ĐÀI PHÁT THANH VÀ TRUYỀN HÌNH THANH HÓA

Thanh Hoa Radio and Television
Đường dây nóng: 0237 3721150

Thanh Hóa thực hiện Chương trình Mục tiêu Quốc gia giảm nghèo bền vững

Thực hiện Quyết định số 90 của Chính phủ phê duyệt Chương trình mục tiêu quốc gia giảm nghèo bền vững giai đoạn 2021 – 2025, ngày 13/7/2022, Hội đồng nhân dân tỉnh Thanh Hóa đã ban hành Nghị quyết số 257 quy định nguyên tắc, tiêu chí, định mức phân bổ vốn ngân sách Trung ương và tỷ lệ vốn đối ứng của ngân sách địa phương thực hiện Chương trình mục tiêu quốc gia giảm nghèo bền vững trên địa bàn tỉnh. Sau 1 năm triển khai Nghị quyết số 257, các ngành, địa phương trong tỉnh đã triển khai nhiều giải pháp thiết thực, hiệu quả, phù hợp với điều kiện thực tế của địa phương, từ đó góp phần thúc đẩy phát triển kinh tế - xã hội trên địa bàn, giúp các hộ nghèo có thêm động lực và điều kiện để vươn lên thoát nghèo.

Cẩm Thơ – Lê Quang

24/05/2023 09:29

Chương trình mục tiêu quốc gia giảm nghèo bền vững giai đoạn 2021 – 2025 có mục tiêu tổng quát thực hiện giảm nghèo đa chiều, bao trùm, bền vững, hạn chế tái nghèo và phát sinh nghèo; hỗ trợ người nghèo, hộ nghèo vượt lên mức sống tối thiểu, tiếp cận các dịch vụ xã hội cơ bản theo chuẩn nghèo đa chiều quốc gia, nâng cao chất lượng cuộc sống; hỗ trợ các huyện nghèo, xã đặc biệt khó khăn vùng bãi ngang, ven biển và hải đảo thoát khỏi tình trạng nghèo, đặc biệt khó khăn. 

Thanh Hóa thực hiện Chương trình Mục tiêu Quốc gia giảm nghèo bền vững - Ảnh 2.

Trên cơ sở Quyết định số 90 của Thủ tướng Chính phủ và Nghị quyết 257 của Hội đồng nhân dân tỉnh Thanh Hóa, các cấp, các ngành, các địa phương trên địa bàn tỉnh đã tích cực triển khai 7 nhóm dự án gồm: Hỗ trợ đầu tư phát triển hạ tầng kinh tế - xã hội các huyện nghèo, xã đặc biệt khó khăn vùng bãi ngang, ven biển và hải đảo; đa dạng hóa sinh kế và phát triển mô hình giảm nghèo; hỗ trợ phát triển sản xuất, cải thiện dinh dưỡng; phát triển giáo dục nghề nghiệp, việc làm bền vững; hỗ trợ nhà ở cho hộ nghèo, hộ cận nghèo trên địa bàn huyện nghèo; truyền thông và giảm nghèo về thông tin; dự án nâng cao năng lực và giám sát, đánh giá chương trình.

Thanh Hóa thực hiện Chương trình Mục tiêu Quốc gia giảm nghèo bền vững - Ảnh 3.

Với nguyên tắc đầu tư có trọng tâm, trọng điểm và bền vững, nhóm dự án hỗ trợ đầu tư phát triển hạ tầng kinh tế - xã hội đang được tỉnh Thanh Hóa triển khai thực hiện tại các huyện nghèo, xã đặc biệt khó khăn. Từ năm 2022 đến nay, trên địa bàn tỉnh thực hiện 59 dự án phát triển hạ tầng kinh tế - xã hội tại huyện nghèo, 11 dự án tại các xã đặc biệt khó khăn vùng bãi ngang ven biển, hải đảo và 16 công trình, dự án sử dụng vốn sự nghiệp để duy tu bảo dưỡng. Đến nay toàn tỉnh đã giải ngân được 52,43% số vốn trung ương giao, với khoảng 149.000 người được hưởng lợi từ các dự án.

Thanh Hóa thực hiện Chương trình Mục tiêu Quốc gia giảm nghèo bền vững - Ảnh 4.

