh thông qua sóng FM, thì nay, hệ thống truyền thanh thông minh sử dụng công nghệ IP để truyền và nhận bản tin qua mạng internet, sóng 3G/4G, không còn tình trạng bị chèn sóng, lẫn sóng hay chất lượng âm thanh kém. Đặc biệt, nhờ tích hợp công nghệ trí tuệ nhân tạo AI, phần mềm truyền thanh thông minh có thể tự động nhận dạng và chuyển văn bản sang giọng nói, chuyển tệp tin âm thanh để phát ra hệ thống loa mà không cần phát thanh viên thu âm. Một điểm quan trọng là hệ thống truyền thanh thông minh được điều khiển hoàn toàn trên máy tính, thiết bị di động, giúp lưu trữ và quản lý tốt các nội dung phát sóng. Nhờ vậy, việc phát các bản tin cũng linh hoạt, có thể lựa chọn phát tin tới từng cụm loa hoặc từng khu vực, góp phần hữu ích trong những trường hợp cần phát đi những thông báo khẩn cấp.  Với những ưu điểm và hiệu quả tích cực, các địa phương đang phối hợp với các đơn vị cung cấp để đầu tư thay thế, đưa hệ thống truyền thanh thông minh lan rộng ra toàn tỉnh. 

Ông Lê Văn Nam, Phó Giám đốc Sở Thông tin và Truyền thông Thanh Hóa cho biết về giải pháp nhân rộng mô hình truyền thanh thông minh

Công tác truyền thanh cơ sở luôn được các cấp, các ngành quan tâm vì đây là kênh thông tin quan trọng, có sức mạnh truyền tải thông tin đến với người dân trên diện phủ sóng rộng nhất, trực tiếp và nhanh nhất.  Tỉnh Thanh Hóa đặt mục tiêu đến năm 2030, chuyển đổi 100% đài truyền thanh cấp xã sang hệ thống truyền thanh thông minh, ứng dụng công nghệ thông tin – viễn thông. Để thực hiện mục tiêu đề ra, Sở Thông tin và Truyền thông đã  tham mưu cho UBND tỉnh Phê duyệt Đề án nâng cao hiệu quả hoạt động hệ thống thông tin cơ sở trên địa bàn tỉnh Thanh Hoá, giai đoạn 2023 – 2030. Việc triển khai Đề án sẽ lồng ghép các nguồn vốn để thực hiện đầu tư Đài truyền thanh cho các xã như nguồn vốn Chương trình mục tiêu quốc gia xây dựng nông thôn mới, Chương trình mục tiêu quốc gia giảm nghèo bền vững. Trong giai đoạn tiếp theo, Sở Thông tin và Truyền thông sẽ tiếp tục tham mưu cho Tỉnh ủy, UBND tỉnh triển khai hỗ trợ các xã trên địa bàn tỉnh xây dựng hệ thống đài truyền thanh thông minh nhằm góp phần chuyển đổi số hệ thống thông tin cơ sở trên địa bàn tỉnh. 

Nguồn: Chuyên mục Khoa học và Công nghệ ngày 20/10/2023

Ý kiến bạn đọc

Xem thêm bình luận
"Giải pháp phát triển khoa học và công nghệ phục vụ sự nghiệp công nghiệp hóa, hiện đại hóa; phát huy vai trò của đội ngũ trí thức để phục vụ phát triển kinh tế - xã hội trên địa bàn tỉnh đến năm 2030"

"Giải pháp phát triển khoa học và công nghệ phục vụ sự nghiệp công nghiệp hóa, hiện đại hóa; phát huy vai trò của đội ngũ trí thức để phục vụ phát triển kinh tế - xã hội trên địa bàn tỉnh đến năm 2030"

20:48 , 17/05/2024

Chiều 17/5, Sở Khoa học và Công nghệ phối hợp với Liên hiệp các Hội Khoa học và Kỹ thuật Thanh Hóa tổ chức Hội thảo "Giải pháp phát triển khoa học và công nghệ phục vụ sự nghiệp công nghiệp hóa, hiện đại hóa; phát huy vai trò của đội ngũ trí thức và định hướng ưu tiên trong thực hiện nhiệm vụ Khoa học và Công nghệ cấp tỉnh giai đoạn 2025 - 2030 để phục vụ phát triển kinh tế - xã hội trên địa bàn tỉnh đến năm 2030".

Hội thảo “Giải pháp lựa chọn, xác định, triển khai nhiệm vụ khoa học và công nghệ theo hướng ứng dụng, tập trung giải quyết các vấn đề thực tiễn, cấp thiết tại huyện Yên Định”

Hội thảo “Giải pháp lựa chọn, xác định, triển khai nhiệm vụ khoa học và công nghệ theo hướng ứng dụng, tập trung giải quyết các vấn đề thực tiễn, cấp thiết tại huyện Yên Định”

11:01 , 17/05/2024

Chiều ngày 16/5, Sở Khoa học và Công nghệ phối hợp với Liên hiệp các Hội Khoa học và Kỹ thuật Thanh Hóa, UBND huyện Yên Định tổ chức Hội thảo “Giải pháp lựa chọn, xác định, triển khai nhiệm vụ khoa học và công nghệ (KH&CN) theo hướng ứng dụng, tập trung giải quyết các vấn đề thực tiễn, cấp thiết tại huyện Yên Định”.

