Tự do tôn giáo ở Việt Nam - Sự thật không thể xuyên tạc
Tôn trọng quyền tự do tín ngưỡng, tôn giáo của Nhân dân là chủ trương, chính sách nhất quán, xuyên suốt của Đảng, Nhà nước Việt Nam. Tuy vậy, một số đối tượng phản động, thù địch vẫn luôn tìm mọi cơ hội để xuyên tạc về tự do tôn giáo ở nước ta, hòng chia rẽ niềm tin của Nhân dân đối với sự lãnh đạo, điều hành của Đảng và Nhà nước. Những luận điệu sai trái, xuyên tạc đó cần phải phê phán, đấu tranh phản bác; đồng thời khẳng định những thành tựu của Nhà nước Việt Nam trong việc bảo đảm quyền tự do tín ngưỡng, tôn giáo của người dân.
Trên một số trang mạng xã hội, các đối tượng thù địch rêu rao rằng, Việt Nam vi phạm quyền tự do tôn giáo, hạn chế, cản trở, đàn áp hoạt động tôn giáo. Những dẫn chứng mà chúng đưa ra đều là những hoạt động trái pháp luật, bị kẻ xấu mượn danh tôn giáo để gây rối an ninh trật tự, bắt buộc Nhà nước, các cơ quan chức năng phải ngăn chặn, xử lý. Không chỉ vậy, các đối tượng chống phá còn vu cáo Việt Nam bắt giữ, bỏ tù các cá nhân tôn giáo; trong khi những kẻ bị bắt đều có hành vi tuyên truyền, chống phá Đảng, Nhà nước. Mặt khác, chúng xuyên tạc Luật Tín ngưỡng, tôn giáo của Việt Nam, cho rằng đây là "bước thụt lùi"; "bóp nghẹt tôn giáo" không phù hợp với Công ước Quốc tế về quyền con người… Tuy nhiên, tất cả đều là nhận định vô căn cứ mà các đối tượng phản động đưa ra nhằm kích động mâu thuẫn trong Nhân dân. Trên thực tế, Đảng và Nhà nước ta luôn tôn trọng quyền tự do tín ngưỡng, tôn giáo của Nhân dân.
Theo ông Hồ Việt Anh, Trưởng Ban Tôn giáo tỉnh Thanh Hóa, quan điểm của Đảng ta về công tác Tôn giáo được thể hiện ở Nghị quyết số 25 của Ban chấp hành trung ương Đảng khóa IX năm 2003 cho đến Chỉ thị số 18 ngày 10/1/2018 của Bộ Chính trị khóa XII, xác định: tín ngưỡng tôn giáo là nhu cầu chính đáng của mọi người. Đảng, Nhà nước ta thực hiện nhất quán chính sách tôn trọng, bảo đảm quyền tự do tín ngưỡng tôn giáo của mọi người. Các tôn giáo bình đẳng với nhau. Tuy nhiên việc theo đạo, truyền đạo, hoạt động tôn giáo phải tuân thủ Hiến pháp và pháp luật.
Có thể nói, chưa bao giờ quyền tự do tín ngưỡng, tôn giáo ở Việt Nam được tôn trọng và bảo đảm như hiện nay. Các tôn giáo, tổ chức tôn giáo liên tục được công nhận tư cách pháp nhân, số lượng không ngừng tăng lên. Nếu như năm 2003 cả nước mới chỉ có 6 tôn giáo với 15 tổ chức, 17 triệu tín đồ; thì đến năm 2022, Việt Nam đã công nhận 16 tôn giáo khác nhau với 43 tổ chức và trên 26,7 triệu tín đồ. Mức độ đa dạng tôn giáo ở Việt Nam xếp hạng nhóm đầu thế giới.
Tại Thanh Hóa, đến nay trên địa bàn tỉnh có 4 tôn giáo có tư cách pháp nhân đang hoạt động với hơn 300.000 tín đồ và 521 cơ sở thờ tự. Các cấp ủy, chính quyền từ tỉnh đến cơ sở luôn quan tâm, đồng hành cùng các tổ chức tôn giáo, tạo điều kiện để tín đồ các tôn giáo hoạt động, thực hiện tín ngưỡng của mình một cách thuận lợi và đảm bảo đúng quy định. Thượng tọa Thích Tâm Định, Trưởng ban Trị sự Giáo hội Phật giáo Việt Nam tỉnh Thanh Hóa cho biết thời gian vừa qua, tất cả các công việc phật sự của Tỉnh hội Phật giáo tỉnh Thanh Hóa luôn được sự giúp đỡ của các ban sở ngành của tỉnh, và đặc biệt, trong những năm gần đây, được sự quan tâm của Đảng, chính quyền, mặt trận, các ban ngành mà tại tỉnh Thanh Hóa, tất cả các ngôi chùa đều được mở rộng, xây dựng, phục dựng rất khang trang. Mục sư Đỗ Chí Thành, Hội Thánh Tin lành Thanh Hóa cũng cho biết các cấp chính quyền từ tỉnh đến thành phố cho đến phường đã có sự cởi mở và quan tâm lắng nghe, chính quyền địa phương cũng rất tôn trọng những người mục sư, những người truyền đạo, gắn bó với hội thánh.
