ĐÀI PHÁT THANH VÀ TRUYỀN HÌNH THANH HÓA

Thanh Hoa Radio and Television
Đường dây nóng: 0237 3721150

Chuyên gia lo Covid-19 khó lường như đại dịch cúm chết chóc năm 1918

Các chuyên gia lo ngại đại dịch Covid-19 có thể diễn biến khó lường như từng xảy ra với đại dịch cúm Tây Ban Nha, vốn làm 500 triệu người mắc bệnh và 50 triệu người thiệt mạng khắp thế giới năm 1918.

30/06/2020 11:09

 

Chuyên gia lo Covid-19 khó lường như đại dịch cúm chết chóc năm 1918 - 1
 

Nhấn để phóng to ảnh

Thực khách ngồi ăn bên ngoài một nhà hàng ở Manhattan, New York, Mỹ sau khi các biện pháp giãn cách xã hội được nới lỏng (Ảnh: Reuters)

Mối lo ngại về nguy cơ tái diễn đại dịch cúm 1918

Khi các quốc gia khắp thế giới nới lỏng các giới hạn về dịch Covid-19 và một số khu vực chứng kiến sự gia tăng đáng kể về số ca nhiễm mới, câu hỏi đang được đặt ra là liệu đại dịch có đang bước vào cái gọi là làn sóng lây nhiễm thứ 2 hay không.

Theo SCMP, tại Mỹ, sau vài tuần các ca mắc Covid-19 duy trì trung bình khoảng 20.000 ca mỗi ngày, số ca nhiễm tăng vọt trở lại gần đây. Ngày 26/6, Mỹ ghi nhận ngày có số ca mắc cao nhất kể từ đầu mùa dịch, với hơn 40.0000 ca mắc mới, theo số liệu của Trung tâm kiểm soát và phòng ngừa dịch bệnh (CDC).

Hans Kluge, giám đốc khu vực châu Âu của Tổ chức Y tế Thế giới (WHO), ngày 25/6 cho biết 30 quốc gia và vùng lãnh thổ trong khu vực đã chứng kiến sự gia tăng về các ca mắc mới trong 2 tuần qua khi nới lỏng các biện pháp giãn cách xã hội, trong đó 11 khu vực chứng kiến sự gia tăng đột biến.

Số ca mắc tăng mạnh trở lại và những tranh luận về làn sóng lây nhiễm thứ 2 đã khiến một số chuyên gia lo ngại rằng lịch sử của đại dịch cúm 1918 có thể lặp lại.

Hiện tượng làn sóng lây nhiễm thứ 2 được liên hệ rộng rãi với các đại dịch cúm trước đây. Trong đại dịch cúm năm 1918, từng khiến 500 triệu người bị nhiễm và khoảng 50 triệu người thiệt mạng khắp thế giới, làn sóng lây nhiễm thứ 2 vào mùa thu gây chết chóc hơn nhiều, vài tháng sau làn sóng đầu tiên. Làn sóng thứ 3 xảy ra tại một số quốc gia vào năm 1919.

“Gần như chắc chắn rằng làn sóng đại dịch Covid-19 thứ 2 sẽ diễn ra, vì chúng ta chưa nhìn thấy khả năng có vắc xin trước làn sóng này”, Gabriel Leung, hiệu trưởng trường y tế thuộc Đại học Hong Kong, nhận định.

“Sau giữa hoặc cuối mùa thu, sẽ là một giai đoạn quan trọng khác”, chuyên gia trên nói.

Tranh cãi về làn sóng thứ 2

Theo các chuyên gia, chưa rõ liệu số ca mắc tăng trở lại có đồng nghĩa với việc nhiều khu vực đang chứng kiến làn sóng thứ 2 hay không, phần lớn do sự mơ hồ của cụm từ này.

Nhiều quan chức thận trọng tuyên bố sự gia tăng về số ca mắc mới tại các khu vực và quốc gia, nơi các ca nhiễm dường như đã giảm, là “làn sóng thứ 2”, do sự gia tăng các nhiễm mới sau nới lỏng giãn cách xã hội không đồng nghĩa là bắt đầu một làn sóng mới - hay kết thúc làn sóng cũ - thậm chí là khi số lượng các ca mắc tăng đột biến.

Ông Anthony Fauci, Giám đốc Viện dị ứng và bệnh truyền nhiễm quốc gia Mỹ, cho biết trong một cuộc phỏng vấn với báo Washington Post ngày 18/6 rằng Mỹ vẫn đang trong làn sóng thứ nhất, dù các ca mắc giảm và tăng ở các thời điểm khác nhau tại các khu vực khác nhau của nước Mỹ.

