ĐÀI PHÁT THANH VÀ TRUYỀN HÌNH THANH HÓA

Thanh Hoa Radio and Television
Đường dây nóng: 0237 3721150

Chuyện gì xảy ra nếu dự luật dẫn độ của Hong Kong được thông qua?

Sự hấp dẫn của Hong Kong trong mắt các nhà đầu tư và du khách nước ngoài giảm đi hay bản sắc của Hong Kong bị ảnh hưởng đang nằm trong số những lo ngại hàng đầu liên quan tới dự luật dẫn độ vừa được đề xuất.

12/06/2019 15:12

 

Hai nhà lập pháp Jeremy Tam và Alvin Yeung đến từ Đảng Công dân Hong Kong đứng quan sát khi người biểu tình chiếm giữ các con đường của Hong Kong sáng 12-6 - Ảnh: REUTERS
Hai nhà lập pháp Jeremy Tam và Alvin Yeung đến từ Đảng Công dân Hong Kong đứng quan sát khi người biểu tình chiếm giữ các con đường của Hong Kong sáng 12-6 - Ảnh: REUTERS

Ngày 12-6, Hội đồng lập pháp Hong Kong đã hoãn lại cuộc tranh luận thứ hai về dự luật dẫn độ trong bối cảnh biển người biểu tình chiếm giữ các con đường lớn và tụ tập đông đúc quanh tòa nhà Hội đồng lập pháp Hong Kong.

Nếu được thông qua, dự luật sửa đổi có tên "Người phạm tội bỏ trốn và Hỗ trợ pháp lý lẫn nhau về vấn đề hình sự" sẽ cho phép Hong Kong dẫn độ các nghi phạm tới những nơi mà hiện Hong Kong không có thỏa thuận dẫn độ, trong đó có Trung Quốc đại lục.

Trưởng đặc khu hành chính Hong Kong Lâm Trịnh Nguyệt Nga (Carrie Lam) đã khẳng định dự luật trên cần thiết để bịt kín các lỗ hổng pháp lý. Bà nhấn mạnh dự luật sẽ được thông qua sớm với phần bỏ phiếu cuối cùng dự kiến sẽ diễn ra vào thứ năm tuần sau (20-6).

Tuy nhiên, giới chỉ trích lo ngại dự luật này sẽ cho phép Trung Quốc đại lục làm suy yếu quyền tự trị của Hong Kong và mở đường để Bắc Kinh nhắm tới các đối tượng bất đồng quan điểm chính trị.

Theo báo USA Today, sau đây là những gì sẽ diễn ra với Hong Kong nếu dự luật gây nhiều tranh cãi trên được thông qua vào cuối tháng 6 theo như dự kiến của chính quyền Hong Kong.

Đe dọa quan hệ Mỹ - Hong Kong

Trong bối cảnh quan hệ giữa Mỹ và Trung Quốc đang căng thẳng vì nhiều vấn đề, nổi bật là chiến tranh thương mại, mối quan hệ giữa Mỹ và đặc khu hành chính Hong Kong đáng được xem xét nếu dự luật dẫn độ trên được thông qua.

Mối quan hệ hiện tại giữa Mỹ và Hong Kong được đánh giá tích cực. Theo Đạo luật chính sách Mỹ - Hong Kong 1992, Mỹ công nhận chế độ bán tự trị của Hong Kong và ủng hộ nền dân chủ của nơi đây.

Tuy nhiên, dự luật dẫn độ mới đề xuất sẽ khiến Hong Kong chịu ảnh hưởng lớn của Trung Quốc đại lục trong bối cảnh Mỹ đang lo ngại về hệ thống tư pháp của Trung Quốc.

"Ngoài việc can thiệp sâu vào công việc nội bộ Hong Kong, dự luật đã được đề xuất có thể tạo ra nhiều nguy cơ nghiêm trọng cho an ninh quốc gia và các lợi ích kinh tế của Mỹ ở Hong Kong" - Ủy ban xem xét an ninh và kinh tế Mỹ - Trung bày tỏ lo ngại trong một tài liệu công bố mới đây.

Theo Michael C. Davis - một chuyên gia tại Trung tâm Wilson (Mỹ) chuyên về các vấn đề châu Á, Mỹ có thể sẽ lo ngại các tài sản công nghệ cao có nguy cơ "tìm đường" sang Trung Quốc đại lục. Tuy nhiên, ông hi vọng Mỹ sẽ không thay đổi thái độ lâu nay với Hong Kong.

"Chính phủ Mỹ quan tâm về những người dân nước này và số lượng lớn doanh nghiệp ở Hong Kong. Mỹ hiện có quyền lợi riêng ở Hong Kong" - ông Davis giải thích.

