Nhân rộng mô hình truyền thanh thông minh
Với sự phát triển của công nghệ thông tin và viễn thông, các địa phương trên địa bàn tỉnh đã dần chuyển đổi từ hệ thống truyền thanh truyền thống sang truyền thanh thông minh. Mô hình mới này đã thay đổi cơ bản cách thức vận hành hệ thống truyền thanh, khắc phục được nhược điểm về độ phủ sóng và đem lại hiệu quả tích cực trong công tác tuyên truyền.
Thành Trực là một trong những xã đầu tiên của huyện Thạch Thành được lựa chọn áp dụng mô hình truyền thanh thông minh. Theo đó, xã được huyện hỗ trợ lắp đặt hệ thống truyền thanh thông minh gồm 7 cụm loa, bộ thu thông minh công nghệ IP, máy tính, phần mềm chuyển văn bản thành giọng đọc với tổng kinh phí 340 triệu đồng. Sau một thời gian khai thác, sử dụng, truyền thanh thông minh đã khẳng định nhiều ưu điểm so với phương thức truyền thanh truyền thống trước đây.
Ông Bùi Đức Tuấn, Cán bộ văn hóa xã Thành Trực, huyện Thạch Thành, Thanh Hóa cho biết: "Hệ thống này nhờ phần mềm chuyển đổi văn bản sang giọng nói tự động giúp chúng tôi không phải mất nhiều thời gian ngồi đọc, thu âm bản tin rồi xử lý tạp âm trước khi phát sóng như trước. Khi ở nơi xa, vẫn có thể vận hành phát thông qua điện thoại thông minh".
Ông Quách Công Nam, Phó chủ tịch UBND xã Thành Trực, huyện Thạch Thành, Thanh Hóa cho biết thêm: "Năm 2022 xã được đầu tư 7 cụm lo, địa bàn xã rộng do đó nhu cầu cần đầu tư thêm 3 cụm lo nữa. cuối năm 2023, UBND xã sẽ có nguồn ngân sách để đầu tư thêm 3 cụm loa và hiện tại xã đã liên hệ vơi nhà lắp đặt, để đồng bộ hệ thống truyền thanh thanh minh để truyền tải nội dung tuyên truyền đến nhân dân một cách nhanh nhất".
Để nâng cao hiệu quả hoạt động của hệ thống truyền thanh trên địa bàn, năm 2022 huyện Thạch Thành đã triển khai thực hiện đề án "Nâng cao chất lượng hoạt động của hệ thống truyền thanh dựa trên ứng dụng công nghệ thông tin – viễn thông trên địa bàn huyện Thạch Thành đến năm 2025" với tổng kinh phí trên 4 tỷ đồng. Đến nay, huyện đã trích ngân sách hơn 1 tỷ đồng đầu tư hệ thống truyền thanh thông minh tại 16 xã trên địa bàn huyện. Nhờ có hệ thống truyền thanh thông minh, người dân kịp thời nắm bắt được nhiều thông tin về tình hình trong nước, địa phương, tiến bộ khoa học kỹ thuật cũng như nhiều thông tin hữu ích khác. Từ nay đến năm 2025 huyện sẽ tiếp tục đầu tư trang thiết bị ứng dụng công nghệ thông tin – viễn thông trong sản xuất, thu, phát sóng chương trình phát thanh đồng bộ bằng công nghệ kỹ thuật số, đầu tư trang thiết bị thu phát thông minh bằng công nghệ IP nhằm đồng bộ hệ thống truyền thanh thông minh từ huyện đến cơ sở. Qua đó, đảm bảo nhân dân ở tất cả các cụm dân cư trên địa bàn huyện đều được nghe phát thanh.
Ông Vũ Văn Hồng, Chủ tịch UBND xã Thành Hưng, huyện Thạch Thành, Thanh Hóa cho biết hiệu quả của mô hình truyền thanh thông minh
Chỉ cần một chiếc máy tính có kết nối internet hoặc điện thoại thông minh và cài đặt phần mềm Truyền thanh thông minh, dù đang ở ngoài đường thì cán bộ văn hóa xã Thiệu Quang đã lập tức cho phát các nội dung quan trọng trên hệ thống loa truyền thanh. Với những ưu điểm như trên, truyền thanh thông minh đang dần thay thế hệ thống truyền thanh cũ ở xã Thiệu Quang và trên địa bàn huyện Thiệu Hóa. Đến nay, huyện Thiệu Hóa đã có 6 xã được đầu tư xây dựng hệ thống truyền thanh thông minh. Nhờ hệ thống loa truyền thanh ở các thôn mà người dân trong huyện đã lĩnh hội được nhiều thông tin hữu ích, đóng góp tích cực vào sự phát triển kinh tế - xã hội cũng như các phong trào của địa phương, nhất là phòng xây dựng nông thôn mới nâng cao.