Ông Nguyễn Văn Thảo, Phó Chủ tịch Ủy ban nhân dân xã Thạch Quảng, huyện Thạch Thành

Ông Nguyễn Văn Thảo, Phó Chủ tịch Ủy ban nhân dân xã Thạch Quảng, huyện Thạch Thành cho biết: "Hiện nay, xã Thạch Quảng còn 1 thôn thuộc 135. Nhà nước cũng đang hỗ trợ nhà văn hóa và đường giao thông. Toàn xã hiện còn 73 hộ nghèo, 85 hộ cận nghèo. Xã xác định năm 2023 sẽ giảm tiếp 12 hộ nghèo, 12 hộ cận nghèo.

Bên cạnh hỗ trợ đầu tư phát triển hạ tầng kinh tế - xã hội, tỉnh Thanh Hóa  tập trung hỗ trợ hộ nghèo, hộ cận nghèo phát triển sản xuất, đa dạng hóa sinh kế và nhân rộng các mô hình giảm nghèo hiệu quả. Thực hiện dự án này, các hộ nghèo, cận nghèo được hỗ trợ giống, vật nuôi, cây trồng có giá trị kinh tế, được tập huấn kỹ thuật để áp dụng vào sản xuất nhằm đạt mục tiêu giảm nghèo bền vững. 

Thanh Hóa thực hiện Chương trình Mục tiêu Quốc gia giảm nghèo bền vững - Ảnh 5.

Nhiều hộ nghèo đã thay đổi tập quán, thói quen canh tác lạc hậu trước đây, mạnh dạn chuyển đổi cơ cấu cây trồng, vật nuôi và áp dụng các tiến bộ khoa học kỹ thuật vào sản xuất, đem lại hiệu quả kinh tế và giá trị thu nhập cao hơn. Ông Trần Văn Quyết, Bí thư Chi bộ, trưởng thôn Xuân Hợp, xã Xuân Bình, huyện Như Xuân cũng cho biết trước đây thâm canh làm lúa, ngô, nương rẫy, hiệu quả kinh tế kém, giờ chuyển sang cây công nghiệp từ đó giảm nghèo. Bà con thấy hiệu quả kinh tế cao nên đều theo học cách làm ăn, để giảm được nghèo.

Trong 3 trụ cột giảm nghèo bền vững, giáo dục nghề nghiệp đóng vai trò rất quan trọng, theo đúng phương châm "hỗ trợ cần câu hiệu quả hơn hỗ trợ con cá". Thực hiện mục tiêu này, giai đoạn 2021 - 2025, tỉnh Thanh Hóa được phân bổ  99,4 tỷ đồng từ nguồn vốn của Chương trình mục tiêu quốc gia giảm nghèo bền vững để đầu tư cho trường Cao đẳng nghề Nghi Sơn và trường Trung cấp nghề Nga Sơn, giúp các trường nâng cao năng lực đào tạo và thực hiện các chính sách hỗ trợ đào tạo nghề cho người nghèo.

Thanh Hóa thực hiện Chương trình Mục tiêu Quốc gia giảm nghèo bền vững - Ảnh 6.

Năm học này, trường Trung cấp nghề Nga Sơn có tổng số 860 học sinh, với 7 mã ngành nghề đào tạo hệ Trung cấp, gồm: Điện công nghiệp và dân dụng; Hàn công nghệ cao; Vận hành kỹ thuật máy lạnh và điều hòa không khí; May và thiết kế thời trang; Nghiệp vụ nhà hàng; Chế biến món ăn và Chăn nuôi thú y. Để góp phần nâng cao chất lượng đào tạo nghề, cuối năm 2022, trường Trung cấp nghề Nga Sơn được thực hiện Dự án xây dựng, cải tạo, sữa chữa, bảo dưỡng các hạng mục công trình, nhà xưởng thực hành, ký túc xá; Các công trình phục vụ sinh hoạt, tập luyện cho học sinh, sinh viên và mua sắm máy móc, thiết bị, phương tiện đào tạo. Đến nay, nhà trường đang khẩn trương phối hợp với các ngành có liên quan hoàn thiện thủ tục trình, phê duyệt Dự án.

Thạc sĩ Trương Hoàng Giang, Phó Hiệu trưởng trường Trung cấp nghề Nga Sơn cho biết: "Dự án phát triển giáo dục nghề nghiệp được thực hiện là một trong những tiền đề thuận lợi trong nâng cao chất lượng nguồn nhân lực của huyện cũng như của tỉnh. Đây cũng là tiền đề để nhà trường xây dựng trường chất lượng cao và nâng cấp thành trường Cao đẳng".

