Thanh Hóa thực hiện Chương trình Mục tiêu Quốc gia giảm nghèo bền vững
Thực hiện Quyết định số 90 của Chính phủ phê duyệt Chương trình mục tiêu quốc gia giảm nghèo bền vững giai đoạn 2021 – 2025, ngày 13/7/2022, Hội đồng nhân dân tỉnh Thanh Hóa đã ban hành Nghị quyết số 257 quy định nguyên tắc, tiêu chí, định mức phân bổ vốn ngân sách Trung ương và tỷ lệ vốn đối ứng của ngân sách địa phương thực hiện Chương trình mục tiêu quốc gia giảm nghèo bền vững trên địa bàn tỉnh. Sau 1 năm triển khai Nghị quyết số 257, các ngành, địa phương trong tỉnh đã triển khai nhiều giải pháp thiết thực, hiệu quả, phù hợp với điều kiện thực tế của địa phương, từ đó góp phần thúc đẩy phát triển kinh tế - xã hội trên địa bàn, giúp các hộ nghèo có thêm động lực và điều kiện để vươn lên thoát nghèo.
Chương trình mục tiêu quốc gia giảm nghèo bền vững giai đoạn 2021 – 2025 có mục tiêu tổng quát thực hiện giảm nghèo đa chiều, bao trùm, bền vững, hạn chế tái nghèo và phát sinh nghèo; hỗ trợ người nghèo, hộ nghèo vượt lên mức sống tối thiểu, tiếp cận các dịch vụ xã hội cơ bản theo chuẩn nghèo đa chiều quốc gia, nâng cao chất lượng cuộc sống; hỗ trợ các huyện nghèo, xã đặc biệt khó khăn vùng bãi ngang, ven biển và hải đảo thoát khỏi tình trạng nghèo, đặc biệt khó khăn.

Trên cơ sở Quyết định số 90 của Thủ tướng Chính phủ và Nghị quyết 257 của Hội đồng nhân dân tỉnh Thanh Hóa, các cấp, các ngành, các địa phương trên địa bàn tỉnh đã tích cực triển khai 7 nhóm dự án gồm: Hỗ trợ đầu tư phát triển hạ tầng kinh tế - xã hội các huyện nghèo, xã đặc biệt khó khăn vùng bãi ngang, ven biển và hải đảo; đa dạng hóa sinh kế và phát triển mô hình giảm nghèo; hỗ trợ phát triển sản xuất, cải thiện dinh dưỡng; phát triển giáo dục nghề nghiệp, việc làm bền vững; hỗ trợ nhà ở cho hộ nghèo, hộ cận nghèo trên địa bàn huyện nghèo; truyền thông và giảm nghèo về thông tin; dự án nâng cao năng lực và giám sát, đánh giá chương trình.

Với nguyên tắc đầu tư có trọng tâm, trọng điểm và bền vững, nhóm dự án hỗ trợ đầu tư phát triển hạ tầng kinh tế - xã hội đang được tỉnh Thanh Hóa triển khai thực hiện tại các huyện nghèo, xã đặc biệt khó khăn. Từ năm 2022 đến nay, trên địa bàn tỉnh thực hiện 59 dự án phát triển hạ tầng kinh tế - xã hội tại huyện nghèo, 11 dự án tại các xã đặc biệt khó khăn vùng bãi ngang ven biển, hải đảo và 16 công trình, dự án sử dụng vốn sự nghiệp để duy tu bảo dưỡng. Đến nay toàn tỉnh đã giải ngân được 52,43% số vốn trung ương giao, với khoảng 149.000 người được hưởng lợi từ các dự án.

