ĐÀI PHÁT THANH VÀ TRUYỀN HÌNH THANH HÓA

Thanh Hoa Radio and Television
Đường dây nóng: 0237 3721150

Những người "vác tù và hàng tổng" ở Mường Lát

Mường Lát là huyện vùng cao biên giới, giáp với nước bạn Lào, có đông đồng bào dân tộc thiểu số sinh sống. Trong những năm qua, cùng với sự chỉ đạo của cấp ủy, chính quyền, đội ngũ cán bộ thôn, bản trên địa bàn huyện đã phát huy tinh thần, trách nhiệm, uy tín của người đảng viên, gương mẫu, đi đầu, vận động nhân dân thực hiện tốt các chủ trương của Đảng, chính sách, pháp luật của Nhà nước, góp phần quan trọng vào sự nghiệp phát triển kinh tế - xã hội, đảm bảo quốc phòng - an ninh, nhanh chóng đưa Mường Lát thoát khỏi huyện nghèo vào năm 2030.

Tiến Dũng - Văn Tráng

17/04/2024 16:30

Bản Suối Tút nằm cách trung tâm xã Quang Chiểu, huyện Mường Lát hơn 11km. Cả bản có 26 hộ là người Dao. Trước đây, đời sống người dân gặp rất nhiều khó khăn.

Với vai trò là Bí thư Chi bộ, kiêm Trưởng bản Suối Tút, ông Tặng Văn Lai luôn đi đầu trong việc phát triển kinh tế, đẩy mạnh chuyển đổi diện tích đất canh tác kém hiệu quả sang trồng cây ăn quả và phát triển chăn nuôi. Hiện nay, gia đình ông đang trồng trên 1 ha cam, kết hợp chăn nuôi gà, dê, bò, mang lại thu nhập hàng trăm triệu đồng mỗi năm.

Những người "vác tù và hàng tổng" ở Mường Lát- Ảnh 1.

Từ hiệu quả của mô hình, ông Tặng Văn Lai đã tuyên truyền, hướng dẫn người dân trồng cây ăn quả. Đến nay, cả 26 hộ dân trong bản đã trồng cây ăn quả, với tổng diện tích trên 20 ha. Nhờ thay đổi tư duy sản xuất, tập quán canh tác nên nhiều hộ dân trong bản đã xóa được nghèo, góp phần nâng cao thu nhập, cải thiện đời sống. Ông Tặng Văn Lai, Bí thư Chi bộ, kiêm Trưởng bản Suối Tút, xã Quang Chiểu, huyện Mường Lát cho biết: "Bà con Nhân dân cùng với tôi trồng cây ăn quả như cây cam. Hiện tại cây đang phát triển, bà con rất phấn khởi". Anh Tặng Văn Sinh, bản Suối Tút, xã Quang Chiểu, huyện Mường Lát cũng chia sẻ: "Trưởng bản đưa bà con đi tập huấn rất nhiều nơi, tham quan các mô hình trồng cây ăn trái và tôi cũng áp dụng để trồng để phát triển kinh tế giảm nghèo cho chính bản thân".

Ông Hà Văn Thư, dân tộc Thái, Bí thư Chi bộ, kiêm Trưởng bản Xim, xã Quang Chiểu là người tiên phong, gương mẫu đi đầu vận động Nhân dân thực hiện có hiệu quả phong trào xây dựng nông thôn mới. Ông đã cùng với Ban quản lý bản vận động Nhân dân hiến đất, huy động nguồn lực, đóng góp công sức xây dựng các công trình giao thông. Đến nay, Nhân dân trong bản đã đóng góp được trên 450 triệu đồng, 55 hộ dân tham gia hiến đất, huy động được gần 2.300 ngày công làm được gần 5 km đường giao thông trục chính và các đường nối khu dân cư.

Những người "vác tù và hàng tổng" ở Mường Lát- Ảnh 2.