Ông Nguyễn Quang Hòa, Phó phòng văn hóa huyện Thiệu Hóa, tỉnh Thanh Hóa chia sẻ: "Trong thời gian qua huyện Thiệu Hóa đã có 6 xã được đầu tư hệ thống truyền thanh thông minh, đã nâng cao hiệu quả tuyên truyền. Trong thời gian tới, huyện sẽ tiếp tục rà soát các xã chưa được đầu tư để tiếp tục đầu tư hệ thống truyền thanh thông minh phục vụ cho công tác tuyên truyền".
Theo Sở thông tin và truyền thông, đến nay, trên địa bàn tỉnh Thanh Hóa đã có có 57 đài truyền thanh cấp xã sử dụng đài truyền thanh thông minh. Trước đây, phát thanh thông qua sóng FM, thì nay, hệ thống truyền thanh thông minh sử dụng công nghệ IP để truyền và nhận bản tin qua mạng internet, sóng 3G/4G, không còn tình trạng bị chèn sóng, lẫn sóng hay chất lượng âm thanh kém. Đặc biệt, nhờ tích hợp công nghệ trí tuệ nhân tạo AI, phần mềm truyền thanh thông minh có thể tự động nhận dạng và chuyển văn bản sang giọng nói, chuyển tệp tin âm thanh để phát ra hệ thống loa mà không cần phát thanh viên thu âm. Một điểm quan trọng là hệ thống truyền thanh thông minh được điều khiển hoàn toàn trên máy tính, thiết bị di động, giúp lưu trữ và quản lý tốt các nội dung phát sóng. Nhờ vậy, việc phát các bản tin cũng linh hoạt, có thể lựa chọn phát tin tới từng cụm loa hoặc từng khu vực, góp phần hữu ích trong những trường hợp cần phát đi những thông báo khẩn cấp. Với những ưu điểm và hiệu quả tích cực, các địa phương đang phối hợp với các đơn vị cung cấp để đầu tư thay thế, đưa hệ thống truyền thanh thông minh lan rộng ra toàn tỉnh.
Ông Lê Văn Nam, Phó Giám đốc Sở Thông tin và Truyền thông Thanh Hóa cho biết về giải pháp nhân rộng mô hình truyền thanh thông minh
Công tác truyền thanh cơ sở luôn được các cấp, các ngành quan tâm vì đây là kênh thông tin quan trọng, có sức mạnh truyền tải thông tin đến với người dân trên diện phủ sóng rộng nhất, trực tiếp và nhanh nhất. Tỉnh Thanh Hóa đặt mục tiêu đến năm 2030, chuyển đổi 100% đài truyền thanh cấp xã sang hệ thống truyền thanh thông minh, ứng dụng công nghệ thông tin – viễn thông. Để thực hiện mục tiêu đề ra, Sở Thông tin và Truyền thông đã tham mưu cho UBND tỉnh Phê duyệt Đề án nâng cao hiệu quả hoạt động hệ thống thông tin cơ sở trên địa bàn tỉnh Thanh Hoá, giai đoạn 2023 – 2030. Việc triển khai Đề án sẽ lồng ghép các nguồn vốn để thực hiện đầu tư Đài truyền thanh cho các xã như nguồn vốn Chương trình mục tiêu quốc gia xây dựng nông thôn mới, Chương trình mục tiêu quốc gia giảm nghèo bền vững. Trong giai đoạn tiếp theo, Sở Thông tin và Truyền thông sẽ tiếp tục tham mưu cho Tỉnh ủy, UBND tỉnh triển khai hỗ trợ các xã trên địa bàn tỉnh xây dựng hệ thống đài truyền thanh thông minh nhằm góp phần chuyển đổi số hệ thống thông tin cơ sở trên địa bàn tỉnh.
Ứng dụng công nghệ trong kinh doanh vận tải hành khách
Những năm gần đây, nhiều doanh nghiệp vận tải trên địa bàn tỉnh đã đẩy mạnh ứng dụng công nghệ trong công tác quản lý, điều hành, theo dõi phương tiện, lái xe khi tham gia vận tải cũng như việc phục vụ hành khách. Qua đó, góp phần nâng cao nâng cao năng lực cạnh tranh, tiết kiệm chi phí, tăng chất lượng dịch vụ và trải nghiệm của khách hàng.