Ông Nguyễn Văn Thảo, Phó Chủ tịch Ủy ban nhân dân xã Thạch Quảng, huyện Thạch Thành
Ông Nguyễn Văn Thảo, Phó Chủ tịch Ủy ban nhân dân xã Thạch Quảng, huyện Thạch Thành cho biết: "Hiện nay, xã Thạch Quảng còn 1 thôn thuộc 135. Nhà nước cũng đang hỗ trợ nhà văn hóa và đường giao thông. Toàn xã hiện còn 73 hộ nghèo, 85 hộ cận nghèo. Xã xác định năm 2023 sẽ giảm tiếp 12 hộ nghèo, 12 hộ cận nghèo.
Bên cạnh hỗ trợ đầu tư phát triển hạ tầng kinh tế - xã hội, tỉnh Thanh Hóa tập trung hỗ trợ hộ nghèo, hộ cận nghèo phát triển sản xuất, đa dạng hóa sinh kế và nhân rộng các mô hình giảm nghèo hiệu quả. Thực hiện dự án này, các hộ nghèo, cận nghèo được hỗ trợ giống, vật nuôi, cây trồng có giá trị kinh tế, được tập huấn kỹ thuật để áp dụng vào sản xuất nhằm đạt mục tiêu giảm nghèo bền vững.

Nhiều hộ nghèo đã thay đổi tập quán, thói quen canh tác lạc hậu trước đây, mạnh dạn chuyển đổi cơ cấu cây trồng, vật nuôi và áp dụng các tiến bộ khoa học kỹ thuật vào sản xuất, đem lại hiệu quả kinh tế và giá trị thu nhập cao hơn. Ông Trần Văn Quyết, Bí thư Chi bộ, trưởng thôn Xuân Hợp, xã Xuân Bình, huyện Như Xuân cũng cho biết trước đây thâm canh làm lúa, ngô, nương rẫy, hiệu quả kinh tế kém, giờ chuyển sang cây công nghiệp từ đó giảm nghèo. Bà con thấy hiệu quả kinh tế cao nên đều theo học cách làm ăn, để giảm được nghèo.
Trong 3 trụ cột giảm nghèo bền vững, giáo dục nghề nghiệp đóng vai trò rất quan trọng, theo đúng phương châm "hỗ trợ cần câu hiệu quả hơn hỗ trợ con cá". Thực hiện mục tiêu này, giai đoạn 2021 - 2025, tỉnh Thanh Hóa được phân bổ 99,4 tỷ đồng từ nguồn vốn của Chương trình mục tiêu quốc gia giảm nghèo bền vững để đầu tư cho trường Cao đẳng nghề Nghi Sơn và trường Trung cấp nghề Nga Sơn, giúp các trường nâng cao năng lực đào tạo và thực hiện các chính sách hỗ trợ đào tạo nghề cho người nghèo.

Năm học này, trường Trung cấp nghề Nga Sơn có tổng số 860 học sinh, với 7 mã ngành nghề đào tạo hệ Trung cấp, gồm: Điện công nghiệp và dân dụng; Hàn công nghệ cao; Vận hành kỹ thuật máy lạnh và điều hòa không khí; May và thiết kế thời trang; Nghiệp vụ nhà hàng; Chế biến món ăn và Chăn nuôi thú y. Để góp phần nâng cao chất lượng đào tạo nghề, cuối năm 2022, trường Trung cấp nghề Nga Sơn được thực hiện Dự án xây dựng, cải tạo, sữa chữa, bảo dưỡng các hạng mục công trình, nhà xưởng thực hành, ký túc xá; Các công trình phục vụ sinh hoạt, tập luyện cho học sinh, sinh viên và mua sắm máy móc, thiết bị, phương tiện đào tạo. Đến nay, nhà trường đang khẩn trương phối hợp với các ngành có liên quan hoàn thiện thủ tục trình, phê duyệt Dự án.
Thạc sĩ Trương Hoàng Giang, Phó Hiệu trưởng trường Trung cấp nghề Nga Sơn cho biết: "Dự án phát triển giáo dục nghề nghiệp được thực hiện là một trong những tiền đề thuận lợi trong nâng cao chất lượng nguồn nhân lực của huyện cũng như của tỉnh. Đây cũng là tiền đề để nhà trường xây dựng trường chất lượng cao và nâng cấp thành trường Cao đẳng".