Với những nỗ lực của cá nhân ông Thư cùng cán bộ, đảng viên và bà con dân bản, đến cuối năm 2023, bản Xim, bản vùng cao biên giới của xã Quang Chiểu đã được công nhận đạt chuẩn nông thôn mới. Ông Hà Văn Thư, Bí thư Chi bộ, kiêm Trưởng bản Xim, xã Quang Chiểu, huyện Mường Lát cho biết: "Cương vị là Bí thư Chi bộ kiêm Trưởng bản, tôi luôn nêu cao tinh thần vận động tuyên truyền bà con Nhân dân. Thứ nhất là vận động bà con Nhân dân góp tiền góp của, hiến đất để xây dựng bản làng; vận động bà con Nhân dân nâng cao chất lượng cuộc sống như đi xuất khẩu lao động nước ngoài, tham gia các thị trường như Nhật Bản, Đài Loan, Hàn Quốc. Hiện nay diện mạo của bà con Nhân dân đã thay đổi rất rõ rệt".

Pù Nhi - xã vùng cao biên giới của huyện Mường Lát, có 15 km đường biên giới tiếp giáp với nước bạn Lào, 70% dân số của xã là đồng bào dân tộc Mông. Đời sống của người dân gặp nhiều khó khăn, tỷ lệ hộ nghèo và cận nghèo của xã chiếm trên 51%. Nhiều hủ tục lạc hậu vẫn còn ăn sâu, bám rễ trong đồng bào các dân tộc.

Những người "vác tù và hàng tổng" ở Mường Lát- Ảnh 3.

Để thay đổi tư duy sản xuất, tập quán canh tác, đẩy lùi các hủ tục lạc hậu, cấp ủy, chính quyền địa phương đã phát huy vai trò của những cán bộ thôn bản, là đảng viên, người có uy tín, gần dân, sát dân, biết tiếng đồng bào để tổ chức tuyên truyền, vận động người dân thay đổi tư duy, không trông chờ, ỷ lại, nâng cao tinh thần tự giác, phát huy tiềm năng, lợi thế của địa phương trong phát triển kinh tế và đẩy lùi các hủ tục lạc hậu. Đến nay, nhiều mô hình trong phát triển chăn nuôi, trồng trọt đã được người dân áp dụng vào sản xuất mang lại hiệu quả. Ông Chá Văn Dia, Bí thư Chi bộ, kiêm trưởng bản Pù Toong, xã Pù Nhi, huyện Mường Lát cho biết: "Chúng tôi ở cơ sở biết tiếng nên gần gũi, trong thì giao tiếp bà con cũng thấu hiểu, dễ dàng cho công tác tuyên truyền".

Mường Lát là huyện nghèo của cả nước, có trên 100 km đường biên giới giáp với nước bạn Lào, với 6 dân tộc anh em cùng chung sống. Những năm qua, đội ngũ cán bộ thôn bản, người có uy tín luôn là lực lượng nòng cốt, là cầu nối quan trọng giữa cấp ủy, chính quyền với Nhân dân, có nhiều đóng góp thiết thực trong các phong trào thi đua yêu nước và vận động quần chúng, đồng bào các dân tộc chấp hành tốt các chủ trương, chính sách của Đảng, pháp luật của Nhà nước, nhất là chủ trương, chính sách về công tác dân tộc. Họ là những người "vác tù và hàng tổng", không ngại khó khăn, gian khổ, bằng những việc làm cụ thể, luôn tiên phong, đi đầu trong phát triển kinh tế, xóa đói giảm nghèo, xây dựng nông thôn mới, động viên con cháu, đồng bào trong khu phố, thôn bản tăng cường quản lý bảo vệ rừng, tích cực lao động, sản xuất, chuyển đổi cơ cấu cây trồng, vật nuôi, từng bước xóa bỏ tập quán canh tác lạc hậu, góp phần xóa đói giảm nghèo tại địa phương. 

