ĐÀI PHÁT THANH VÀ TRUYỀN HÌNH THANH HÓA

Thanh Hoa Radio and Television
Đường dây nóng: 0237 3721150

Tự do tôn giáo ở Việt Nam - Sự thật không thể xuyên tạc

Tôn trọng quyền tự do tín ngưỡng, tôn giáo của Nhân dân là chủ trương, chính sách nhất quán, xuyên suốt của Đảng, Nhà nước Việt Nam. Tuy vậy, một số đối tượng phản động, thù địch vẫn luôn tìm mọi cơ hội để xuyên tạc về tự do tôn giáo ở nước ta, hòng chia rẽ niềm tin của Nhân dân đối với sự lãnh đạo, điều hành của Đảng và Nhà nước. Những luận điệu sai trái, xuyên tạc đó cần phải phê phán, đấu tranh phản bác; đồng thời khẳng định những thành tựu của Nhà nước Việt Nam trong việc bảo đảm quyền tự do tín ngưỡng, tôn giáo của người dân.

Khánh Hòa – Linh Sơn

03/04/2023 21:45

Trên một số trang mạng xã hội, các đối tượng thù địch rêu rao rằng, Việt Nam vi phạm quyền tự do tôn giáo, hạn chế, cản trở, đàn áp hoạt động tôn giáo. Những dẫn chứng mà chúng đưa ra đều là những hoạt động trái pháp luật, bị kẻ xấu mượn danh tôn giáo để gây rối an ninh trật tự, bắt buộc Nhà nước, các cơ quan chức năng phải ngăn chặn, xử lý. Không chỉ vậy, các đối tượng chống phá còn vu cáo Việt Nam bắt giữ, bỏ tù các cá nhân tôn giáo; trong khi những kẻ bị bắt đều có hành vi tuyên truyền, chống phá Đảng, Nhà nước. Mặt khác, chúng xuyên tạc Luật Tín ngưỡng, tôn giáo của Việt Nam, cho rằng đây là "bước thụt lùi"; "bóp nghẹt tôn giáo" không phù hợp với Công ước Quốc tế về quyền con người… Tuy nhiên, tất cả đều là nhận định vô căn cứ mà các đối tượng phản động đưa ra nhằm kích động mâu thuẫn trong Nhân dân. Trên thực tế, Đảng và Nhà nước ta luôn tôn trọng quyền tự do tín ngưỡng, tôn giáo của Nhân dân.

Tự do tôn giáo ở Việt Nam - Sự thật không thể xuyên tạc - Ảnh 2.

Ông Hồ Việt Anh, Trưởng Ban Tôn giáo tỉnh Thanh Hóa

Theo ông Hồ Việt Anh, Trưởng Ban Tôn giáo tỉnh Thanh Hóa, quan điểm của Đảng ta về công tác Tôn giáo được thể hiện ở Nghị quyết số 25 của Ban chấp hành trung ương Đảng khóa IX năm 2003 cho đến Chỉ thị số 18 ngày 10/1/2018 của Bộ Chính trị khóa XII, xác định: tín ngưỡng tôn giáo là nhu cầu chính đáng của mọi người. Đảng, Nhà nước ta thực hiện nhất quán chính sách tôn trọng, bảo đảm quyền tự do tín ngưỡng tôn giáo của mọi người. Các tôn giáo bình đẳng với nhau. Tuy nhiên việc theo đạo, truyền đạo, hoạt động tôn giáo phải tuân thủ Hiến pháp và pháp luật.

Có thể nói, chưa bao giờ quyền tự do tín ngưỡng, tôn giáo ở Việt Nam được tôn trọng và bảo đảm như hiện nay. Các tôn giáo, tổ chức tôn giáo liên tục được công nhận tư cách pháp nhân, số lượng không ngừng tăng lên. Nếu như năm 2003 cả nước mới chỉ có 6 tôn giáo với 15 tổ chức, 17 triệu tín đồ; thì đến năm 2022, Việt Nam đã công nhận 16 tôn giáo khác nhau với 43 tổ chức và trên 26,7 triệu tín đồ. Mức độ đa dạng tôn giáo ở Việt Nam xếp hạng nhóm đầu thế giới.

