ĐÀI PHÁT THANH VÀ TRUYỀN HÌNH THANH HÓA

Thanh Hoa Radio and Television
Đường dây nóng: 0237 3721150

Chuyện gì xảy ra nếu dự luật dẫn độ của Hong Kong được thông qua?

Sự hấp dẫn của Hong Kong trong mắt các nhà đầu tư và du khách nước ngoài giảm đi hay bản sắc của Hong Kong bị ảnh hưởng đang nằm trong số những lo ngại hàng đầu liên quan tới dự luật dẫn độ vừa được đề xuất.

12/06/2019 15:12

 

Hai nhà lập pháp Jeremy Tam và Alvin Yeung đến từ Đảng Công dân Hong Kong đứng quan sát khi người biểu tình chiếm giữ các con đường của Hong Kong sáng 12-6 - Ảnh: REUTERS
Hai nhà lập pháp Jeremy Tam và Alvin Yeung đến từ Đảng Công dân Hong Kong đứng quan sát khi người biểu tình chiếm giữ các con đường của Hong Kong sáng 12-6 - Ảnh: REUTERS

Ngày 12-6, Hội đồng lập pháp Hong Kong đã hoãn lại cuộc tranh luận thứ hai về dự luật dẫn độ trong bối cảnh biển người biểu tình chiếm giữ các con đường lớn và tụ tập đông đúc quanh tòa nhà Hội đồng lập pháp Hong Kong.

Nếu được thông qua, dự luật sửa đổi có tên "Người phạm tội bỏ trốn và Hỗ trợ pháp lý lẫn nhau về vấn đề hình sự" sẽ cho phép Hong Kong dẫn độ các nghi phạm tới những nơi mà hiện Hong Kong không có thỏa thuận dẫn độ, trong đó có Trung Quốc đại lục.

Trưởng đặc khu hành chính Hong Kong Lâm Trịnh Nguyệt Nga (Carrie Lam) đã khẳng định dự luật trên cần thiết để bịt kín các lỗ hổng pháp lý. Bà nhấn mạnh dự luật sẽ được thông qua sớm với phần bỏ phiếu cuối cùng dự kiến sẽ diễn ra vào thứ năm tuần sau (20-6).

Tuy nhiên, giới chỉ trích lo ngại dự luật này sẽ cho phép Trung Quốc đại lục làm suy yếu quyền tự trị của Hong Kong và mở đường để Bắc Kinh nhắm tới các đối tượng bất đồng quan điểm chính trị.

Theo báo USA Today, sau đây là những gì sẽ diễn ra với Hong Kong nếu dự luật gây nhiều tranh cãi trên được thông qua vào cuối tháng 6 theo như dự kiến của chính quyền Hong Kong.

Đe dọa quan hệ Mỹ - Hong Kong

Trong bối cảnh quan hệ giữa Mỹ và Trung Quốc đang căng thẳng vì nhiều vấn đề, nổi bật là chiến tranh thương mại, mối quan hệ giữa Mỹ và đặc khu hành chính Hong Kong đáng được xem xét nếu dự luật dẫn độ trên được thông qua.

Mối quan hệ hiện tại giữa Mỹ và Hong Kong được đánh giá tích cực. Theo Đạo luật chính sách Mỹ - Hong Kong 1992, Mỹ công nhận chế độ bán tự trị của Hong Kong và ủng hộ nền dân chủ của nơi đây.

Tuy nhiên, dự luật dẫn độ mới đề xuất sẽ khiến Hong Kong chịu ảnh hưởng lớn của Trung Quốc đại lục trong bối cảnh Mỹ đang lo ngại về hệ thống tư pháp của Trung Quốc.

"Ngoài việc can thiệp sâu vào công việc nội bộ Hong Kong, dự luật đã được đề xuất có thể tạo ra nhiều nguy cơ nghiêm trọng cho an ninh quốc gia và các lợi ích kinh tế của Mỹ ở Hong Kong" - Ủy ban xem xét an ninh và kinh tế Mỹ - Trung bày tỏ lo ngại trong một tài liệu công bố mới đây.

Theo Michael C. Davis - một chuyên gia tại Trung tâm Wilson (Mỹ) chuyên về các vấn đề châu Á, Mỹ có thể sẽ lo ngại các tài sản công nghệ cao có nguy cơ "tìm đường" sang Trung Quốc đại lục. Tuy nhiên, ông hi vọng Mỹ sẽ không thay đổi thái độ lâu nay với Hong Kong.

"Chính phủ Mỹ quan tâm về những người dân nước này và số lượng lớn doanh nghiệp ở Hong Kong. Mỹ hiện có quyền lợi riêng ở Hong Kong" - ông Davis giải thích.