Thị xã Nghi Sơn là một trong những địa phương của tỉnh Thanh Hóa có đông đồng bào theo các tôn giáo, trong đó đạo Công giáo với giáo hạt Ba Làng có số lượng tín đồ hơn 20.000 người, phân bổ trên địa bàn 15 xã, phường. Những năm qua, không phân biệt bên giáo hay bên lương, các cấp ủy Đảng, chính quyền của thị xã Nghi Sơn luôn quan tâm thực hiện, đảm bảo công bằng trong việc đầu tư xây dựng cơ sở vật chất, các công trình phúc lợi, tạo công ăn việc làm, vay vốn xóa đói giảm nghèo cho người dân… Cùng với đó, cấp ủy chính quyền các địa phương còn thường xuyên gặp gỡ, thăm hỏi các chức sắc, chức việc và bà con giáo dân để nắm bắt tâm tư, nguyện vọng, kịp thời giải quyết khó khăn và quan tâm chăm lo đời sống cho đồng bào có đạo.
Linh mục Giuse Nguyễn Văn Bình, Chánh xứ Ba Làng, Quản hạt Ba Làng, giáo phận Thanh Hóa cho biết: "Trong các dịp lễ đông, đặc biệt là lễ Noel, chính quyền đã xuống giáo xứ để cùng bàn bạc phương án đảm bảo giao thông, đảm bảo an ninh trật tự để bà con đi lễ được tốt nhất. Hay như việc tôi đề xuất với xã nơi học giáo lý cho các em thì Chủ tịch xã đã trực tiếp xuống để nhìn hiện trường và đã tạo điều kiện để làm phòng học cho các em. Điều đó cũng cho thấy sự quan tâm gần gũi một cách rất thực tế". Nói về vấn đề này, ông Phạm Văn Châu, Phó Bí thư Đảng ủy phường Hải Thanh, thị xã Nghi Sơn cũng cho biết: "Để đồng hành cùng bà con giáo dân, cấp ủy Đảng chính quyền đã phân công cho cán bộ xuống dưới dân để nắm bắt tâm tư tình cảm của bà con; tháo gỡ những khó khăn vướng mắc cho bà con. Đặc biệt mỗi năm chúng tôi đều thực hiện tốt việc đối thoại giữa cấp ủy chính quyền với người dân để từ đó chúng tôi tìm cách tháo gỡ những khó khăn để bà con có những điều kiện thuận lợi hơn trong việc phát triển kinh tế, ổn định đời sống".
Cũng chính sự quan tâm, nỗ lực đồng hành của các cấp ủy Đảng, chính quyền thị xã Nghi Sơn đã tạo dựng được niềm tin đối với bà con giáo dân. Từ đó, bà con giáo dân đã đồng lòng ủng hộ những chủ trương, chính sách của Đảng, Nhà nước và địa phương. Có thể thấy, bằng những thành tựu thực tế sinh động và chân thật nhất, Việt Nam đã chứng minh được sự nỗ lực bảo đảm quyền tự do tín ngưỡng, tôn giáo của người dân. Mới đây, Bộ Thông tin và Truyền thông và Ban Tôn giáo Chính phủ đã ra mắt Sách trắng Tôn giáo và chính sách tôn giáo ở Việt Nam. Trong đó một lần nữa khẳng định: Việt Nam bảo đảm sự đa dạng, hòa hợp và bình đẳng tôn giáo và không phân biệt đối xử vì lý do tín ngưỡng, tôn giáo. Nhà nước Việt Nam không ngừng hoàn thiện hệ thống pháp luật về tín ngưỡng, tôn giáo nhằm đáp ứng nhu cầu tín ngưỡng, tôn giáo của người dân, phát huy sức mạnh đại đoàn kết toàn dân tộc, xây dựng một đất nước Việt Nam ngày càng phát triển, dân chủ, công bằng và văn minh.