Những người "vác tù và hàng tổng" ở Mường Lát- Ảnh 4.

Bà Lương Thị Tiến, Phó Bí thư Thường trực xã Quang Chiểu, huyện Mường Lát cho biết: "Bí thư Chi bộ cũng như già làng, Trường bản là cán bộ nòng cốt ở thôn bản từ tiếp thu chủ trương đường lối của Đảng, chính sách pháp luật của Nhà nước, về cơ sở để tuyên truyền vận động ở bà con chấp hành các chủ trương đường lối của Đảng, chính sách pháp luật của Nhà nước và thực hiện công tác xây dựng nông thôn mới. Đối với Đảng bộ xã Quang Chiểu sẽ phấn đấu năm 2025 về đích nông thôn mới, chính vì vậy các đồng chí lãnh đạo xã, cũng như thôn bản tiếp tục tuyên truyền, vận động bà con Nhân dân hiến đất xây dựng nông thôn mới được thuận lợi hơn".

Đội ngũ cán bộ đảng viên, người có uy tín ở các thôn, bản trên địa bàn huyện Mường Lát đã phát huy vai trò, trách nhiệm của mình trong phong trào toàn dân bảo vệ an ninh tổ quốc, đảm bảo vùng biên, mốc giới. Họ đã tích cực vận động, giáo dục con cháu, cộng đồng trong việc bảo vệ, phát huy giá trị văn hóa dân tộc, xây dựng nếp sống mới, xây dựng gia đình văn hóa, làng bản văn hóa; giữ gìn, phát huy phong tục tập quán tốt đẹp và xóa bỏ những hủ tục lạc hậu, đặc biệt trong thực hiện việc cưới, việc tang và lễ hội truyền thống của các dân tộc. Trung tá Thao Văn Đua, Phó Bí thư Đảng ủy xã Pù Nhi, huyện Mường Lát cho biết: "Bí thư, Trưởng bản ở đây rất gương mẫu, luôn đi đầu, nắm chắc tư tưởng của quần chúng Nhân dân; khi những quần chúng có tư tưởng không thông hoặc bị các đối tượng xuyên tạc thì đi đến nơi và động viên gần gũi sát sao. Đảng viên, nhất là đội viên thiếu niên, các hội tổ chức đã tuyên truyền để làm tốt tư tưởng để mọi người nhận thức được việc làm trái mà các thế lực thù địch tuyên truyền vào".

Những người "vác tù và hàng tổng" ở Mường Lát- Ảnh 5.

Bí thư Chi bộ, Trưởng bản, người có uy tín có vai trò, vị thế rất lớn đối với bà con dân tộc thiểu số trên địa bàn dân cư. Tiếng nói, hành động của họ có tác dụng dẫn dắt, định hướng cho văn hoá ứng xử của cả cộng đồng nơi sinh sống. Đây là lực lượng đóng góp rất quan trọng vào sự nghiệp đại đoàn kết dân tộc, phát huy tinh thần làm chủ của Nhân dân, góp phần khai thác tiềm năng, thế mạnh của từng vùng, từng dân tộc để không ngừng phát triển kinh tế, xoá đói giảm nghèo, đảm bảo ổn định đời sống của đồng bào. Ông Triệu Minh Xiết, Phó Bí thư Thường trực Huyện ủy Mường Lát cho biết: "Các đồng chí luôn là những người gương mẫu, đi đầu thực hiện các chủ trương chính sách của Đảng, pháp luật của Nhà nước và thực hiện các mô hình phát triển kinh tế, thực hiện chủ trương, về thay đổi tư tưởng không trông chờ ỷ lại. Rất nhiều hộ trên địa bàn huyện đã có nhận thức tốt, tự nguyện xin ra khỏi hộ nghèo và tự vươn lên, thực hiện đúng tinh thần là vươn lên bằng khả năng chính đáng của mình để làm giàu".