Ít hấp dẫn trong mắt du khách và doanh nghiệp nước ngoài

Các nhóm kinh doanh và quyền con người thời gian qua đã lên tiếng quan ngại về các tác động tiêu cực đối với cộng đồng thương mại của dự luật dẫn độ mới được đề xuất ở Hong Kong.

Trong một lá thư, Phòng thương mại Mỹ ở Hong Kong cũng cảnh báo đề xuất sửa đổi sẽ "làm giảm sự hấp dẫn của Hong Kong với các công ty quốc tế vốn xem Hong Kong là căn cứ cho các hoạt động trong khu vực".

Về vấn đề này, ông Davis cũng nói rằng với dự luật trên, những doanh nhân hoạt động ở Hong Kong sẽ bị đe dọa nghiêm trọng khi đối mặt với các cáo buộc.

Đồng thời, theo ông Davis, những du khách quốc tế "nói xấu về chính phủ Trung Quốc" cũng có khả năng bị dẫn độ tới Trung Quốc đại lục một khi đặt chân tới Hong Kong - nơi được xem là trung tâm tài chính quốc tế.

Ảnh hưởng của Trung Quốc đại lục ở Hong Kong

Sau nhiều năm nằm dưới chế độ thuộc địa của Anh, Hong Kong chính thức được trao trả cho Trung Quốc vào năm 1997. Trung Quốc đồng ý cai quản Hong Kong theo nguyên tắc "một quốc gia, hai chế độ". Đặc khu này được phép duy trì các cơ quan chính trị và tư pháp riêng biệt trong 50 năm sau đó.

Tuy nhiên, Trung Quốc thời gian qua nỗ lực can thiệp và xây dựng ảnh hưởng ở thành phố này. Theo ông Davis - người đã sống ở Hong Kong trong 30 năm, nếu được thông qua, dự luật dẫn độ sẽ gây đe dọa không chỉ về chính trị, mà còn cả bản sắc của Hong Kong vốn rất khác biệt với Trung Quốc đại lục.

Trong khi đó, Samuel So, một người tham gia biểu tình phản đối dự luật dẫn độ, chia sẻ: "Chúng tôi thật sự muốn một màu sắc riêng trong bản sắc của mình. Chúng tôi muốn được gọi là người Hong Kong".

Nhận định về dự luật trên, Winnie King - một chuyên gia về Trung Quốc tại Đại học Bristol (Anh) - chia sẻ với ABC News: "Dự luật dẫn độ sẽ làm suy yếu tính hợp pháp của hệ thống pháp lý Hong Kong. Dự luật cho thấy ảnh hưởng của Trung Quốc không còn thâm nhập 'dần dần' (vào Hong Kong) về bản chất nữa".

Theo Tuổi Trẻ Online

 


Ý kiến bạn đọc

Xem thêm bình luận

Đọc thêm

Hàn Quốc phóng vệ tinh nano đầu tiên lên quỹ đạo Trái Đất

Hàn Quốc phóng vệ tinh nano đầu tiên lên quỹ đạo Trái Đất

23:12 , 24/04/2024

Ngày 24/4, Bộ Khoa học và Công nghệ thông tin Hàn Quốc cho biết, một vệ tinh nano của Hàn Quốc đã được phóng lên quỹ đạo Trái Đất trong dự án quốc gia nhằm tạo ra một chòm sao vệ tinh vào năm 2027.

Dự luật cấm TikTok được thông qua ở cả hai viện Quốc hội Mỹ

Dự luật cấm TikTok được thông qua ở cả hai viện Quốc hội Mỹ

23:11 , 24/04/2024

ByteDance, công ty công nghệ Trung Quốc đang sở hữu Tiktok, sẽ buộc phải thoái vốn của nền tảng video này tại Mỹ trong vòng khoảng 9 tháng, nếu không sẽ đối mặt với lệnh cấm hoạt động. Quy định này được nêu trong một dự luật đã được Thượng viện Mỹ thông qua vào cuối ngày 23/4, với tỷ lệ ủng hộ có chênh lệch lớn 79 phiếu ủng hộ /18 phiếu chống.

Hàn Quốc: Các giáo sư y khoa bắt đầu giảm giờ làm việc

Hàn Quốc: Các giáo sư y khoa bắt đầu giảm giờ làm việc

20:03 , 24/04/2024

Các giáo sư y khoa tại các bệnh viện lớn ở Hàn Quốc sẽ từ chức từ vào cuối tuần này và bắt đầu áp dụng việc nghỉ việc 1 ngày/tuần bắt đầu từ ngày 3/5. Tuyên bố này được đưa ra sau cuộc họp chiều 23/4 của Ủy ban đại diện cho các giáo sư từ 20 trường y trên toàn quốc, bao gồm Đại học Quốc gia Seoul (SNU), Đại học Yonsei và Đại học Ulsan.