Ông Hồ Việt Anh, Trưởng Ban Tôn giáo tỉnh Thanh Hóa cho biết cấp ủy, chính quyền của tỉnh Thanh Hóa sẽ tiếp tục công tác lãnh đạo, chỉ đạo, quản lý Nhà nước trên lĩnh vực tín ngưỡng, tôn giáo; tiếp tục làm tốt công tác tuyên truyền phổ biến pháp luật để chức sắc, chức việc, người tu hành của các tôn giáo nắm vững được các quy định của pháp luật trong sinh hoạt và hoạt động tôn giáo. Bên cạnh đó công tác nắm bắt tình hình, kịp thời tham mưu đề xuất cấp có thẩm quyền giải quyết kiến nghị đề xuất của tổ chức cá nhân tôn giáo, để đảm bảo được nhu cầu nhưng cũng phải phù hợp với quy định của pháp luật.
Thực tiễn cho thấy, đời sống tín ngưỡng, tôn giáo ở Việt Nam những năm qua rất đa dạng, sôi động và phong phú. Đó là minh chứng rõ nét nhất cho thấy tình hình tự do tôn giáo ở Việt Nam ngày càng được đảm bảo tốt hơn. Những thành tựu đó được cả Nhân dân trong nước, bao gồm tín đồ các tôn giáo và cả cộng đồng quốc tế ghi nhận. Việc Việt Nam lần thứ hai trở thành thành viên Hội đồng Nhân quyền Liên hợp quốc nhiệm kỳ 2023 - 2025 đã một lần nữa khẳng định quyền con người nói chung, quyền tự do tín ngưỡng, tôn giáo của người dân ở Việt Nam nói riêng được luôn bảo đảm.
Bá Thước chung tay xây dựng nhà cho các hộ khó khăn về nhà ở
Theo kết quả rà soát của huyện Bá Thước, hiện nay trên địa bàn huyện còn 4.116 hộ khó khăn cần hỗ trợ về nhà ở, trong đó có 2.718 hộ cần hỗ trợ xây mới, 1.398 hộ cần hỗ trợ sửa chữa. Trong những năm qua, nguồn kinh phí hỗ trợ các hộ nghèo xây mới sửa chữa nhà ở chủ yếu từ chương trình mục tiêu quốc gia. Nguồn lực hạn chế, tiến độ thực hiện còn chậm, do đó với việc Ban Thường vụ Tỉnh ủy Thanh Hóa ban hành Chỉ thị 22 về Cuộc vận động hỗ trợ xây dựng nhà ở cho hộ nghèo, hộ gia đình chính sách, hộ còn khó khăn về nhà ở trên địa bàn tỉnh trong 02 năm 2024 - 2025 chính là động lực quan trọng, tiếp thêm sức mạnh để Đảng bộ, chính quyền, Nhân dân huyện Bá Thước cùng chung tay vì mục tiêu an cư, lạc nghiệp cho các hộ còn khó khăn về nhà ở.
Phát huy vai trò của Câu lạc bộ lý luận trẻ trong bảo vệ nền tảng tư tưởng của Đảng
Sau 1 thời gian được thành lập và đi vào hoạt động, mô hình Câu lạc bộ lý luận trẻ trên địa bàn tỉnh đã và đang góp phần phát huy vai trò của tuổi trẻ trong việc bảo vệ nền tảng tư tưởng của Đảng; tích cực đấu tranh phản bác các quan điểm sai trái, thù địch trong tình hình mới.
Việt Nam thực hiện mạnh mẽ các cam kết quốc tế về bảo vệ và thúc đẩy quyền con người
Trong khuôn khổ khóa họp thường kỳ lần thứ 57 vừa diễn ra vào tháng 9 vừa qua, Hội đồng nhân quyền Liên hợp quốc đã thông qua kết quả rà soát định kỳ phổ quát UPR đối với Việt Nam, ghi nhận những tiến bộ về mọi mặt của Việt Nam về hoàn thiện thể chế, pháp luật cũng như những hành động cụ thể, nhất quán từ cấp Trung ương đến cấp địa phương về thúc đẩy và bảo vệ quyền con người. Trong đó, bảo vệ nhóm người yếu thế, dễ bị tổn thương, trao cho họ cơ hội được phát triển bình đẳng được đánh giá là kết quả nổi bật nhất của Việt Nam trong thực hiện các cam kết và khuyến nghị được Hội đồng nhân quyền Liên hợp quốc cũng như các tổ chức quốc tế đưa ra tại các Phiên đối thoại trước đó.
Thanh Hóa: Tăng cường bồi dưỡng nghiệp vụ công tác Tuyên giáo
Ban Tuyên giáo Tỉnh ủy Thanh Hóa hiện đang phối hợp với Huyện ủy, Thành ủy và Thị ủy các địa phương trên địa bàn tỉnh tổ chức chương trình bồi dưỡng nghiệp vụ công tác Tuyên giáo năm 2024 cho đội ngũ cán bộ tuyên giáo cơ sở.
