ĐÀI PHÁT THANH VÀ TRUYỀN HÌNH THANH HÓA

Thanh Hoa Radio and Television
Đường dây nóng: 0237 3721150

Chuyên gia lo Covid-19 khó lường như đại dịch cúm chết chóc năm 1918

Các chuyên gia lo ngại đại dịch Covid-19 có thể diễn biến khó lường như từng xảy ra với đại dịch cúm Tây Ban Nha, vốn làm 500 triệu người mắc bệnh và 50 triệu người thiệt mạng khắp thế giới năm 1918.

30/06/2020 11:09

 

Chuyên gia lo Covid-19 khó lường như đại dịch cúm chết chóc năm 1918 - 1
 

Nhấn để phóng to ảnh

Thực khách ngồi ăn bên ngoài một nhà hàng ở Manhattan, New York, Mỹ sau khi các biện pháp giãn cách xã hội được nới lỏng (Ảnh: Reuters)

Mối lo ngại về nguy cơ tái diễn đại dịch cúm 1918

Khi các quốc gia khắp thế giới nới lỏng các giới hạn về dịch Covid-19 và một số khu vực chứng kiến sự gia tăng đáng kể về số ca nhiễm mới, câu hỏi đang được đặt ra là liệu đại dịch có đang bước vào cái gọi là làn sóng lây nhiễm thứ 2 hay không.

Theo SCMP, tại Mỹ, sau vài tuần các ca mắc Covid-19 duy trì trung bình khoảng 20.000 ca mỗi ngày, số ca nhiễm tăng vọt trở lại gần đây. Ngày 26/6, Mỹ ghi nhận ngày có số ca mắc cao nhất kể từ đầu mùa dịch, với hơn 40.0000 ca mắc mới, theo số liệu của Trung tâm kiểm soát và phòng ngừa dịch bệnh (CDC).

Hans Kluge, giám đốc khu vực châu Âu của Tổ chức Y tế Thế giới (WHO), ngày 25/6 cho biết 30 quốc gia và vùng lãnh thổ trong khu vực đã chứng kiến sự gia tăng về các ca mắc mới trong 2 tuần qua khi nới lỏng các biện pháp giãn cách xã hội, trong đó 11 khu vực chứng kiến sự gia tăng đột biến.

Số ca mắc tăng mạnh trở lại và những tranh luận về làn sóng lây nhiễm thứ 2 đã khiến một số chuyên gia lo ngại rằng lịch sử của đại dịch cúm 1918 có thể lặp lại.

Hiện tượng làn sóng lây nhiễm thứ 2 được liên hệ rộng rãi với các đại dịch cúm trước đây. Trong đại dịch cúm năm 1918, từng khiến 500 triệu người bị nhiễm và khoảng 50 triệu người thiệt mạng khắp thế giới, làn sóng lây nhiễm thứ 2 vào mùa thu gây chết chóc hơn nhiều, vài tháng sau làn sóng đầu tiên. Làn sóng thứ 3 xảy ra tại một số quốc gia vào năm 1919.

“Gần như chắc chắn rằng làn sóng đại dịch Covid-19 thứ 2 sẽ diễn ra, vì chúng ta chưa nhìn thấy khả năng có vắc xin trước làn sóng này”, Gabriel Leung, hiệu trưởng trường y tế thuộc Đại học Hong Kong, nhận định.

“Sau giữa hoặc cuối mùa thu, sẽ là một giai đoạn quan trọng khác”, chuyên gia trên nói.

Tranh cãi về làn sóng thứ 2

Theo các chuyên gia, chưa rõ liệu số ca mắc tăng trở lại có đồng nghĩa với việc nhiều khu vực đang chứng kiến làn sóng thứ 2 hay không, phần lớn do sự mơ hồ của cụm từ này.

Nhiều quan chức thận trọng tuyên bố sự gia tăng về số ca mắc mới tại các khu vực và quốc gia, nơi các ca nhiễm dường như đã giảm, là “làn sóng thứ 2”, do sự gia tăng các nhiễm mới sau nới lỏng giãn cách xã hội không đồng nghĩa là bắt đầu một làn sóng mới - hay kết thúc làn sóng cũ - thậm chí là khi số lượng các ca mắc tăng đột biến.