Xét xử tranh chấp giữa Moderna và Pfizer về bằng sáng chế vaccine COVID-19

Xét xử tranh chấp giữa Moderna và Pfizer về bằng sáng chế vaccine COVID-19

20:02 , 24/04/2024

Ngày 23/4, Tòa án cấp cao tại London (Anh) bắt đầu xét xử tranh chấp giữa các hãng dược Pfizer/BioNTech với Moderna liên quan bằng sáng chế công nghệ vaccine phòng COVID-19 vốn đã giúp cứu mạng vô số người trong đại dịch.

Thượng viện Mỹ đã thông qua gói viện trợ nước ngoài trị giá 95 tỷ USD cho Ukraine, Israel và một số nước khác

Thượng viện Mỹ đã thông qua gói viện trợ nước ngoài trị giá 95 tỷ USD cho Ukraine, Israel và một số nước khác

20:01 , 24/04/2024

Với 79 phiếu thuận và 18 phiếu chống, tối 23/4 (theo giờ Mỹ, tức sáng 24/4 giờ Việt Nam), Thượng viện Mỹ đã thông qua gói viện trợ bổ sung được chờ đợi lâu nay cho Ukraine, Israel và một số nước khác.

Thủ tướng Kishida gửi lễ tới đền Yasukuni ở Tokyo, Hàn Trung phản đối

Thủ tướng Kishida gửi lễ tới đền Yasukuni ở Tokyo, Hàn Trung phản đối

23:22 , 22/04/2024

Ngày 21/4, Hàn Quốc và Trung Quốc ra tuyên bố phản đối việc Thủ tướng Nhật Bản Fumio Kishida gửi lễ vật thờ cúng tới Đền Yasukuni ở Tokyo, địa danh mà Trung Quốc và Hàn Quốc cho là biểu tượng của chủ nghĩa quân phiệt Nhật Bản trong quá khứ.

Trung Quốc - Campuchia tăng cường hợp tác

Trung Quốc - Campuchia tăng cường hợp tác

23:21 , 22/04/2024

Trong khuôn khổ chuyến thăm chính thức Campuchia, ngày 21/4, Ngoại trưởng Trung Quốc Vương Nghị đã gặp Phó Thủ tướng kiêm Bộ trưởng Ngoại giao Campuchia Sok Chenda Sophea tại Phnom Penh. Campuchia là điểm dừng chân cuối cùng trong chuyến công du ba chặng của ông Vương tới khu vực châu Á - Thái Bình Dương, sau các chuyến thăm trước đó tới Indonesia và Papua New Guinea.

Philippines, Mỹ tiến hành cuộc tập trận chung thường niên Balikatan

Philippines, Mỹ tiến hành cuộc tập trận chung thường niên Balikatan

23:19 , 22/04/2024

Ngày 22/4, khoảng 11.000 binh sĩ Mỹ và 5.000 lính Philippines bắt đầu bắt đầu tiến hành cuộc tập trận chung thường niên mang tên Balikatan (Vai kề vai). Mặc dù số lượng binh lính tham gia ít hơn năm ngoái nhưng Balikatan 2024 được đánh giá mở rộng và phát triển hơn, với sự tham gia của nhiều quốc gia và lực lượng an ninh địa phương với tư cách quan sát viên.

Lãnh đạo tối cao Iran lên tiếng sau đợt tấn công Israel

Lãnh đạo tối cao Iran lên tiếng sau đợt tấn công Israel

20:17 , 22/04/2024

Hãng thông tấn chính thức của Iran IRNA đưa tin, ngày 21/4, Lãnh đạo tối cao Iran Ayatollah Ali Khamenei đã cảm ơn các lực lượng vũ trang nước này vì chiến dịch chống lại Israel vào ngày 13/4, và kêu gọi họ "không ngừng theo đuổi đổi mới quân sự và học hỏi chiến thuật của kẻ thù". Đây là bình luận đầu tiên của ông Khamenei về cuộc tấn công chưa từng có tiền lệ của Iran vào Israel mới đây

Israel đánh bom thành phố Rafah khiến 22 người thiệt mạng

Israel đánh bom thành phố Rafah khiến 22 người thiệt mạng

20:16 , 22/04/2024

Ngày 22/4, hãng tin Euronews dẫn thông báo của giới chức y tế Dải Gaza xác nhận, ít nhất 22 người, trong đó có 18 em nhỏ, đã thiệt mạng trong một đợt không kích quy mô lớn do Israel tiến hành nhắm vào các mục tiêu ở thành phố Rafah phía Nam Dải Gaza.