Thanh Hóa thực hiện Chương trình Mục tiêu Quốc gia giảm nghèo bền vững - Ảnh 7.

Cùng với đào tạo nghề, thì hỗ trợ việc làm bền vững cũng góp phần quan trọng trong công tác giảm nghèo. Xác định được điều đó, những năm qua tỉnh Thanh Hóa luôn quan tâm làm tốt công tác tư vấn, định hướng nghề nghiệp gắn với đào tạo nghề, giải quyết việc làm cho người lao động. Trong năm 2022, toàn tỉnh đã giải quyết việc làm mới cho gần 59.900 lao động, trong đó đưa hơn 11.700 lao động đi làm việc ở nước ngoài theo hợp đồng, tổ chức thành công 41 phiên giao dịch việc làm.

Với sự vào cuộc quyết liệt, kịp thời tháo gỡ những khó khăn, vướng mắc, việc thực hiện Chương trình mục tiêu quốc gia giảm nghèo bền vững giai đoạn 2021-2023 tại tỉnh Thanh Hóa đã  đạt được những kết quả bước đầu rất quan trọng; một số mục tiêu, chỉ tiêu vượt so với kế hoạch đề ra hàng năm. Đến năm 2022, toàn tỉnh đã giảm được gần 17.800 hộ nghèo, tỷ lệ hộ nghèo giảm còn 4,99%, vượt 0,29% so với chỉ tiêu Nghị quyết Hội đồng nhân dân tỉnh đã đề ra. Để đạt được kết quả này, cấp ủy, chính quyền các địa phương đã tăng cường công tác lãnh đạo, chỉ đạo, phát huy vai trò chủ động của cấp xã, cộng đồng thôn, bản trong việc quản lý, giám sát đầu tư, khai thác, sử dụng các công trình cơ sở hạ tầng quy mô nhỏ và các dự án, nguồn vốn hỗ trợ phát triển sản xuất. 

Thanh Hóa thực hiện Chương trình Mục tiêu Quốc gia giảm nghèo bền vững - Ảnh 8.

Ông Ngô Sỹ Tâm, Bí thư Đảng ủy xã Trung Sơn, huyện Quan Hóa

Ông Ngô Sỹ Tâm, Bí thư Đảng ủy xã Trung Sơn, huyện Quan Hóa cho biết: "Sau khi tiếp cận nguồn vốn vay, đời sống Nhân dân từng bước cải thiện, người dân đã biết áp dụng khoa học kỹ thuật vào chăn nuôi, sản xuất, đặc biệt trong sản xuất nông lâm nghiệp của địa phương. Đây là chủ trương hết sức đúng đắn của Đảng, Chính phủ đưa đến đồng bào dân tộc thiểu số"

Chương trình mục tiêu quốc gia giảm nghèo bền vững giai đoạn 2023 – 2025 đề ra mục tiêu: tỷ lệ hộ nghèo giảm bình quân hàng năm từ 1,5% trở lên, trong đó tỷ lệ hộ nghèo đồng bào dân tộc thiểu số giảm bình quân hằng năm 3% trở lên. Mặc dù đã đạt được những kết quả đáng khích lệ, nhưng so với mục tiêu đề ra, nhiệm vụ còn lại cùa chương trình là rất lớn. Do vậy thời gian tới, tỉnh Thanh Hóa tiếp tục xác định giải pháp then chốt là phải tập trung nâng cao hiệu quả công tác lãnh đạo, chỉ đạo của cấp ủy, chính quyền trong thực hiện chương trình. Đẩy mạnh tuyên truyền nhằm khơi dậy ý chí nỗ lực vươn lên và xóa bỏ tư tưởng trông chờ ý lại của hộ nghèo, hộ cận nghèo. Đồng thời, tập trung nguồn lực để đầu tư phát triển hạ tầng kinh tế xã hội; đẩy mạnh phát triển sản xuất, tăng thu nhập, cải thiện đời sống nhân dân; triển khai thực hiện kịp thời, đầy đủ các nội dung của dự án, tiểu dự án thành phần thuộc Chương trình mục tiêu quốc gia Giảm nghèo bền vững hàng năm.

Thanh Hóa thực hiện Chương trình Mục tiêu Quốc gia giảm nghèo bền vững - Ảnh 9.