Cùng với đào tạo nghề, thì hỗ trợ việc làm bền vững cũng góp phần quan trọng trong công tác giảm nghèo. Xác định được điều đó, những năm qua tỉnh Thanh Hóa luôn quan tâm làm tốt công tác tư vấn, định hướng nghề nghiệp gắn với đào tạo nghề, giải quyết việc làm cho người lao động. Trong năm 2022, toàn tỉnh đã giải quyết việc làm mới cho gần 59.900 lao động, trong đó đưa hơn 11.700 lao động đi làm việc ở nước ngoài theo hợp đồng, tổ chức thành công 41 phiên giao dịch việc làm.
Với sự vào cuộc quyết liệt, kịp thời tháo gỡ những khó khăn, vướng mắc, việc thực hiện Chương trình mục tiêu quốc gia giảm nghèo bền vững giai đoạn 2021-2023 tại tỉnh Thanh Hóa đã đạt được những kết quả bước đầu rất quan trọng; một số mục tiêu, chỉ tiêu vượt so với kế hoạch đề ra hàng năm. Đến năm 2022, toàn tỉnh đã giảm được gần 17.800 hộ nghèo, tỷ lệ hộ nghèo giảm còn 4,99%, vượt 0,29% so với chỉ tiêu Nghị quyết Hội đồng nhân dân tỉnh đã đề ra. Để đạt được kết quả này, cấp ủy, chính quyền các địa phương đã tăng cường công tác lãnh đạo, chỉ đạo, phát huy vai trò chủ động của cấp xã, cộng đồng thôn, bản trong việc quản lý, giám sát đầu tư, khai thác, sử dụng các công trình cơ sở hạ tầng quy mô nhỏ và các dự án, nguồn vốn hỗ trợ phát triển sản xuất.

Ông Ngô Sỹ Tâm, Bí thư Đảng ủy xã Trung Sơn, huyện Quan Hóa
Ông Ngô Sỹ Tâm, Bí thư Đảng ủy xã Trung Sơn, huyện Quan Hóa cho biết: "Sau khi tiếp cận nguồn vốn vay, đời sống Nhân dân từng bước cải thiện, người dân đã biết áp dụng khoa học kỹ thuật vào chăn nuôi, sản xuất, đặc biệt trong sản xuất nông lâm nghiệp của địa phương. Đây là chủ trương hết sức đúng đắn của Đảng, Chính phủ đưa đến đồng bào dân tộc thiểu số"
Chương trình mục tiêu quốc gia giảm nghèo bền vững giai đoạn 2023 – 2025 đề ra mục tiêu: tỷ lệ hộ nghèo giảm bình quân hàng năm từ 1,5% trở lên, trong đó tỷ lệ hộ nghèo đồng bào dân tộc thiểu số giảm bình quân hằng năm 3% trở lên. Mặc dù đã đạt được những kết quả đáng khích lệ, nhưng so với mục tiêu đề ra, nhiệm vụ còn lại cùa chương trình là rất lớn. Do vậy thời gian tới, tỉnh Thanh Hóa tiếp tục xác định giải pháp then chốt là phải tập trung nâng cao hiệu quả công tác lãnh đạo, chỉ đạo của cấp ủy, chính quyền trong thực hiện chương trình. Đẩy mạnh tuyên truyền nhằm khơi dậy ý chí nỗ lực vươn lên và xóa bỏ tư tưởng trông chờ ý lại của hộ nghèo, hộ cận nghèo. Đồng thời, tập trung nguồn lực để đầu tư phát triển hạ tầng kinh tế xã hội; đẩy mạnh phát triển sản xuất, tăng thu nhập, cải thiện đời sống nhân dân; triển khai thực hiện kịp thời, đầy đủ các nội dung của dự án, tiểu dự án thành phần thuộc Chương trình mục tiêu quốc gia Giảm nghèo bền vững hàng năm.


Kết nạp Đảng ở Trường Sa
Bồi dưỡng, kết nạp đảng viên mới là nhiệm vụ thường xuyên, có ý nghĩa quan trọng trong công tác xây dựng Đảng, góp phần phát triển, nâng cao chất lượng và sức chiến đấu của tổ chức cơ sở Đảng. Ở huyện đảo Trường Sa, tỉnh Khánh Hòa, công tác bồi dưỡng, kết nạp Đảng viên mới luôn được quan tâm chú trọng, nhằm xây dựng cơ sở chính trị, tổ chức đảng vững mạnh; từ đó, hoàn thành tốt mọi nhiệm vụ được giao, bảo vệ vững chắc chủ quyền biển, đảo thiêng liêng của Tổ quốc.

