Từ 1-7, Luật Cán bộ, công chức có gì mới
Từ 1-7-2020, Luật Cán bộ, công chức chính thức có hiệu lực, trong đó có 6 điểm nổi bật ảnh hưởng đến mọi công chức
Dưới đây là 6 chính sách có ảnh hưởng lớn nhất đến đối tượng công chức.
1. Tuyển dụng công chức
Điều 37 Luật Cán bộ, công chức 2008 quy định tuyển dụng công chức được thực hiện thông qua thi tuyển trừ trường hợp duy nhất là có đủ điều kiện thi tuyển, cam kết tình nguyện làm việc từ 5 năm trở lên ở miền núi, biên giới, hải đảo, vùng sâu, vùng xa, vùng dân tộc thiểu số…
Theo đó, việc xét tuyển cũng như các trường hợp đặc biệt trong tuyển dụng công chức chỉ được nêu tại các Nghị định, Thông tư hướng dẫn. Tuy nhiên, đến Luật 2019, các quy định này chính thức được đưa vào Luật.
![]() |
Hiện nay, quy định tuyển dụng công chức được thực hiện thông qua thi tuyển
Cụ thể, khoản 5, điều 1 Luật 2019 đã liệt kê các trường hợp được xét tuyển và các trường hợp được tiếp nhận đặc biệt vào công chức gồm: Xét tuyển: Sinh viên tốt nghiệp xuất sắc, nhà khoa học trẻ tài năng; Người học theo chế độ cử tuyển, sau khi tốt nghiệp về công tác tại địa phương; Tiếp nhận đặc biệt: Viên chức công tác tại các đơn vị sự nghiệp công lập; cán bộ, công chức cấp xã…
2. Kiểm định chất lượng đầu vào
Về việc thi tuyển công chức, Nghị quyết 26 của Ban Chấp hành Trung ương Đảng khẳng định: Thống nhất kiểm định chất lượng đầu vào công chức để các địa phương, cơ quan, đơn vị lựa chọn, tuyển dụng theo yêu cầu, nhiệm vụ
Để cụ thể hóa chủ trương nay, khoản 6, điều 1 Luật sửa đổi 2019 đã bổ sung quy định kiểm định chất lượng đầu với những đối tượng phải thi tuyển vào công chức. Theo đó, những ai phải thi tuyển công chức đề phải thực hiện kiểm định đầu vào.
Lộ trình cụ thể của việc này được quy định tại dự thảo Đề án về việc kiểm định hiện đang được lấy ý kiến. Có thể xem kiểm định đầu vào công chức tương đương với việc thi tuyển vòng 1 của kỳ thi tuyển công chức hiện nay theo quy định tại Nghị định 161 năm 2018.
3. "Thu hẹp" đối tượng công chức
Từ 1-7-2020 không chỉ là thời điểm không tăng lương cơ sở mà đây còn là thời điểm Luật sửa đổi Luật Cán bộ, công chức năm 2019 chính thức có hiệu lực.
Một trong những quy định nổi bật của Luật năm 2019 là "thu hẹp" đối tượng là công chức. Theo đó, tại khoản 1, điều 1 Luật năm 2019 đã "loại" lãnh đạo, quản lý trong đơn vị sự nghiệp công lập ra khỏi danh sách công chức.
Đáng nói, công chức hiện đang giữ các chức vụ trên sẽ tiếp tục được hưởng chế độ, chính sách… của công chức cho đến hết thời hạn bổ nhiệm giữ chức vụ đang đảm nhiệm.
4. "Kỷ luật công chức bất cứ lúc nào"
Một trong những điểm mới không thể không kể đến sẽ chính thức được áp dụng từ ngày 1-7-2020 là những thay đổi trong việc xem xét kỷ luật công chức. Đặc biệt là quy định về việc kỷ luật công chức đã về hưu.
Từ 1-7 tới, lương của công chức vẫn được tính theo mức lương cơ sở đang áp dụng hiện nay là 1,49 triệu đồng/tháng
Ngoài ra, một số điểm mới đáng chú ý khác về việc kỷ luật công chức được nêu tại Luật năm 2019 gồm: 4 trường hợp công chức sẽ bị "kỷ luật bất cứ lúc nào"; Vẫn xem xét bổ nhiệm lại những công chức đã bị kỷ luật; Thêm hình thức kỷ luật công chức không hoàn thành nhiệm vụ; Công chức tham nhũng đương nhiên bị thôi việc…
5. Bổ sung thêm ngạch
Hiện ngạch công chức gồm 4 nhóm gồm: chuyên viên cao cấp, chuyên viên chính, chuyên viên, cán sự và nhân viên, nhưng từ đầu tháng 7-2020, Luật sửa đổi năm 2019 đã bổ sung thêm một ngạch nữa là "ngạch khác theo quy định của Chính phủ".
Theo đó, việc phân loại, đánh giá công chức cũng bổ sung thêm một ngạch mới cùng với 4 cách xếp loại tương đương với 4 nhóm ngạch đã nêu ở trên.
Cũng quy định về ngạch, Luật năm 2019 đã sửa đổi, bổ sung về điều kiện để nâng ngạch công chức theo hướng chi tiết và có hệ thống hơn. Do đó, để được nâng ngạch, điều kiện xét sẽ được "siết chặt" hơn so với bây giờ. Qua đó, nâng cao chất lượng đội ngũ công chức hơn so với hiện nay.
6. Giữ nguyên lương cơ sở
Tại Nghị quyết số 86/2019/QH14, Quốc hội đã "chốt" tăng lương cơ sở từ 1,49 triệu đồng/tháng lên 1,6 triệu đồng/tháng. Tuy nhiên, những tháng đầu năm 2020, do ảnh hưởng tiêu cực của dịch Covid-19, ngày 19-6-2020, tại Nghị quyết kỳ họp thứ 9, Quốc hội lại "chốt" chưa tăng lương cơ sở từ ngày 1-7-2020.
Do đó, từ 1-7 tới, lương của công chức vẫn được tính theo mức lương cơ sở đang áp dụng hiện nay là 1,49 triệu đồng/tháng. Kéo theo lương và phụ cấp của công chức cũng không thay đổi so với hiện nay.
H.Lê/Người lao động
Bài viết cùng chuyên mục
Đọc thêm