Ông Anthony Fauci, Giám đốc Viện dị ứng và bệnh truyền nhiễm quốc gia Mỹ, cho biết trong một cuộc phỏng vấn với báo Washington Post ngày 18/6 rằng Mỹ vẫn đang trong làn sóng thứ nhất, dù các ca mắc giảm và tăng ở các thời điểm khác nhau tại các khu vực khác nhau của nước Mỹ.

John Mathews, giáo sư danh dự tại Trường dân số và sức khỏe toàn cầu thuộc Đại học Melbourne (Australia), cho rằng làn sóng thứ 2 có thể được hiểu là sự gia tăng đột biến các ca mắc mới sau một thời gian giảm mạnh.

“Nhưng không ai thực sự có định nghĩa mức lây nhiễm nào được gọi là làn sóng thứ 2, cả về thời gian, địa điểm và quy mô của các ca mắc mới”, ông Mathews nói thêm. 

Ông Mathews cho hay các làn sóng thứ hai giống dịch cúm có thể gây ra do sự biến đổi của virus hoặc các thay đổi về hành động của con người, trong đó những biến đổi của virus đóng vai trò lớn trong làn sóng thứ 2 vào năm 1918. Khả năng miễn dịch đã phát triển trong một tỷ lệ đáng kể dân số, làm virus biến đổi để "né" phản ứng miễn dịch và tiếp tục lây nhiễm cho con người, ông Mathews nói.

“Chúng tôi không nghĩ rằng điều đó sẽ xảy ra sớm với Covid-19”, ông Mathews nói, do mức độ miễn dịch thấp hiện thời, so với tỷ lệ cần thiết 60-70% người cần được tiêm vắc xin hoặc phơi nhiễm để ngăn chặn sự lây lan của dịch bệnh và buộc nó phải thích nghi.

Thay vào đó, các chuyên gia cho rằng, khi người dân vẫn chưa miễn dịch với Covid-19, nhân tố chính ảnh hưởng tới những gì sẽ xảy ra tiếp theo sẽ là hành động của người dân và phản ứng của các chính phủ.

Hannah Clapham, nhà dịch tễ học và phó giáo tư tại Trường Y tế công Saw Swee Hock thuộc Đại học quốc gia Singapore, cũng đồng tình rằng yếu tố quan trọng ở giai đoạn này của đại dịch là các biện pháp y tế công cộng nhằm đối phó với sự gia tăng các ca mắc mới.

“Đối với tôi, điều quan trọng là liệu chúng ta có nhìn thấy hay không sự tái gia tăng liên tục các ca nhiễm mới và cách thức các nơi đối phó bằng các biện pháp y tế công nhằm kiểm soát sự gia tăng của các ca lây nhiễm”, bà Hannah nói.

An Bình/ Dân trí


Ý kiến bạn đọc

Xem thêm bình luận

Đọc thêm

Hạ viện Anh thông qua dự luật cấm giới trẻ hút thuốc lá

Hạ viện Anh thông qua dự luật cấm giới trẻ hút thuốc lá

23:13 , 17/04/2024

Với 383 phiếu thuận và 67 phiếu chống, Hạ viện Anh đã thông qua dự luật ngăn chặn giới trẻ hút thuốc. Đây được xem là chính sách hàng đầu của Thủ tướng Rishi Sunak trong nỗ lực thu hút cử tri trước thềm cuộc tổng tuyển cử vào năm sau.

Mỹ kêu gọi Triều Tiên quay trở lại bàn đàm phán

Mỹ kêu gọi Triều Tiên quay trở lại bàn đàm phán

23:12 , 17/04/2024

Đại sứ Mỹ tại Liên hợp quốc Linda Thomas-Greenfield ngày 16/4 đã kêu gọi Triều Tiên quay trở lại đàm phán. Lời kêu gọi được đưa ra khi bà Thomas-Greenfield đến thăm Khu phi quân sự (DMZ) ở biên giới giữa Triều Tiên và Hàn Quốc.