Đảng vì hạnh phúc của Nhân dân
Trong suốt quá trình lãnh đạo công cuộc đổi mới, phát triển đất nước, Đảng ta luôn nhất quán quan điểm, nguyên tắc "lấy dân làm gốc". Từ việc nhận thức rõ vai trò quan trọng, to lớn của Nhân dân, cùng với lãnh đạo phát triển kinh tế - xã hội, đảm bảo an ninh, quốc phòng, Đảng đã lãnh đạo hệ thống chính trị ở các cấp, tổ chức triển khai hiệu quả việc chăm lo đời sống, không ngừng nâng cao đời sống, vật chất và tinh thần cho Nhân dân.

Bản hùng ca mùa xuân
Nhân kỷ niệm 95 năm ngày thành lập Đảng cộng sản Việt Nam (3/2/1930 - 3/2/2025), Đài Phát thanh và Truyền hình Thanh Hóa tổ chức chương trình Chính luận nghệ thuật: Bản hùng ca mùa xuân.

Đảng soi đường đưa Dân tộc vươn mình bước vào kỷ nguyên mới
Đảng Cộng sản Việt Nam ra đời ngày 3/2/1930 là bước ngoặt lịch sử vĩ đại của dân tộc, đưa cách mạng Việt Nam đi từ thắng lợi này đến thắng lợi khác. Ngày nay, dưới sự lãnh đạo sáng suốt, tài tình của Đảng, Dân tộc ta đã có sự phát triển vượt bậc trên nhiều lĩnh vực, tích lũy đủ thế và lực để sẵn sàng bước vào Kỷ nguyên mới - Kỷ nguyên vươn mình của Dân tộc.

Cuộc vận động "Người Việt Nam ưu tiên dùng hàng Việt Nam" tạo chỗ đứng cho hàng Việt trên sân nhà
Cuộc vận động "Người Việt Nam ưu tiên dùng hàng Việt Nam" được triển khai từ năm 2009 theo thông báo Kết luận số 264 của Bộ Chính trị trong bối cảnh khủng hoảng kinh tế thế giới tác động mạnh đến nền kinh tế nước ta. Thời điểm đó, một bộ phận người tiêu dùng Việt Nam có tâm lý sính hàng ngoại, các ngành sản xuất gặp rất nhiều khó khăn. Bám sát chỉ đạo của Đảng, Nhà nước, tỉnh Thanh Hóa đã thực hiện đồng bộ cuộc vận động và thu được những kết quả đáng ghi nhận. Người dân có thói quen ưu tiên mua sắm, tiêu dùng hàng Việt. Các doanh nghiệp mở rộng quy mô sản xuất, kinh doanh, tạo ra nhiều sản phẩm chất lượng, có sức cạnh tranh cao, đáp ứng nhu cầu người tiêu dùng trong nước và xuất khẩu, góp phần thúc đẩy sản xuất, phát triển kinh tế - xã hội.

Thanh Hóa: Đổi mới, nâng cao chất lượng, hiệu quả công tác phòng, chống tội phạm trong tình hình mới
Trong những năm qua, trước những diễn biến nhanh, xuất hiện nhiều yếu tố khó lường của tình hình thế giới và khu vực, cùng sự phát triển nhanh chóng của khoa học công nghệ, công tác phòng, chống tội phạm tại Việt Nam đứng trước những khó khăn và thử thách mới, đặt ra yêu cầu cấp thiết cần phải đổi mới, nâng cao chất lượng trên cả 2 mặt trận: phòng ngừa và đấu tranh với các loại tội phạm. Tại Thanh Hóa, trên cơ sở quán triệt đầy đủ các quan điểm của Đảng, những năm qua, các cấp ủy Đảng, chính quyền tỉnh Thanh Hóa luôn quan tâm đến công tác phòng, chống tội phạm; xem đây là một trong những nhiệm vụ trọng yếu, cấp bách, thường xuyên, liên tục và lâu dài. Từ sự nhất quán trong chỉ đạo, điều hành, công tác phòng, chống tội phạm tại Thanh Hóa liên tiếp đạt được nhiều kết quả tích cực, góp phần giữ vững ổn định an ninh chính trị, trật tự an toàn xã hội và đời sống bình yên cho Nhân dân.