John Mathews, giáo sư danh dự tại Trường dân số và sức khỏe toàn cầu thuộc Đại học Melbourne (Australia), cho rằng làn sóng thứ 2 có thể được hiểu là sự gia tăng đột biến các ca mắc mới sau một thời gian giảm mạnh.

“Nhưng không ai thực sự có định nghĩa mức lây nhiễm nào được gọi là làn sóng thứ 2, cả về thời gian, địa điểm và quy mô của các ca mắc mới”, ông Mathews nói thêm. 

Ông Mathews cho hay các làn sóng thứ hai giống dịch cúm có thể gây ra do sự biến đổi của virus hoặc các thay đổi về hành động của con người, trong đó những biến đổi của virus đóng vai trò lớn trong làn sóng thứ 2 vào năm 1918. Khả năng miễn dịch đã phát triển trong một tỷ lệ đáng kể dân số, làm virus biến đổi để "né" phản ứng miễn dịch và tiếp tục lây nhiễm cho con người, ông Mathews nói.

“Chúng tôi không nghĩ rằng điều đó sẽ xảy ra sớm với Covid-19”, ông Mathews nói, do mức độ miễn dịch thấp hiện thời, so với tỷ lệ cần thiết 60-70% người cần được tiêm vắc xin hoặc phơi nhiễm để ngăn chặn sự lây lan của dịch bệnh và buộc nó phải thích nghi.

Thay vào đó, các chuyên gia cho rằng, khi người dân vẫn chưa miễn dịch với Covid-19, nhân tố chính ảnh hưởng tới những gì sẽ xảy ra tiếp theo sẽ là hành động của người dân và phản ứng của các chính phủ.

Hannah Clapham, nhà dịch tễ học và phó giáo tư tại Trường Y tế công Saw Swee Hock thuộc Đại học quốc gia Singapore, cũng đồng tình rằng yếu tố quan trọng ở giai đoạn này của đại dịch là các biện pháp y tế công cộng nhằm đối phó với sự gia tăng các ca mắc mới.

“Đối với tôi, điều quan trọng là liệu chúng ta có nhìn thấy hay không sự tái gia tăng liên tục các ca nhiễm mới và cách thức các nơi đối phó bằng các biện pháp y tế công nhằm kiểm soát sự gia tăng của các ca lây nhiễm”, bà Hannah nói.

An Bình/ Dân trí


Ý kiến bạn đọc

Xem thêm bình luận

Đọc thêm

Hàn Quốc, Cuba mở cơ quan đại diện ngoại giao ở mỗi nước

Hàn Quốc, Cuba mở cơ quan đại diện ngoại giao ở mỗi nước

23:03 , 29/04/2024

Ngày 28/4, Yonhap dẫn thông cáo của Bộ Ngoại giao Hàn Quốc cho biết nước này và Cuba đã nhất trí mở đại sứ quán ở mỗi bên, tiếp sau bước thiết lập quan hệ ngoại giao song phương hồi đầu năm nay.

WHO: Số ca mắc sởi trên toàn thế giới tăng mạnh

WHO: Số ca mắc sởi trên toàn thế giới tăng mạnh

23:03 , 29/04/2024

Các nhà nghiên cứu mới đây cho biết, số ca mắc sởi trên toàn thế giới đã tăng gần gấp đôi từ năm 2022 đến năm 2023, đặt ra thách thức đối với nỗ lực đạt được và duy trì việc loại bỏ căn bệnh này ở nhiều nước.

Ukraine thừa nhận tình hình chiến sự đang xấu đi trong khi mòn mỏi chờ viện trợ từng ngày

Ukraine thừa nhận tình hình chiến sự đang xấu đi trong khi mòn mỏi chờ viện trợ từng ngày

23:02 , 29/04/2024

Ngày 28/4, Tổng tư lệnh quân đội Ukraine, Đại tướng Oleksandr Syrskyi thừa nhận, tình thế của Kiev trên tiền tuyến đang xấu đi rất nhiều, đồng thời kêu gọi Phương tây viện trợ vũ khí cho nước này.

Đảng đối lập Nhật Bản giành được cả 3 ghế bầu cử Hạ viện bổ sung

Đảng đối lập Nhật Bản giành được cả 3 ghế bầu cử Hạ viện bổ sung

20:01 , 29/04/2024

Theo kết quả kiểm phiếu công bố tối ngày 28/4, đảng Dân chủ Lập hiến, đảng đối lập lớn nhất tại Nhật Bản, đã giành chiến thắng ở cả 3 khu vực trong cuộc bầu cử Hạ viện bổ sung. Kết quả này cũng đánh dấu thất bại của đảng Dân chủ Tự do (LDP) cầm quyền trước đảng đối lập tại cuộc bầu cử đầu tiên - kể từ khi xảy ra vụ bê bối quỹ chính trị liên quan đến một số thành viên của đảng này.