Tổng thống Ukraine ký ban hành luật huy động quân sự

Tổng thống Ukraine ký ban hành luật huy động quân sự

23:11 , 17/04/2024

Ngày 16/4, Tổng thống Ukraine Volodymyr Zelensky đã ký ban hành luật về động viên nhập ngũ. Luật sẽ có hiệu lực 1 tháng sau khi chính thức được công bố.

Hội nghị Ngoại trưởng G7 tập trung vào các điểm nóng xung đột

Hội nghị Ngoại trưởng G7 tập trung vào các điểm nóng xung đột

20:03 , 17/04/2024

Hội nghị Ngoại trưởng Nhóm các nước công nghiệp phát triển – G7 chính thức khai mạc, tập trung thảo luận về các điểm nóng xung đột tại Trung Đông và Ukraine

IMF nâng dự báo tăng trưởng kinh tế toàn cầu

IMF nâng dự báo tăng trưởng kinh tế toàn cầu

20:02 , 17/04/2024

Quỹ tiền tệ quốc tế nâng dự báo tăng trưởng kinh tế toàn cầu năm nay lên 3,2 %, cho rằng tăng trưởng sẽ được dẫn dắt bởi các nền kinh tế tiên tiến.

Nhật Bản công bố Sách Xanh ngoại giao năm 2024

Nhật Bản công bố Sách Xanh ngoại giao năm 2024

20:01 , 17/04/2024

Ngày 16/4, Nhật Bản đã công bố Sách Xanh ngoại giao năm 2024. Đây được đánh giá là tài liệu quan trọng của Bộ Ngoại giao nhằm đánh giá tổng quát tình hình và định hướng chính sách ngoại giao trong năm tài khóa 2024.

Tesla có khả năng sa thải hơn 10% nhân sự

Tesla có khả năng sa thải hơn 10% nhân sự

11:25 , 17/04/2024

Công ty chế tạo xe điện Tesla (Mỹ) mới đây cho biết, sẽ sa thải hơn 10% lực lượng lao động, trong bối cảnh hãng này đối mặt với nhu cầu xe điện giảm, và thị trường cạnh tranh gay gắt.

FBI mở cuộc điều tra hình sự vụ sập cầu Francis Scott Key tại bang Maryland

FBI mở cuộc điều tra hình sự vụ sập cầu Francis Scott Key tại bang Maryland

11:24 , 17/04/2024

Truyền thông Mỹ vừa cho biết, Cục Điều tra liên bang Mỹ (FBI) đã mở một cuộc điều tra hình sự liên bang về vụ sập cầu tại bang Maryland hôm 26/3 vừa qua.

Tổng thống Pháp nỗ lực thúc đẩy một lệnh ngừng bắn nhân dịp Thế vận hội Olympic

Tổng thống Pháp nỗ lực thúc đẩy một lệnh ngừng bắn nhân dịp Thế vận hội Olympic

11:22 , 17/04/2024

Tổng thống Pháp Emmanuel Macron đang có kế hoạch tìm kiếm một lệnh ngừng bắn cho các cuộc xung đột lớn trên thế giới bao gồm cuộc chiến tại Dải Gaza và Ukraine- vào đúng dịp diễn ra Thế vận hội Olympic mùa hè ở Paris.

IAEA: Nguy cơ mất an toàn ở nhà máy điện hạt nhân Zaporizhzhia vẫn hiện hữu

IAEA: Nguy cơ mất an toàn ở nhà máy điện hạt nhân Zaporizhzhia vẫn hiện hữu

11:22 , 17/04/2024

Phát biểu trước Hội đồng Bảo an Liên hợp quốc mới đây, Giám đốc Cơ quan Năng lượng Nguyên tử Quốc tế (IAEA), ông Rafael Grossi, cho rằng, nguy cơ mất an toàn tại nhà máy điện hạt nhân Zaporizhzhia vẫn hiện hữu, mặc dù đã chuyển tất cả các tổ máy điện sang chế độ tạm dừng hoạt động.