Hiện nay, tỷ lệ hộ nghèo của huyện Mường Lát còn trên 38%, giảm được 18% so với năm 2021. Toàn huyện có 30 bản đạt chuẩn nông thôn mới. Đến năm 2030, huyện Mường Lát phấn đấu thoát khỏi huyện nghèo của cả nước.

Để hoàn thành mục tiêu đó, ngoài sự nỗ cố gắng của cấp ủy, chính quyền địa phương, thì những cán bộ, đảng viên, người có uy tín ở các thôn, bản có vai trò rất quan trọng trong việc đưa Nghị quyết của Đảng vào cuộc sống. Họ xứng đáng là những người mẫu mực được dân bản tin tưởng và làm theo.

Nguồn: Chuyên mục Đảng trong cuộc sống ngày 12/4/2024

Ý kiến bạn đọc

Xem thêm bình luận
Tiếp tục phát triển và nâng cao chất lượng tổ chức Đảng trong doanh nghiệp tư nhân

Tiếp tục phát triển và nâng cao chất lượng tổ chức Đảng trong doanh nghiệp tư nhân

14:42 , 21/04/2024

Xác định vai trò quan trọng của doanh nghiệp tư nhân đối với sự phát triển kinh tế - xã hội của đất nước, từ năm 1996 đến nay, Đảng ta đã ban hành nhiều văn bản quan trọng về công tác xây dựng Đảng trong doanh nghiệp.

Lan tỏa mạnh mẽ thông điệp "Tự hào một dải non sông"

Lan tỏa mạnh mẽ thông điệp "Tự hào một dải non sông"

23:18 , 18/04/2024

Cuối năm 2023, Trung ương Đoàn Thanh niên Cộng sản Hồ Chí Minh đã phát động cuộc vận động "Tự hào một dải non sông" nhằm nâng cao ý thức về chủ quyền quốc gia, dân tộc bằng hành động cụ thể là treo bản đồ Việt Nam tại cơ quan, phòng làm việc, phòng học, sinh hoạt của các cấp Đoàn viên, thanh, thiếu nhi trong và ngoài nước. Bằng sức trẻ và sự sáng tạo, tuổi trẻ Thanh Hóa đã hưởng ứng cuộc vận động qua những phần việc, công trình ý nghĩa, để từ đó thắp sáng tình yêu Tổ quốc, lòng tự tôn dân tộc trong mỗi Đoàn viên và lan tỏa cho cả cộng đồng.

Ra mắt cuốn sách "Điện Biên Phủ - Lịch sử và ký ức"

Ra mắt cuốn sách "Điện Biên Phủ - Lịch sử và ký ức"

23:18 , 18/04/2024

Hướng tới kỷ niệm 70 năm Chiến thắng Điện Biên Phủ (7/5/1954 – 7/5/2024), Nhà xuất bản Quốc gia Sự Thật vừa cho ra mắt cuốn sách "Điện Biên Phủ - Lịch sử và ký ức", tuyển chọn các bài viết phân tích, đánh giá sâu sắc về Chiến dịch Điện Biên Phủ của các tướng lĩnh có mặt trực tiếp, chỉ huy, tham gia Chiến dịch; các nhà khoa học, nhà bình luận quân sự, nhà văn, nhà báo ở trong và ngoài nước.