Những việc cán bộ, công chức không được làm từ tháng 7
Luật Cán bộ, công chức sửa đổi được Quốc hội thông qua ngày 24/6, có hiệu lực từ 1/7/2025, bổ sung danh mục cụ thể những việc cán bộ, công chức không được làm.

Vùng áp thấp đã mạnh lên thành áp thấp nhiệt đới
Theo Đài Khí tượng thủy văn tỉnh Thanh Hoá, vùng áp thấp trên vùng biển phía Đông Bắc khu vực Bắc Biển Đông đã mạnh lên thành áp thấp nhiệt đới.

Xuất hiện áp thấp gây mưa dông, lốc xoáy và gió giật mạnh trên biển
Theo Đài Khí tượng thủy văn tỉnh Thanh Hoá dự báo, trong 24 giờ tới, vùng áp thấp di chuyển chậm theo hướng Tây Tây Bắc và có khả năng mạnh lên thành áp thấp nhiệt đới.

Tăng cường các biện pháp đảm bảo phục vụ người dân và doanh nghiệp khi đến giải quyết thủ tục hành chính
Nhằm giúp người dân và doanh nghiệp thuận tiện trong thực hiện các thủ tục hành chính được thuận lợi, xã Kim Tân đã tăng cường các biện pháp nâng cao chất lượng phục vụ.

Thanh Hóa miễn phí dịch vụ công trực tuyến thuộc thẩm quyền Hội đồng Nhân dân tỉnh
Ngày 24/6/2025, Hội đồng Nhân dân tỉnh Thanh Hóa thông qua Nghị quyết số 12 về việc miễn toàn bộ phí, lệ phí thuộc thẩm quyền của Hội đồng Nhân dân tỉnh, khi người dân, doanh nghiệp thực hiện thủ tục hành chính qua dịch vụ công trực tuyến. Quyết định này nhằm khuyến khích người dân sử dụng dịch vụ công trực tuyến, góp phần thúc đẩy chuyển đổi số trên địa bàn tỉnh.

Thanh Hóa: Phấn đấu thu nhận gần 35.800 mẫu ADN thân nhân liệt sĩ chưa xác định được danh tính
Từ hôm nay đến ngày 20/7, phòng Cảnh sát quản lý hành chính về trật tự xã hội, Công an tỉnh Thanh Hóa phối hợp với Công an các phường, xã trên địa bàn tỉnh triển khai cao điểm thu nhận mẫu ADN thân nhân liệt sĩ chưa xác định được danh tính. Trong đợt này, các đơn vị phấn đấu thu nhận thành công gần 35.800 mẫu ADN, phục vụ cập nhật dữ liệu ngân hàng gen và đối chiếu, so sánh tìm ra danh tính của các liệt sĩ còn chưa biết tên.

Hợp tác xã đưa mạ khay, máy cấy vào sản xuất
Với sự tham gia của các hợp tác xã dịch vụ nông nghiệp, những năm qua, mô hình mạ khay, máy cấy ngày càng trở nên phổ biến trong sản xuất lúa trên địa bàn Thanh Hóa. Việc này đã góp phần tăng năng suất, chất lượng, giảm chi phí, giải phóng sức lao động cho người nông dân.

Hỗ trợ người làm công tác chuyên trách về chuyển đổi số, an toàn thông tin mạng, an ninh mạng
Theo Nghị định 179/2025 mà Chính phủ mới ban hành, từ ngày 15/8/2025, người làm công tác chuyên trách về chuyển đổi số, an toàn thông tin mạng, an ninh mạng sẽ được hỗ trợ 5 triệu đồng/tháng.

Dự báo tháng 7/2025, các tỉnh từ Thanh Hóa đến tỉnh Hà Tĩnh có mưa lớn diện rộng
Trong tháng 7, dự báo khu vực Bắc Bộ, các tỉnh từ Thanh Hóa đến tỉnh Hà Tĩnh có khả năng xuất hiện một số đợt mưa lớn diện rộng. Tổng lượng mưa cả tháng phổ biến cao hơn trung bình nhiều năm cùng kỳ từ 20-50%.

Chuyển đổi số nâng cao hiệu quả quản lý vận hành lưới điện truyền tải
Hiện nay, Truyền tải Điện Thanh Hóa đang nỗ lực đẩy mạnh chuyển đổi số, áp dụng khoa học công nghệ trong công tác sản xuất. Từ đó nâng cao khả năng tự động hóa, độ tin cậy, chính xác của hệ thống lưới điện truyền tải và mang lại hiệu quả vận hành tốt hơn.
Bình luận
Thông báo
Bạn đã gửi thành công.