Tự do tôn giáo ở Việt Nam - Sự thật không thể xuyên tạc - Ảnh 3.

Tại Thanh Hóa, đến nay trên địa bàn tỉnh có 4 tôn giáo có tư cách pháp nhân đang hoạt động với hơn 300.000 tín đồ và 521 cơ sở thờ tự. Các cấp ủy, chính quyền từ tỉnh đến cơ sở luôn quan tâm, đồng hành cùng các tổ chức tôn giáo, tạo điều kiện để tín đồ các tôn giáo hoạt động, thực hiện tín ngưỡng của mình một cách thuận lợi và đảm bảo đúng quy định. Thượng tọa Thích Tâm Định, Trưởng ban Trị sự Giáo hội Phật giáo Việt Nam tỉnh Thanh Hóa cho biết thời gian vừa qua, tất cả các công việc phật sự của Tỉnh hội Phật giáo tỉnh Thanh Hóa luôn được sự giúp đỡ của các ban sở ngành của tỉnh, và đặc biệt, trong những năm gần đây, được sự quan tâm của Đảng, chính quyền, mặt trận, các ban ngành mà tại tỉnh Thanh Hóa, tất cả các ngôi chùa đều được mở rộng, xây dựng, phục dựng rất khang trang. Mục sư Đỗ Chí Thành, Hội Thánh Tin lành Thanh Hóa cũng cho biết các cấp chính quyền từ tỉnh đến thành phố cho đến phường đã có sự cởi mở và quan tâm lắng nghe, chính quyền địa phương cũng rất tôn trọng những người mục sư, những người truyền đạo, gắn bó với hội thánh.

Tự do tôn giáo ở Việt Nam - Sự thật không thể xuyên tạc - Ảnh 4.

Thị xã Nghi Sơn là một trong những địa phương của tỉnh Thanh Hóa có đông đồng bào theo các tôn giáo, trong đó đạo Công giáo với giáo hạt Ba Làng có số lượng tín đồ hơn 20.000 người, phân bổ trên địa bàn 15 xã, phường. Những năm qua, không phân biệt bên giáo hay bên lương, các cấp ủy Đảng, chính quyền của thị xã Nghi Sơn luôn quan tâm thực hiện, đảm bảo công bằng trong việc đầu tư xây dựng cơ sở vật chất, các công trình phúc lợi, tạo công ăn việc làm, vay vốn xóa đói giảm nghèo cho người dân… Cùng với đó, cấp ủy chính quyền các địa phương còn thường xuyên gặp gỡ, thăm hỏi các chức sắc, chức việc và bà con giáo dân để nắm bắt tâm tư, nguyện vọng, kịp thời giải quyết khó khăn và quan tâm chăm lo đời sống cho đồng bào có đạo.

Tự do tôn giáo ở Việt Nam - Sự thật không thể xuyên tạc - Ảnh 5.

Linh mục Giuse Nguyễn Văn Bình, Chánh xứ Ba Làng, Quản hạt Ba Làng, giáo phận Thanh Hóa cho biết: "Trong các dịp lễ đông, đặc biệt là lễ Noel, chính quyền đã xuống giáo xứ để cùng bàn bạc phương án đảm bảo giao thông, đảm bảo an ninh trật tự để bà con đi lễ được tốt nhất. Hay như việc tôi đề xuất với xã nơi học giáo lý cho các em thì Chủ tịch xã đã trực tiếp xuống để nhìn hiện trường và đã tạo điều kiện để làm phòng học cho các em. Điều đó cũng cho thấy sự quan tâm gần gũi một cách rất thực tế". Nói về vấn đề này, ông Phạm Văn Châu, Phó Bí thư Đảng ủy phường Hải Thanh, thị xã Nghi Sơn cũng cho biết: "Để đồng hành cùng bà con giáo dân, cấp ủy Đảng chính quyền đã phân công cho cán bộ xuống dưới dân để nắm bắt tâm tư tình cảm của bà con; tháo gỡ những khó khăn vướng mắc cho bà con. Đặc biệt mỗi năm chúng tôi đều thực hiện tốt việc đối thoại giữa cấp ủy chính quyền với người dân để từ đó chúng tôi tìm cách tháo gỡ những khó khăn để bà con có những điều kiện thuận lợi hơn trong việc phát triển kinh tế, ổn định đời sống".