Tuổi trẻ Thanh Hóa xung kích trong chuyển đổi số
Tích cực, chủ động, sáng tạo và nhạy bén với khoa học - công nghệ, thời gian qua, các cấp bộ Đoàn trong tỉnh Thanh Hóa đã và đang khẳng định vai trò tiên phong trong việc đẩy mạnh quá trình chuyển đổi số. Qua đó, góp phần đẩy mạnh chuyển đổi số trên địa bàn tỉnh ở cả 3 trụ cột: chính quyền số, kinh tế số và xã hội số.
Bảo tàng Thanh Hóa chuyển đổi số
Thời gian qua, bằng những giải pháp cụ thể, Bảo tàng tỉnh Thanh Hóa đã và đang từng bước số hóa hiện vật hiện đang lưu giữ. Từ đó, góp phần thu hút đông đảo công chúng đến tham quan, trải nghiệm.
Thanh Hóa tăng cường chuyển đổi số trong xây dựng nông thôn mới
Thực hiện chương trình chuyển đổi số trong xây dựng nông thôn mới, hướng tới Nông thôn mới thông minh giai đoạn 2021 - 2025, các địa phương trên địa bàn tỉnh Thanh Hóa đã triển khai nhiều mô hình, chương trình về chuyển đổi số ở nông thôn. Qua đó, từng bước chuyển đổi số toàn diện, góp phần phát triển kinh tế nông nghiệp, nông thôn, nâng cao chất lượng đời sống người dân.
Đẩy mạnh ứng dụng thương mại điện tử, nâng cao hiệu quả kinh doanh
Những năm gần đây nhiều đơn vị, cá nhân trên địa bàn tỉnh Thanh Hóa đã chủ động đổi mới, đầu tư nhiều giải pháp công nghệ, đẩy mạnh ứng dụng thương mại điện tử để góp phần làm thay đổi phương thức quản lý, điều hành, quy trình sản xuất, kinh doanh thực phẩm mang lại nhiều tiện ích.
Xây dựng nhãn hiệu cho các sản phẩm OCOP Thanh Hóa
Nhằm nâng cao giá trị của các sản phẩm OCOP, thời gian qua, bên cạnh việc đẩy mạnh phát triển các sản phẩm đặc trưng trong tỉnh, các chủ thể, doanh nghiệp, hợp tác xã đã tập trung đăng ký bảo hộ và quản lý hiệu quả quyền sở hữu trí tuệ cho các sản phẩm của mình. Nhờ đó, thương hiệu của các sản phẩm OCOP được duy trì và phát triển, đồng thời đã tiếp cận gần hơn với người tiêu dùng.
Việt Nam có 9 đại diện được vinh danh tại ASOCIO DX Award 2024
Tại Hội nghị ASOCIO Digital Summit 2024 diễn ra tại Nhật Bản, Giải thưởng ASOCIO DX Award 2024 đã được trao cho các tổ chức, doanh nghiệp và cá nhân có những đóng góp xuất sắc trong thúc đẩy chuyển đổi số. Việt Nam có 9 đơn vị được vinh danh tại Giải thưởng này.
Triển lãm ngành công nghiệp bán dẫn Việt Nam 2024 lần đầu tiên được tổ chức tại Việt Nam
Tại Trung tâm đổi mới sáng tạo quốc gia (NIC) cơ sở Hòa Lạc, Hà Nội vừa diễn ra Triển lãm ngành công nghiệp bán dẫn Việt Nam 2024. Chương trình được tổ chức với với chủ đề "Nâng tầm Việt Nam trong chuỗi cung ứng bán dẫn toàn cầu". Đây là điểm đến cho các doanh nghiệp hàng đầu trong lĩnh vực bán dẫn và công nghệ, thu hút sự quan tâm lớn từ giới đầu tư và các tổ chức quốc tế.
10 nhà khoa học trẻ xuất sắc được nhận Giải thưởng Quả Cầu Vàng 2024
Tại Hà Nội, Trung ương Đoàn phối hợp với Bộ Khoa học và Công nghệ tổ chức Lễ trao Giải thưởng Khoa học công nghệ Quả Cầu Vàng. Giải thưởng Khoa học công nghệ Quả Cầu Vàng được trao hằng năm cho tối đa 10 cá nhân là những tài năng trẻ không quá 35 tuổi.
Nghiên cứu khoa học công nghệ phục vụ mục tiêu đạt mức phát thải ròng bằng 0
Bộ Khoa học & Công nghệ vừa phê duyệt chương trình khoa học công nghệ cấp quốc gia giai đoạn đến năm 2030 "Nghiên cứu khoa học công nghệ phục vụ mục tiêu đạt mức phát thải ròng bằng 0 tại Việt Nam", nhằm phát triển công nghệ xanh, sạch, tuần hoàn; nghiên cứu phát triển và ứng dụng công nghệ thu hồi, tận dụng, lưu trữ carbon...
Bình luận
Thông báo
Bạn đã gửi thành công.