Doanh nghiệp ứng dụng công nghệ mới, nâng cao năng suất, chất lượng sản phẩm

Doanh nghiệp ứng dụng công nghệ mới, nâng cao năng suất, chất lượng sản phẩm

20:39 , 15/05/2024

Để nâng cao năng suất và chất lượng sản phẩm, nhiều doanh nghiệp trên địa bàn Thanh Hóa đã tích cực đầu tư đổi mới, ứng dụng khoa học và công nghệ nhằm nâng cao chất lượng sản phẩm, tạo sức cạnh tranh trên thị trường.

Nâng cao năng suất, chất lượng sản phẩm hàng hóa dựa trên nền tảng khoa học, công nghệ

Nâng cao năng suất, chất lượng sản phẩm hàng hóa dựa trên nền tảng khoa học, công nghệ

16:08 , 15/05/2024

Sáng ngày 15/5, Sở Khoa học và Công nghệ Thanh Hóa phối hợp với Trung tâm Thông tin - Truyền thông tiêu chuẩn đo lường chất lượng tổ chức Hội nghị tập huấn “Chương trình nâng cao năng suất, chất lượng sản phẩm, hàng hóa dựa trên nền tảng khoa học, công nghệ và đổi mới sáng tạo năm 2024”.

Số hóa hoạt động quản lý tàu cá và khai thác hải sản

Số hóa hoạt động quản lý tàu cá và khai thác hải sản

10:00 , 15/05/2024

Chuyển đổi số trong lĩnh vực thủy sản sẽ thay đổi phương thức sản xuất để đạt mục tiêu trở thành nghề cá hiện đại và cũng là giải pháp căn bản để hệ thống hóa dữ liệu quản lý tàu cá. Vì vậy, thời gian qua, tỉnh Thanh Hóa luôn chú trọng đến việc tuyên truyền, vận động ngư dân ứng dụng công nghệ vào khai thác, giúp nâng cao năng suất, chất lượng cho sản phẩm thủy sản.

Phong trào phát huy sáng kiến, cải tiến kỹ thuật tại Công đoàn Khu Kinh tế Nghi Sơn và các Khu công nghiệp tỉnh Thanh Hóa

Phong trào phát huy sáng kiến, cải tiến kỹ thuật tại Công đoàn Khu Kinh tế Nghi Sơn và các Khu công nghiệp tỉnh Thanh Hóa

17:36 , 14/05/2024

Những năm qua, Công đoàn Khu Kinh tế Nghi Sơn và các Khu công nghiệp tỉnh Thanh Hóa luôn quan tâm đẩy mạnh phong trào phát huy sáng kiến, cải tiến kỹ thuật, góp phần khơi dậy niềm đam mê của người lao động đồng thời tăng năng suất lao động và làm lợi cho các cơ quan, đơn vị doanh nghiệp trên địa bàn.

Ứng dụng công nghệ số  trong sản xuất nông nghiệp

Ứng dụng công nghệ số trong sản xuất nông nghiệp

17:30 , 14/05/2024

Xác định chuyển đổi số trong lĩnh vực nông nghiệp không những góp phần nâng cao chất lượng sản phẩm, tạo sự cạnh tranh mà còn là cơ hội để thay đổi tư duy sản xuất từ nhỏ lẻ, kém hiệu quả, thiếu chuỗi liên kết sang nền nông nghiệp tiên tiến, nhiều địa phương trên địa bàn tỉnh đã và đang tích cực đẩy mạnh ứng dụng chuyển đổi số, giúp nâng cao năng suất, tăng giá trị sản phẩm và bảo vệ môi trường.

Ứng dụng công nghệ số trong tiêu thụ, phát triển sản phẩm OCOP

Ứng dụng công nghệ số trong tiêu thụ, phát triển sản phẩm OCOP

19:49 , 11/05/2024

Nhằm nâng cao hiệu quả sản xuất, năng lực cạnh tranh và tham gia vào các chuỗi giá trị thị trường, thời gian gần đây, nhiều chủ thể sản xuất sản phẩm OCOP trên địa bàn tỉnh đã ứng dụng công nghệ số vào quá trình sản xuất, kinh doanh, tiêu thụ sản phẩm. Từ đó, góp phần nâng cao chất lượng, hiệu quả sản xuất, năng lực cạnh tranh, mở rộng thị trường tiêu thụ và nâng tầm sản phẩm OCOP.

Thanh Hóa: 100% cán bộ, công chức xử lý hồ sơ trên môi trường mạng

Thanh Hóa: 100% cán bộ, công chức xử lý hồ sơ trên môi trường mạng

19:42 , 11/05/2024

Tỉnh Thanh Hóa đang tập trung đẩy mạnh chuyển đối số trên cả 3 trụ cột chính là chính quyền số, kinh tế số và xã hội số. Trong đó, chính quyền số là trụ cột đầu tiên được xây dựng trên nền tảng chính quyền điện tử. Qua đó, góp phần xây dựng nền hành chính hiện đại, minh bạch, hiệu quả.

Hội thảo "Chuyển đổi xanh - Cơ hội và thách thức cho các doanh nghiệp tỉnh Thanh Hoá"

Hội thảo "Chuyển đổi xanh - Cơ hội và thách thức cho các doanh nghiệp tỉnh Thanh Hoá"

20:40 , 10/05/2024

Ngày 10/5, Liên hiệp các Hội Khoa học và kĩ thuật Thanh Hoá phối hợp với các đơn vị liên quan tổ chức Hội thảo khoa học "Chuyển đổi xanh - Cơ hội và thách thức cho các doanh nghiệp tỉnh Thanh Hoá".