Tự do tôn giáo ở Việt Nam - Sự thật không thể xuyên tạc - Ảnh 6.

Cũng chính sự quan tâm, nỗ lực đồng hành của các cấp ủy Đảng, chính quyền thị xã Nghi Sơn đã tạo dựng được niềm tin đối với bà con giáo dân. Từ đó, bà con giáo dân đã đồng lòng ủng hộ những chủ trương, chính sách của Đảng, Nhà nước và địa phương. Có thể thấy, bằng những thành tựu thực tế sinh động và chân thật nhất, Việt Nam đã chứng minh được sự nỗ lực bảo đảm quyền tự do tín ngưỡng, tôn giáo của người dân. Mới đây, Bộ Thông tin và Truyền thông và Ban Tôn giáo Chính phủ đã ra mắt Sách trắng Tôn giáo và chính sách tôn giáo ở Việt Nam. Trong đó một lần nữa khẳng định: Việt Nam bảo đảm sự đa dạng, hòa hợp và bình đẳng tôn giáo và không phân biệt đối xử vì lý do tín ngưỡng, tôn giáo. Nhà nước Việt Nam không ngừng hoàn thiện hệ thống pháp luật về tín ngưỡng, tôn giáo nhằm đáp ứng nhu cầu tín ngưỡng, tôn giáo của người dân, phát huy sức mạnh đại đoàn kết toàn dân tộc, xây dựng một đất nước Việt Nam ngày càng phát triển, dân chủ, công bằng và văn minh.

Ông Hồ Việt Anh, Trưởng Ban Tôn giáo tỉnh Thanh Hóa cho biết cấp ủy, chính quyền của tỉnh Thanh Hóa sẽ tiếp tục công tác lãnh đạo, chỉ đạo, quản lý Nhà nước trên lĩnh vực tín ngưỡng, tôn giáo; tiếp tục làm tốt công tác tuyên truyền phổ biến pháp luật để chức sắc, chức việc, người tu hành của các tôn giáo nắm vững được các quy định của pháp luật trong sinh hoạt và hoạt động tôn giáo. Bên cạnh đó công tác nắm bắt tình hình, kịp thời tham mưu đề xuất cấp có thẩm quyền giải quyết kiến nghị đề xuất của tổ chức cá nhân tôn giáo, để đảm bảo được nhu cầu nhưng cũng phải phù hợp với quy định của pháp luật.

Tự do tôn giáo ở Việt Nam - Sự thật không thể xuyên tạc - Ảnh 7.

 

Thực tiễn cho thấy, đời sống tín ngưỡng, tôn giáo ở Việt Nam những năm qua rất đa dạng, sôi động và phong phú. Đó là minh chứng rõ nét nhất cho thấy tình hình tự do tôn giáo ở Việt Nam ngày càng được đảm bảo tốt hơn. Những thành tựu đó được cả Nhân dân trong nước, bao gồm tín đồ các tôn giáo và cả cộng đồng quốc tế ghi nhận. Việc Việt Nam lần thứ hai trở thành thành viên Hội đồng Nhân quyền Liên hợp quốc nhiệm kỳ 2023 - 2025 đã một lần nữa khẳng định quyền con người nói chung, quyền tự do tín ngưỡng, tôn giáo của người dân ở Việt Nam nói riêng được luôn bảo đảm.

Nguồn: Chuyên mục Bảo vệ nền tảng tư tưởng của Đảng ngày 3.4.2023

Ý kiến bạn đọc

Xem thêm bình luận
Việt Nam bác bỏ những nhận định không khách quan trong Báo cáo tự do tôn giáo quốc tế năm 2024

Việt Nam bác bỏ những nhận định không khách quan trong Báo cáo tự do tôn giáo quốc tế năm 2024

09:55 , 15/05/2024

Mới đây, tại cuộc họp báo thường kỳ của Bộ Ngoại giao, Người phát ngôn Bộ Ngoại giao Việt Nam Phạm Thu Hằng cho biết, Việt Nam bác bỏ những nhận định không khách quan, mang tính định kiến và không chính xác về tình hình thực tế tại Việt Nam được nêu trong Báo cáo tự do tôn giáo quốc tế năm 2024 của Ủy ban Tự do Tôn giáo Hoa Kỳ.