Xung đột ở Trung Đông phủ bóng lên cuộc họp đặc biệt của WEF

Xung đột ở Trung Đông phủ bóng lên cuộc họp đặc biệt của WEF

20:01 , 29/04/2024

Hôm nay 28/4, Diễn đàn Kinh tế Thế giới (WEF) đã khai mạc tại thủ đô Riyadh của Ả rập Xê út, với sự tham gia của hàng trăm chính khách và chuyên gia kinh tế thuộc hơn 90 quốc gia và tổ chức quốc tế. Các cuộc thảo luận tại hội nghị WEF tập trung tìm kiếm giải pháp cho một loạt thách thức toàn cầu liên quan đến kinh tế, khí hậu và các vấn đề nhân đạo. Và trong bối cảnh căng thẳng địa chính trị gia tăng, hội nghị cũng sẽ tập trung thảo luận những vấn đề liên quan đến cuộc chiến ở Gaza và căng thẳng âm ỉ trên khắp Trung Đông.

Lãnh đạo Mỹ, Israel điện đàm về thỏa thuận ngừng bắn tại Gaza

Lãnh đạo Mỹ, Israel điện đàm về thỏa thuận ngừng bắn tại Gaza

20:00 , 29/04/2024

Nhà Trắng cho biết ngày 28/4, Tổng thống Mỹ Joe Biden đã có cuộc điện đàm với Thủ tướng Israel Benjamin Netanyahu, trong đó hai bên đã đánh giá lại các cuộc đàm phán hiện nay nhằm trả tự do cho các con tin mà Hamas cầm giữ, cùng với một lệnh ngừng bắn ngay lập tức tại Gaza.

Iran ấn định thời điểm tổ chức cuộc bầu cử Quốc hội vòng hai

Iran ấn định thời điểm tổ chức cuộc bầu cử Quốc hội vòng hai

18:08 , 29/04/2024

Ngày 28/4 Người phát ngôn Cơ quan bầu cử Iran Mohsen Eslami cho biết, tổng cộng có 90 ứng cử viên sẽ cạnh tranh 45 ghế còn lại trong tổng số 290 ghế của Quốc hội nước này trong cuộc bầu cử vòng hai dự kiến diễn ra vào ngày 10/5 tới.

Chính phủ Hàn Quốc triển khai thêm nhân viên y tế

Chính phủ Hàn Quốc triển khai thêm nhân viên y tế

18:06 , 29/04/2024

Ngày 29/4, Bộ trưởng Y tế Hàn Quốc Cho Kyoo-hong cho biết, chính phủ nước này có kế hoạch triển khai thêm nhân viên y tế trong bối cảnh các bác sỹ cấp cao tại 5 bệnh viện lớn ở thủ đô Seoul quyết định nghỉ làm việc 1 ngày/tuần để đảm bảo 24 giờ nghỉ của các giáo sư sau những giờ làm việc căng thẳng.

Tổng thống Palestine cảnh báo hậu quả nếu Israel tấn công Rafah

Tổng thống Palestine cảnh báo hậu quả nếu Israel tấn công Rafah

18:05 , 29/04/2024

Ngày 28/4, Tổng thống Palestine Mahmoud Abbas cảnh báo việc Israel thực hiện cuộc tấn công vào thành phố Rafah ở phía Nam Gaza có thể dẫn tới việc di dời người Palestine ở Bờ Tây sang Jordan sau khi xung đột kết thúc. Ông Abbas đưa ra phát biểu trên tại cuộc họp đặc biệt của Diễn đàn Kinh tế Thế giới (WEF) do Saudi Arabia đăng cai tổ chức.

Tỉ phú Elon Musk thăm Trung Quốc, gặp gỡ Thủ tướng Lý Cường

Tỉ phú Elon Musk thăm Trung Quốc, gặp gỡ Thủ tướng Lý Cường

18:03 , 29/04/2024

Trong chuyến đi bất ngờ đến Trung Quốc ngày 28/4, tỉ phú công nghệ kiêm Tổng giám đốc Tesla - ông Elon Musk đã gặp Thủ tướng Lý Cường tại Bắc Kinh. Đây là chuyến thăm thứ hai đến Bắc Kinh (Trung Quốc) của tỉ phú Elon Musk trong chưa đầy một năm. Trung Quốc hiện là thị trường lớn nhất thế giới về ô tô điện.