 

Nguồn: CM đưa Nghị quyết vào cuộc sống ngày 18.5.2023

Ý kiến bạn đọc

Xem thêm bình luận
Việt Nam bác bỏ những nhận định không khách quan trong Báo cáo tự do tôn giáo quốc tế năm 2024

Việt Nam bác bỏ những nhận định không khách quan trong Báo cáo tự do tôn giáo quốc tế năm 2024

09:55 , 15/05/2024

Mới đây, tại cuộc họp báo thường kỳ của Bộ Ngoại giao, Người phát ngôn Bộ Ngoại giao Việt Nam Phạm Thu Hằng cho biết, Việt Nam bác bỏ những nhận định không khách quan, mang tính định kiến và không chính xác về tình hình thực tế tại Việt Nam được nêu trong Báo cáo tự do tôn giáo quốc tế năm 2024 của Ủy ban Tự do Tôn giáo Hoa Kỳ.

Việt Nam là thành viên trách nhiệm của Hội đồng Nhân quyền Liên hợp quốc

Việt Nam là thành viên trách nhiệm của Hội đồng Nhân quyền Liên hợp quốc

09:52 , 15/05/2024

Kể từ khi chính thức trúng cử thành viên Hội đồng Nhân quyền Liên hợp quốc vào năm 2022 đến nay, Việt Nam đã có 6 sáng kiến nổi bật tại 3 khóa họp thường kỳ, ghi dấu những đóng góp trách nhiệm của Việt Nam vào sự đảm bảo quyền con người chung trên toàn thế giới.

Huyện uỷ Vĩnh Lộc cập nhật kiến thức bảo vệ nền tảng tư tưởng của Đảng, đấu tranh phản bác các quan điểm sai trái thù địch

Huyện uỷ Vĩnh Lộc cập nhật kiến thức bảo vệ nền tảng tư tưởng của Đảng, đấu tranh phản bác các quan điểm sai trái thù địch

16:02 , 13/05/2024

Sáng 13/5, Huyện uỷ Vĩnh Lộc, Ban chỉ đạo 35 huyện đã tổ chức hội nghị cập nhật kiến thức bảo vệ nền tảng tư tưởng của Đảng, đấu tranh phản bác các quan điểm sai trái thù địch, năm 2024 cho các đồng chí thành viên Ban Chỉ đạo 35 huyện; Báo cáo viên, Cộng tác viên dư luận xã hội; Bí thư, phó bí thư Đảng ủy, chủ tịch UBND, Trưởng công an các xã, thị trấn. Cán bộ, đảng viên thuộc Đảng bộ, Chi bộ trực thuộc Huyện uỷ.

Vai trò lãnh đạo của Đảng trong Chiến dịch Điện Biên Phủ và bài học cho hôm nay

Vai trò lãnh đạo của Đảng trong Chiến dịch Điện Biên Phủ và bài học cho hôm nay

17:35 , 09/05/2024

Chiến thắng Điện Biên Phủ "lừng lẫy năm châu, chấn động địa cầu" đã ghi vào lịch sử dân tộc như một Bạch Đằng, một Chi Lăng hay một Đống Đa trong thế kỷ XX. Đây là thành quả của nhiều nhân tố, trong đó có đường lối lãnh đạo đúng đắn của Trung ương Ðảng, Tổng Quân ủy, trực tiếp là Ðảng ủy, Bộ Chỉ huy Mặt trận Ðiện Biên Phủ. Đặc biệt, chiến dịch này đã để lại nhiều bài học quý báu, trong đó có bài học về vai trò lãnh đạo của Đảng, với những giá trị lý luận và thực tiễn sâu sắc cho đến hôm nay.

Xây dựng tổ chức Đảng trong doanh nghiệp

Xây dựng tổ chức Đảng trong doanh nghiệp

20:19 , 08/05/2024

Những năm qua, công tác phát triển Đảng, đoàn thể luôn được nhiều doanh nghiệp doanh nghiệp trên địa bàn tỉnh quan tâm. Qua đó, tổ chức cơ sở Đảng trong doanh nghiệp đã phát huy được vai trò, vị trí, đóng góp vào sự phát triển ổn định, bền vững của doanh nghiệp, tạo môi trường làm việc lành mạnh, đoàn kết, nâng cao chất lượng và hiệu quả sản xuất, kinh doanh.