Việt Nam là thành viên trách nhiệm của Hội đồng Nhân quyền Liên hợp quốc

Việt Nam là thành viên trách nhiệm của Hội đồng Nhân quyền Liên hợp quốc

09:52 , 15/05/2024

Kể từ khi chính thức trúng cử thành viên Hội đồng Nhân quyền Liên hợp quốc vào năm 2022 đến nay, Việt Nam đã có 6 sáng kiến nổi bật tại 3 khóa họp thường kỳ, ghi dấu những đóng góp trách nhiệm của Việt Nam vào sự đảm bảo quyền con người chung trên toàn thế giới.

Huyện uỷ Vĩnh Lộc cập nhật kiến thức bảo vệ nền tảng tư tưởng của Đảng, đấu tranh phản bác các quan điểm sai trái thù địch

Huyện uỷ Vĩnh Lộc cập nhật kiến thức bảo vệ nền tảng tư tưởng của Đảng, đấu tranh phản bác các quan điểm sai trái thù địch

16:02 , 13/05/2024

Sáng 13/5, Huyện uỷ Vĩnh Lộc, Ban chỉ đạo 35 huyện đã tổ chức hội nghị cập nhật kiến thức bảo vệ nền tảng tư tưởng của Đảng, đấu tranh phản bác các quan điểm sai trái thù địch, năm 2024 cho các đồng chí thành viên Ban Chỉ đạo 35 huyện; Báo cáo viên, Cộng tác viên dư luận xã hội; Bí thư, phó bí thư Đảng ủy, chủ tịch UBND, Trưởng công an các xã, thị trấn. Cán bộ, đảng viên thuộc Đảng bộ, Chi bộ trực thuộc Huyện uỷ.

Vai trò lãnh đạo của Đảng trong Chiến dịch Điện Biên Phủ và bài học cho hôm nay

Vai trò lãnh đạo của Đảng trong Chiến dịch Điện Biên Phủ và bài học cho hôm nay

17:35 , 09/05/2024

Chiến thắng Điện Biên Phủ "lừng lẫy năm châu, chấn động địa cầu" đã ghi vào lịch sử dân tộc như một Bạch Đằng, một Chi Lăng hay một Đống Đa trong thế kỷ XX. Đây là thành quả của nhiều nhân tố, trong đó có đường lối lãnh đạo đúng đắn của Trung ương Ðảng, Tổng Quân ủy, trực tiếp là Ðảng ủy, Bộ Chỉ huy Mặt trận Ðiện Biên Phủ. Đặc biệt, chiến dịch này đã để lại nhiều bài học quý báu, trong đó có bài học về vai trò lãnh đạo của Đảng, với những giá trị lý luận và thực tiễn sâu sắc cho đến hôm nay.

Xây dựng tổ chức Đảng trong doanh nghiệp

Xây dựng tổ chức Đảng trong doanh nghiệp

20:19 , 08/05/2024

Những năm qua, công tác phát triển Đảng, đoàn thể luôn được nhiều doanh nghiệp doanh nghiệp trên địa bàn tỉnh quan tâm. Qua đó, tổ chức cơ sở Đảng trong doanh nghiệp đã phát huy được vai trò, vị trí, đóng góp vào sự phát triển ổn định, bền vững của doanh nghiệp, tạo môi trường làm việc lành mạnh, đoàn kết, nâng cao chất lượng và hiệu quả sản xuất, kinh doanh.