Phát triển đảng viên vùng đồng bào có đạo

Phát triển đảng viên vùng đồng bào có đạo

10:46 , 17/04/2024

Trên địa bàn tỉnh Thanh Hóa hiện có gần 160.000 đồng bào Công giáo, sinh hoạt ở 79 giáo xứ, khoảng 350 giáo họ, cộng đoàn, điểm nhóm. Thực hiện Quy định số 06 ngày 28/8/2018 của Bộ Chính trị về "Một số điểm về kết nạp đảng viên đối với người theo tôn giáo và đảng viên là người theo tôn giáo tham gia sinh hoạt tôn giáo", công tác bồi dưỡng, xây dựng lực lượng nòng cốt công giáo để tạo nguồn kết nạp Đảng được các cấp ủy Đảng trong tỉnh quan tâm; bảo đảm chặt chẽ về điều kiện, tiêu chuẩn, nguyên tắc, thủ tục, quy định của Đảng. Từ đó góp phần xây dựng tổ chức Đảng vùng Công giáo vững mạnh, tạo mối quan hệ đoàn kết lương giáo, chung sức đồng lòng, thi đua yêu nước, thực hiện thắng lợi nhiệm vụ phát triển kinh tế - xã hội, đảm bảo quốc phòng - an ninh ở địa phương.

Xây dựng Nông thôn mới - Kiến tạo những vùng quê đáng sống

Xây dựng Nông thôn mới - Kiến tạo những vùng quê đáng sống

07:52 , 17/04/2024

Năm 2023, dưới sự lãnh, chỉ đạo kịp thời, sát sao của Tỉnh ủy, Hội đồng Nhân dân, Ủy ban Nhân dân tỉnh và Ban Chỉ đạo các Chương trình mục tiêu Quốc gia tỉnh, sự nỗ lực của các cấp các ngành, cộng đồng doanh nghiệp và các tầng lớp Nhân dân; sự quan tâm lãnh đạo, chỉ đạo của Trung ương, của các ban, bộ, ngành và sự hợp tác, chia sẻ của các tỉnh, thành bạn, chương trình Mục tiêu quốc gia xây dựng nông thôn mới trên địa bàn tỉnh Thanh Hóa tiếp tục đạt được những kết quả quan trọng. Chất lượng của các xã được công nhận đạt chuẩn nông thôn mới nâng cao, nông thôn mới kiểu mẫu được nâng lên. Sự quyết tâm của cả hệ thống chính trị, sự đồng lòng của các tầng lớp Nhân dân đã góp phần tạo dựng nên những miền quê đáng sống.

Khó vạn lần dân liệu cũng xong

Khó vạn lần dân liệu cũng xong

10:26 , 15/04/2024

Thực hiện chương trình mục tiêu Quốc gia xây dựng Nông thôn mới giai đoạn 2021 -2025, huyện Triệu Sơn lựa chọn phát triển hạ tầng giao thông nông thôn là khâu đột phá. Tuy nhiên, để thực hiện khâu đột phá này, khó khăn lớn nhất là việc giải phóng mặt bằng để mở rộng đường giao thông, bởi liên quan đến nhiều hộ dân, với diện tích đất lớn, nếu đền bù theo quy định thì sẽ không có khả năng cân đối tài chính. Nhằm tháo gỡ khó khăn này, ngày 22/7/2022, Ban Chấp hành Đảng bộ huyện Triệu Sơn đã ban hành Nghị quyết số 12 về tăng cường công tác lãnh đạo, chỉ đạo của cấp ủy đối với vận động Nhân dân hiến đất, để mở rộng đường giao thông nông thôn trên địa bàn huyện Triệu Sơn. Chỉ sau chưa đầy 2 năm, Nghị quyết đã đi sâu vào đời sống, được đông đảo cán bộ, Đảng viên và Nhân dân đồng tình hưởng ứng, tạo nên một phong trào mạnh mẽ trên địa bàn toàn huyện góp phần thúc đẩy chương trình xây dựng Nông thôn mới ở địa phương.