Ít hấp dẫn trong mắt du khách và doanh nghiệp nước ngoài

Các nhóm kinh doanh và quyền con người thời gian qua đã lên tiếng quan ngại về các tác động tiêu cực đối với cộng đồng thương mại của dự luật dẫn độ mới được đề xuất ở Hong Kong.

Trong một lá thư, Phòng thương mại Mỹ ở Hong Kong cũng cảnh báo đề xuất sửa đổi sẽ "làm giảm sự hấp dẫn của Hong Kong với các công ty quốc tế vốn xem Hong Kong là căn cứ cho các hoạt động trong khu vực".

Về vấn đề này, ông Davis cũng nói rằng với dự luật trên, những doanh nhân hoạt động ở Hong Kong sẽ bị đe dọa nghiêm trọng khi đối mặt với các cáo buộc.

Đồng thời, theo ông Davis, những du khách quốc tế "nói xấu về chính phủ Trung Quốc" cũng có khả năng bị dẫn độ tới Trung Quốc đại lục một khi đặt chân tới Hong Kong - nơi được xem là trung tâm tài chính quốc tế.

Ảnh hưởng của Trung Quốc đại lục ở Hong Kong

Sau nhiều năm nằm dưới chế độ thuộc địa của Anh, Hong Kong chính thức được trao trả cho Trung Quốc vào năm 1997. Trung Quốc đồng ý cai quản Hong Kong theo nguyên tắc "một quốc gia, hai chế độ". Đặc khu này được phép duy trì các cơ quan chính trị và tư pháp riêng biệt trong 50 năm sau đó.

Tuy nhiên, Trung Quốc thời gian qua nỗ lực can thiệp và xây dựng ảnh hưởng ở thành phố này. Theo ông Davis - người đã sống ở Hong Kong trong 30 năm, nếu được thông qua, dự luật dẫn độ sẽ gây đe dọa không chỉ về chính trị, mà còn cả bản sắc của Hong Kong vốn rất khác biệt với Trung Quốc đại lục.

Trong khi đó, Samuel So, một người tham gia biểu tình phản đối dự luật dẫn độ, chia sẻ: "Chúng tôi thật sự muốn một màu sắc riêng trong bản sắc của mình. Chúng tôi muốn được gọi là người Hong Kong".

Nhận định về dự luật trên, Winnie King - một chuyên gia về Trung Quốc tại Đại học Bristol (Anh) - chia sẻ với ABC News: "Dự luật dẫn độ sẽ làm suy yếu tính hợp pháp của hệ thống pháp lý Hong Kong. Dự luật cho thấy ảnh hưởng của Trung Quốc không còn thâm nhập 'dần dần' (vào Hong Kong) về bản chất nữa".

Theo Tuổi Trẻ Online

 


Ý kiến bạn đọc

Xem thêm bình luận

Đọc thêm

Mưa lũ gây thiệt hại nặng tại Brazil

Mưa lũ gây thiệt hại nặng tại Brazil

23:25 , 06/05/2024

Ngày 5/5, Cơ quan Phòng vệ Dân sự Brazil cho biết lũ lụt, lở bùn và mưa bão tại Brazil trong vài ngày qua khiến nhiều người thiệt mạng và buộc hàng trăm người phải sơ tán. Tổng thống Brazil cũng đã tới bang này để chỉ đạo công tác cứu hộ và khắc phục hậu quả.

Khoảng 2,4 tỷ người đang đối mặt với tình trạng mất an ninh lương thực

Khoảng 2,4 tỷ người đang đối mặt với tình trạng mất an ninh lương thực

23:25 , 06/05/2024

Khoảng 30% dân số toàn cầu rơi vào tình trạng mất an ninh lương thực ở mức độ vừa phải hoặc nghiêm trọng, con số này lên tới 2,4 tỷ người trên toàn thế giới, song gần 1/5 lượng thực phẩm được sản xuất toàn cầu trong năm 2022, tương đương hơn 1 tỉ tấn đã bị lãng phí. Đây là con số đáng báo động vừa được Chương trình Môi trường Liên hợp quốc công bố.

Eurovision 2024 khai mạc

Eurovision 2024 khai mạc

20:17 , 06/05/2024

Ngày 5/5, cuộc thi Ca khúc truyền hình châu Âu (Eurovision Song Contest) năm 2024-sự kiện âm nhạc trực tiếp nổi tiếng nhất thế giới, đã được khai mạc tại sân vận động Malmo, thành phố cảng Malmo, phía Nam Thụy Điển. Cuộc thi gần 70 năm tuổi có sự góp mặt của các ca sĩ đến từ 37 quốc gia và kết thúc bằng buổi chung kết diễn ra vào ngày 11/5.