Việt Nam luôn quan tâm thúc đẩy và bảo vệ quyền con người, quyền công dân

Việt Nam luôn quan tâm thúc đẩy và bảo vệ quyền con người, quyền công dân

17:12 , 08/05/2024

Ngày 22/4, Bộ Ngoại giao Mỹ công bố Báo cáo nhân quyền 2023 trong đó có một số nội dung cho rằng "chính quyền Việt Nam vẫn không có tiến bộ về nhân quyền". Trước vấn đề này, Bộ Ngoại giao Việt Nam khẳng định: Báo cáo nhân quyền thường niên của Bộ Ngoại giao Mỹ chưa khách quan, dựa trên những thông tin không chính xác về tình hình thực tế ở Việt Nam. Chính sách nhất quán của Việt Nam là thúc đẩy và bảo vệ quyền con người, trong đó coi con người là trung tâm, là động lực của quá trình đổi mới và công cuộc phát triển đất nước. Trên thực tế, quan điểm này đã được Đảng, Nhà nước ta nỗ lực hiện thực hoá bằng nhiều chủ trương, chính sách và hành động cụ thể, thiết thực, mang lại những đổi thay to lớn trong đời sống của người dân.

Hãy cùng nhau kề vai, sát cánh, tiếp tục lập nên những kỳ tích "Điện Biên Phủ mới"*

Hãy cùng nhau kề vai, sát cánh, tiếp tục lập nên những kỳ tích "Điện Biên Phủ mới"*

10:46 , 07/05/2024

(Chinhphu.vn) - Cổng Thông tin điện tử Chính phủ trân trọng giới thiệu Diễn văn do đồng chí Phạm Minh Chính, Ủy viên Bộ Chính trị, Thủ tướng Chính phủ trình bày tại Lễ kỷ niệm 70 năm Chiến thắng Điện Biên Phủ (1954-2024).

Đoàn kết công nhân – Triển khai Nghị quyết

Đoàn kết công nhân – Triển khai Nghị quyết

09:44 , 01/05/2024

Tháng Công nhân năm 2024 đang được các cấp công đoàn trong tỉnh triển khai sâu rộng với chủ đề "Đoàn kết công nhân - Triển khai Nghị quyết" nhằm tiếp tục tuyên truyền, tạo động lực, khí thế để cán bộ công đoàn, đoàn viên, người lao động quyết tâm cao, nỗ lực lớn, cùng hành động để triển khai Nghị quyết số 02 của Bộ Chính trị về "Đổi mới tổ chức và hoạt động của Công đoàn Việt Nam trong tình hình mới" và Nghị quyết Đại hội Công đoàn các cấp đạt hiệu quả cao.

Nâng cao chất lượng hoạt động của hệ thống y tế cơ sở

Nâng cao chất lượng hoạt động của hệ thống y tế cơ sở

20:28 , 30/04/2024

Trong những năm gần đây, cùng với việc tập trung thực hiện mục tiêu xây dựng Thanh Hóa trở thành một trong những trung tâm về dịch vụ y tế kỹ thuật cao của khu vực Bắc Trung Bộ theo Nghị quyết Đại hội Đảng bộ tỉnh lần thứ XIX, Thanh Hóa cũng luôn dành sự quan tâm đầu tư, tạo điều kiện để nâng cao chất lượng hoạt động của hệ thống y tế cơ sở, đáp ứng yêu cầu nâng cao chất lượng chăm sóc sức khỏe toàn diện cho mọi người dân.

Huyện Bá Thước bảo tồn văn hóa, làng nghề gắn với phát triển du lịch

Huyện Bá Thước bảo tồn văn hóa, làng nghề gắn với phát triển du lịch

07:39 , 26/04/2024

Để thực hiện có hiệu quả chương trình phát triển du lịch mà Nghị quyết đại hội Đảng bộ huyện lần thứ XXIII đã đề ra, huyện Bá Thước xác định việc bảo tồn, phát huy các giá trị văn hóa và làng nghề gắn với phát triển du lịch là một trong những giải pháp quan trọng. Chính vì vậy, năm 2021, Ủy ban Nhân dân huyện đã xây dựng và ban hành Kế hoạch số 129 năm 2021 về phát triển du lịch gắn với phát huy các giá trị văn hóa trên địa bàn huyện Bá Thước giai đoạn 2021 - 2025 và những năm tiếp theo.