Tăng cường sự lãnh đạo của Đảng đối với công tác đảm bảo an toàn thực phẩm
Thực hiện Kết luận 624 năm 2021 của Ban Chấp hành Đảng bộ tỉnh Thanh Hóa về tiếp tục tăng cường sự lãnh đạo của Đảng đối với công tác bảo đảm vệ sinh an toàn thực phẩm trên địa bàn tỉnh đến năm 2025; thời gian qua, các cấp ủy Đảng, chính quyền và hệ thống chính trị đã quan tâm lãnh đạo, chỉ đạo triển khai thực hiện các nhiệm vụ, giải pháp bảo đảm vệ sinh an toàn thực phẩm và đạt nhiều kết quả tích cực.
Công tác Dân vận - Cầu nối vững chắc giữa Nhân dân với Đảng
Ngày 15/10, kỷ niệm 94 năm ngày truyền thống công tác Dân vận của Đảng. Trải qua 94 năm, công tác Dân vận trong từng giai đoạn cách mạng có những yêu cầu, nội dung khác nhau, nhưng đều hướng tới mục tiêu tăng cường mối quan hệ mật thiết giữa Đảng với Nhân dân, tạo thành sức mạnh to lớn để bảo vệ và phát triển đất nước. Tại tỉnh Thanh Hóa, Ban Dân vận Tỉnh ủy luôn đóng vai trò quan trọng trong công tác vận động quần chúng, tập trung hướng mạnh về cơ sở, nắm bắt và giải quyết kịp thời, có hiệu quả những kiến nghị, vấn đề bức xúc chính đáng của Nhân dân.
Người "vác tù và hàng tổng"
Được ví như "cầu nối" giữa Đảng, Nhà nước với Nhân dân, trong những năm qua, đội ngũ cán bộ thôn, bản, người có uy tín trên địa bàn tỉnh Thanh Hoá đã phát huy tinh thần, trách nhiệm, uy tín của người đảng viên, gương mẫu, đi đầu, vận động Nhân dân thực hiện tốt các chủ trương của Đảng, chính sách, pháp luật của Nhà nước, góp phần đắc lực trong việc phát triển kinh tế, xã hội, giữ gìn an ninh trật tự trên địa bàn. Đội ngũ cán bộ thôn, bản, người có uy tín luôn bền bỉ cống hiến bằng tinh thần vì nước, vì dân.
Thanh Hóa nỗ lực nâng cao số lượng, chất lượng nguồn đảng viên là học sinh
Thời gian qua, tỉnh Thanh Hóa đặc biệt chú trọng đến công tác phát triển Đảng trong học sinh tại các trường THPT, trung tâm giáo dục nghề nghiệp - giáo dục thường xuyên và các trường cao đẳng nghề có hệ giáo dục thường xuyên. Bên cạnh việc nâng cao số lượng, Đảng bộ,Chi bộ các nhà trường còn tập trung nâng cao chất lượng nguồn học sinh, đảm bảo vững vàng về bản lĩnh chính trị, có phẩm chất đạo đức và năng lực học tập, rèn luyện tốt, xứng đáng đứng vào hàng ngũ của Đảng Cộng sản Việt Nam.
Nhận diện "Cách mạng màu" và những nguy cơ tiềm ẩn đối với Việt Nam hiện nay
"Cách mạng màu", hay còn gọi "cách mạng nhung", "cách mạng đường phố" là thuật ngữ xuất hiện nhiều vào cuối thế kỷ 20 đầu thế kỷ 21 và vẫn tiếp tục âm ỉ thâm nhập và lan rộng tại nhiều quốc gia, khu vực; gây ra những hậu quả vô cùng nặng nề. Tại Việt Nam, "Cách mạng màu" cũng đã từng nhiều lần manh nha xuất hiện. Bài học về "Cách mạng màu" vẫn chưa bao giờ là cũ, luôn phải được ghi nhớ, khắc sâu; để kịp thời có biện pháp đấu tranh, ngăn chặn, không để có cơ hội thâm nhập và bùng phát.
Tỏa sáng phẩm chất "Bộ đội Cụ Hồ" tại làng Nhuận Thạch, xã Đông Tiến, huyện Đông Sơn
Cụ Tống Văn Sơn sinh ngày 03/3/1946, trong một gia đình nghèo có truyền thống hiếu học và giàu truyền thống cách mạng tại làng Nhuận Thạch, xã Đông Tiến, huyện Đông Sơn. Mặc dù, đã 80 tuổi nhưng với sự tinh thông về y khoa, am hiểu ngành y, sự tận tụy trong công việc nên Cụ đã chữa khỏi bệnh cho rất nhiều bệnh nhân từ các xã, các huyện trên địa bàn toàn tỉnh.
Bình luận
Thông báo
Bạn đã gửi thành công.