Việt Nam luôn quan tâm thúc đẩy và bảo vệ quyền con người, quyền công dân

Việt Nam luôn quan tâm thúc đẩy và bảo vệ quyền con người, quyền công dân

17:12 , 08/05/2024

Ngày 22/4, Bộ Ngoại giao Mỹ công bố Báo cáo nhân quyền 2023 trong đó có một số nội dung cho rằng "chính quyền Việt Nam vẫn không có tiến bộ về nhân quyền". Trước vấn đề này, Bộ Ngoại giao Việt Nam khẳng định: Báo cáo nhân quyền thường niên của Bộ Ngoại giao Mỹ chưa khách quan, dựa trên những thông tin không chính xác về tình hình thực tế ở Việt Nam. Chính sách nhất quán của Việt Nam là thúc đẩy và bảo vệ quyền con người, trong đó coi con người là trung tâm, là động lực của quá trình đổi mới và công cuộc phát triển đất nước. Trên thực tế, quan điểm này đã được Đảng, Nhà nước ta nỗ lực hiện thực hoá bằng nhiều chủ trương, chính sách và hành động cụ thể, thiết thực, mang lại những đổi thay to lớn trong đời sống của người dân.

Hãy cùng nhau kề vai, sát cánh, tiếp tục lập nên những kỳ tích "Điện Biên Phủ mới"*

Hãy cùng nhau kề vai, sát cánh, tiếp tục lập nên những kỳ tích "Điện Biên Phủ mới"*

10:46 , 07/05/2024

(Chinhphu.vn) - Cổng Thông tin điện tử Chính phủ trân trọng giới thiệu Diễn văn do đồng chí Phạm Minh Chính, Ủy viên Bộ Chính trị, Thủ tướng Chính phủ trình bày tại Lễ kỷ niệm 70 năm Chiến thắng Điện Biên Phủ (1954-2024).

Đoàn kết công nhân – Triển khai Nghị quyết

Đoàn kết công nhân – Triển khai Nghị quyết

09:44 , 01/05/2024

Tháng Công nhân năm 2024 đang được các cấp công đoàn trong tỉnh triển khai sâu rộng với chủ đề "Đoàn kết công nhân - Triển khai Nghị quyết" nhằm tiếp tục tuyên truyền, tạo động lực, khí thế để cán bộ công đoàn, đoàn viên, người lao động quyết tâm cao, nỗ lực lớn, cùng hành động để triển khai Nghị quyết số 02 của Bộ Chính trị về "Đổi mới tổ chức và hoạt động của Công đoàn Việt Nam trong tình hình mới" và Nghị quyết Đại hội Công đoàn các cấp đạt hiệu quả cao.

Nâng cao chất lượng hoạt động của hệ thống y tế cơ sở

Nâng cao chất lượng hoạt động của hệ thống y tế cơ sở

20:28 , 30/04/2024

Trong những năm gần đây, cùng với việc tập trung thực hiện mục tiêu xây dựng Thanh Hóa trở thành một trong những trung tâm về dịch vụ y tế kỹ thuật cao của khu vực Bắc Trung Bộ theo Nghị quyết Đại hội Đảng bộ tỉnh lần thứ XIX, Thanh Hóa cũng luôn dành sự quan tâm đầu tư, tạo điều kiện để nâng cao chất lượng hoạt động của hệ thống y tế cơ sở, đáp ứng yêu cầu nâng cao chất lượng chăm sóc sức khỏe toàn diện cho mọi người dân.

Huyện Bá Thước bảo tồn văn hóa, làng nghề gắn với phát triển du lịch

Huyện Bá Thước bảo tồn văn hóa, làng nghề gắn với phát triển du lịch

07:39 , 26/04/2024

Để thực hiện có hiệu quả chương trình phát triển du lịch mà Nghị quyết đại hội Đảng bộ huyện lần thứ XXIII đã đề ra, huyện Bá Thước xác định việc bảo tồn, phát huy các giá trị văn hóa và làng nghề gắn với phát triển du lịch là một trong những giải pháp quan trọng. Chính vì vậy, năm 2021, Ủy ban Nhân dân huyện đã xây dựng và ban hành Kế hoạch số 129 năm 2021 về phát triển du lịch gắn với phát huy các giá trị văn hóa trên địa bàn huyện Bá Thước giai đoạn 2021 - 2025 và những năm tiếp theo.