Công đoàn Thanh Hóa tập trung đưa nghị quyết vào cuộc sống
Năm 2024 là năm có ý nghĩa quan trọng trong việc thực hiện Nghị quyết Đại hội đại biểu toàn quốc lần thứ XIII của Đảng, Nghị quyết Đại hội Đảng bộ tỉnh lần thứ XIX và kế hoạch phát triển kinh tế - xã hội 5 năm 2021 - 2025 của tỉnh; là năm đầu tiên triển khai thực hiện Nghị quyết Đại hội XIII Công đoàn Việt Nam, Nghị quyết Đại hội XX Công đoàn Thanh Hóa. Chính vì vậy, các cấp Công đoàn tỉnh Thanh Hóa đã nỗ lực vượt khó, tập trung thực hiện các nghị quyết và đạt được nhiều kết quả hoạt động khá toàn diện trên tất cả các lĩnh vực, hoàn thành và hoàn thành vượt mức các chỉ tiêu đã đề ra, đóng góp quan trọng vào sự phát triển kinh tế xã hội của tỉnh.

Tỉnh Thanh Hoá nỗ lực nâng cao chất lượng giáo dục khu vực miền núi
Những năm qua, với sự quan tâm của cấp uỷ, chính quyền các cấp và sự đồng thuận của toàn xã hội, chất lượng giáo dục các huyện miền núi tỉnh Thanh Hoá ngày càng được nâng cao, từng bước thu hẹp chênh lệch về chất lượng so với giáo dục miền xuôi.

Những con đường "Ý Đảng lòng dân"
"Dễ trăm lần không dân cũng chịu, khó vạn lần dân liệu cũng xong" - lời căn dặn của Chủ tịch Hồ Chí Minh lúc sinh thời đã để lại bài học quý báu, tạo sự đồng thuận, đoàn kết, tập hợp sức dân trong thực hiện các cuộc vận động, phong trào thi đua ở cơ sở. Thực hiện Chỉ thị số 24 ngày 12/7/2024 của Ban Thường vụ Tỉnh ủy Thanh Hóa về Cuộc vận động Nhân dân hiến đất để đầu tư cải tạo, nâng cấp, chỉnh trang kết cấu hạ tầng, trọng tâm là đường giao thông ở khu vực nông thôn, đô thị trên địa bàn tỉnh theo hướng đồng bộ, hiện đại, thời gian qua, các địa phương trong tỉnh đã đẩy mạnh công tác tuyên truyền, vận động, nâng cao nhận thức, trách nhiệm của các cấp, các ngành, của cán bộ, Đảng viên, các tầng lớp Nhân dân tích cực tham gia hiến đất mở rộng đường giao thông nông thôn và các công trình phúc lợi công cộng.

Phản bác các luận điệu xuyên tạc về công tác sắp xếp bộ máy của lực lượng Công an Nhân dân
Tinh gọn bộ máy hệ thống chính trị tại Việt Nam được ví như một cuộc "cách mạng lớn" nhằm nâng cao hiệu lực, hiệu quả hoạt động, phục vụ tốt hơn yêu cầu nhiệm vụ trong tình hình mới. Thế nhưng, ngay thời điểm này, khi chủ trương sắp xếp lại các Bộ, ban, ngành tại nước ta đang được tích cực triển khai, nhiều đối tượng xấu đã lợi dụng sự thiếu hiểu biết của người dân để tung ra hàng loạt các luận điệu xuyên tạc. Trong đó, không ít luận điệu nhắm vào lực lượng Công an Nhân dân nhằm bôi nhọ, hạ uy tín, gây mất an ninh trật tự. Nhận thức đúng và hiểu rõ về công cuộc cải cách, đổi mới bộ máy chính là giải pháp quan trọng để người dân tự phòng vệ với những thông tin xấu, độc đang lan tràn trên mạng.
Bình luận
Thông báo
Bạn đã gửi thành công.