Chủ tịch Tập Cận Bình công du Châu âu, có cuộc gặp gỡ với Tổng thống Macron và Bà Von De Layen

Chủ tịch Tập Cận Bình công du Châu âu, có cuộc gặp gỡ với Tổng thống Macron và Bà Von De Layen

20:17 , 06/05/2024

Chủ tịch Trung Quốc Tập Cận Bình đang có chuyến thăm cấp nhà nước tới Pháp. Dự kiến ngày 6/5, Chủ Tịch tập Cận Bình sẽ có cuộc gặp chung với Tổng thống Emmanuel Macron và Chủ tịch Ủy ban châu Âu Ursula von der Leyen tại Paris. Trước thềm cuộc hội đàm, Chủ tịch Ủy ban châu Âu (EC) Ursula von der Leyen đã nhấn mạnh tới sự mất cân bằng trong quan hệ thương mại giữa Liên minh châu Âu (EU) và Trung Quốc, đồng thời hy vọng các bất đồng thương mại giữa hai bên có thể được giải quyết.

Khai mạc Hội nghị thượng đỉnh Tổ chức Hợp tác Hồi giáo OIC tại Gambia

Khai mạc Hội nghị thượng đỉnh Tổ chức Hợp tác Hồi giáo OIC tại Gambia

20:16 , 06/05/2024

Hội nghị thượng đỉnh Tổ chức Hợp tác Hồi giáo (OIC) lần thứ 15 đã khai mạc ngày 5/5 tại Trung tâm Hội nghị quốc tế Sir Dawda Kairaba Jawara ở thủ đô Banjul của Gambia, với chủ đề Tăng cường sự thống nhất và đoàn kết thông qua đối thoại vì sự phát triển bền vững.

Mỹ: Biểu tình phản đối xung đột Gaza biến thành bạo động, hàng trăm người bị bắt giữ

Mỹ: Biểu tình phản đối xung đột Gaza biến thành bạo động, hàng trăm người bị bắt giữ

18:33 , 02/05/2024

Những căng thẳng chồng chất liên quan cuộc xung đột Hamas-Israel trong các trường đại học ở Mỹ đã bùng phát thành bạo lực ngày 1/5 khi một nhóm người biểu tình ủng hộ Israel tấn công một nhóm người ủng hộ Palestine trong khuôn viên chi nhánh Đại học Columbia tại Los Angeles.

Estonia bắt đầu đóng cửa biên giới với Nga vào ban đêm

Estonia bắt đầu đóng cửa biên giới với Nga vào ban đêm

18:33 , 02/05/2024

Đài truyền hình ERR của Estonia ngày 1/5 đưa tin, nước này bắt đầu thường xuyên đóng cửa khẩu biên giới Narva-1 với Nga theo khung giờ từ 23h đêm hôm trước đến 7h sáng hôm sau theo giờ địa phương. Lịch trình của cửa khẩu biên giới Narva-1 có thể sẽ được giữ nguyên cho đến khi trạm kiểm soát phương tiện được khôi phục, vốn đã tạm thời bị đóng cửa do việc xây dựng điểm qua biên giới ở thị trấn Ivangorod của Nga.

Xuất khẩu của Hàn Quốc tiếp tục phục hồi mạnh nhờ nhu cầu về chip và doanh số bán ôtô cao kỷ lục

Xuất khẩu của Hàn Quốc tiếp tục phục hồi mạnh nhờ nhu cầu về chip và doanh số bán ôtô cao kỷ lục

18:33 , 02/05/2024

Theo báo cáo "Xu hướng xuất nhập khẩu tháng 4/2024" do Bộ Công nghiệp, Thương mại và Tài nguyên Hàn Quốc công bố ngày 1/5, trong tháng Tư, xuất khẩu của Hàn Quốc đã tăng 13,8% và đây là tháng thứ 7 liên tiếp xuất khẩu của quốc gia này đạt mức tăng trưởng liên tục nhờ nhu cầu về chip và doanh số bán ôtô cao kỷ lục.

Ngoại trưởng Pháp - Ai cập thảo luận về tình hình Trung Đông

Ngoại trưởng Pháp - Ai cập thảo luận về tình hình Trung Đông

18:32 , 02/05/2024

Trong khuôn khổ chuyến thăm Ai Cập, ngày 1/5, Ngoại trưởng Pháp Stéphane Séjourné đã có cuộc hội đàm với người đồng cấp chủ nhà Sameh Shoukry tại thủ đô Cairo, thảo luận sâu về tình hình khu vực Trung Đông.

Sập đường cao tốc ở Trung Quốc, hàng chục người thiệt mạng

Sập đường cao tốc ở Trung Quốc, hàng chục người thiệt mạng

18:32 , 02/05/2024

Theo cơ quan chức năng tỉnh Quảng Đông (Trung Quốc), vào khoảng 2h10 sáng ngày 1/05, một vụ sập đường cao tốc đã xảy ra trên đường cao tốc Mai Châu - Đại Bộ, theo hướng Phúc Kiến và gây ra thiệt hại nặng nề.