90 năm Đảng bộ huyện Vĩnh Lộc - Thành tựu tự hào, truyền thống vẻ vang

90 năm Đảng bộ huyện Vĩnh Lộc - Thành tựu tự hào, truyền thống vẻ vang

20:21 , 14/04/2024

Cách đây 90 năm, ngày 16 tháng 4 năm 1934, Tỉnh uỷ Thanh Hoá quyết định thành lập Chi bộ Đảng Cộng sản ghép Vĩnh Lộc - Thạch Thành, tiền thân của Đảng bộ huyện Vĩnh Lộc ngày nay. 90 năm qua, Đảng bộ huyện Vĩnh Lộc không ngừng lớn mạnh cả về chính trị, tư tưởng và tổ chức; lãnh đạo, chỉ đạo thực hiện có hiệu quả nhiệm vụ phát triển KT-XH, QP-AN trên địa bàn, đóng góp tích cực vào sự nghiệp cách mạng của quê hương, đất nước.

Phát huy vai trò của tổ chức cơ sở Đảng trong doanh nghiệp Thanh Hóa

Phát huy vai trò của tổ chức cơ sở Đảng trong doanh nghiệp Thanh Hóa

20:35 , 12/04/2024

Chiều ngày 12/4, Trường Chính trị tỉnh và Hiệp hội doanh nghiệp tỉnh Thanh Hóa đã tổ chức tọa đàm khoa học và ký kết chương trình phối hợp về "Nghiên cứu giải pháp xây dựng, phát huy vai trò của tổ chức cơ sở Đảng trong doanh nghiệp ở Thanh Hóa hiện nay". Tham dự chương trình có đại diện lãnh đạo Ban Tổ chức Tỉnh ủy, Đảng ủy khối Cơ quan và Doanh nghiệp tỉnh, Liên đoàn thương mại và công nghiệp Việt Nam chi nhánh Thanh Hóa - Ninh Bình.

Huyện Vĩnh Lộc phát huy vai trò của Mặt trận tổ quốc trong xây dựng nông thôn mới

Huyện Vĩnh Lộc phát huy vai trò của Mặt trận tổ quốc trong xây dựng nông thôn mới

21:41 , 11/04/2024

Nghị quyết Đại hội Đảng bộ huyện Vĩnh Lộc lần thứ 26, nhiệm kỳ 2020 – 2025 đã đề ra mục tiêu: đến năm 2025 có 58,3% số xã đạt nông thôn mới nâng cao; 33,27% xã đạt nông thôn mới kiểu mẫu; 21,79% thôn đạt thôn kiểu mẫu. Từ đầu nhiệm kỳ đến nay, cả hệ thống chính trị và các tầng lớp Nhân dân trong huyện đã tập trung nỗ lực để thực hiện mục tiêu này; trong đó, Mặt trận Tổ quốc các cấp đóng vai trò quan trọng trong việc tập hợp, đoàn kết, phát huy sức mạnh khối đại đoàn kết toàn dân để xây dựng Nông thôn mới.

Cuốn sách của Tổng Bí thư Nguyễn Phú Trọng – Tài liệu quý cho hoạt động ngoại giao Việt Nam

Cuốn sách của Tổng Bí thư Nguyễn Phú Trọng – Tài liệu quý cho hoạt động ngoại giao Việt Nam

10:15 , 11/04/2024

Vận dụng sáng tạo Chủ nghĩa Mác - Lê nin, Tư tưởng ngoại giao Hồ Chí Minh và phát huy truyền thống, bản sắc ngoại giao hòa hiếu, giàu tính nhân văn của dân tộc, đường lối đối ngoại của Đảng ta luôn được phát triển và hoàn thiện qua từng giai đoạn cách mạng. Quan điểm nhất quán trong đường lối đối ngoại của Đảng ta được đúc kết sâu sắc và thể hiện rõ nét trong cuốn sách "Xây dựng và phát triển nền đối ngoại, ngoại giao Việt Nam toàn diện, hiện đại, mang đậm bản sắc "cây tre Việt Nam"" của Tổng Bí thư Nguyễn Phú Trọng. Cuốn sách chính là tư liệu quý, là kim chỉ nam cho hoạt động đối ngoại, ngoại giao của Việt Nam trong thời kỳ hội nhập quốc tế sâu rộng hiện nay.