ĐÀI PHÁT THANH VÀ TRUYỀN HÌNH THANH HÓA

Thanh Hoa Radio and Television
Đường dây nóng: 0237 3721150

Ứng dụng công nghệ trong sản xuất chế biến nông sản

Ứng dụng khoa học công nghệ, đặc biệt là công nghệ cao, trong chế biến nông sản nhằm nâng cao giá trị kinh tế, chất lượng và sức cạnh tranh cho nông sản, thực phẩm địa phương là nhiệm vụ cấp thiết của các cấp, các ngành. Sau một thời gian nỗ lực đưa khoa học công nghệ vào chế biến, một số nông sản, thực phẩm địa phương đã khẳng định được thương hiệu, chiếm vị thế trên thị trường, góp phần quan trọng tạo đà cho tỉnh ta xây dựng nền sản xuất nông nghiệp hiệu quả, hiện đại và bền vững.

Ngọc Yến- Xuân Quang

17/04/2023 15:11

Từ nhà máy chế biến bột cá đầu tiên năm 2002, Công ty cổ phần nông sản Phú Gia (Phú Gia Group) đã có sự đổi mới trong tư duy sản xuất, tập trung vào các lĩnh vực sản xuất thức ăn chăn nuôi, trang trại xanh, thực phẩm, phân bón, dịch vụ tư vấn chuồng trại chăn nuôi, vận tải… Ở lĩnh vực nào Phú Gia cũng đầu tư hệ thống máy móc  hiện đại, áp dụng khoa học công nghệ vào sản xuất. Đặc biệt, Phú Gia luôn tìm kiếm và đưa những công nghệ tốt nhất trên thế giới về áp dụng cho ngành chăn nuôi của Việt Nam. Công ty đã hợp tác với hai tập đoàn lớn của châu Âu là Vitafort và Master Good để chuyển giao ứng dụng hiệu quả công nghệ tiên tiến nhất vào sản xuất thức ăn chăn nuôi và chế biến thực phẩm, qua đó hình thành chuỗi giá trị khép kín từ sản xuất, chăn nuôi đến tiêu thụ sản phẩm. Thực tế cho thấy, Phú Gia là một trong những đơn vị tiên phong trong việc liên kết 5F gồm trang trại xanh, chế biến thực phẩm, sản xuất phân bón, trang trại cây trồng, thức ăn chăn nuôi. Và cũng là đơn vị đi đầu trong thực hiện 4A (An toàn dịch bệnh; An toàn đầu tư; An toàn thực phẩm; An toàn môi trường).

Ứng dụng công nghệ trong sản xuất chế biến nông sản - Ảnh 2.

Ông Vũ Hoài Vũ, Tổng giám đốc Công ty cổ phần nông sản Phú Gia

Ông Vũ Hoài Vũ, Tổng giám đốc Công ty cổ phần nông sản Phú Gia cho biết: "Việc ứng dụng khoa học công nghệ ở Phú Gia được coi là nhiệm vụ hàng đầu kể cả thành viên quản trị  cũng như các khối sản xuất đều đang thực hiện quyết liệt. Đến thời điểm này công ty Phú Gia đã thực hiện được điều đó trên tất cả các khâu."

Hiện nay, Phú Gia có 8 đơn vị thành viên trực thuộc tổng công ty bao gồm: Nhà máy thức ăn chăn nuôi cao cấp Phú Gia; Công ty cổ phần giống Phú Gia; Công ty cổ phần giống phát triển và chăn nuôi Thọ Xuân, Công ty cổ phần thủy sản An Trường Sinh; Công ty cổ phần kiểm nghiệm nông nghiệp Hunggari; Nhà máy giết mổ chế biến thịt gia cầm xuất khẩu Viet AVIS; trang trại lợn Thiệu Phú; trang trại gà công nghệ cao Xuân Phú; Công ty cổ phần thực phẩm Phú Gia VMX. Nhờ sự đầu tư mạnh mẽ về khoa học công nghệ, nhân lực và tầm nhìn chiến lược của những nhà lãnh đạo, Công ty cổ phần nông sản Phú Gia ngày càng khẳng định vị thế của mình không chỉ trong nước mà còn vươn mình ra thế giới.

Ứng dụng công nghệ trong sản xuất chế biến nông sản - Ảnh 3.

Trong chế biến nông sản, yếu tố an toàn thực phẩm là điều kiện tiên quyết giúp nâng cao uy tín và đưa sản phẩm rộng rãi ra thị trường. Nắm bắt được điều này, Phú Gia Group đã triển khai hiệu quả thông qua sự kết hợp đắc lực từ các đơn vị thành viên. Đặc biệt là đơn vị kiểm nghiệm và sản xuất thành phẩm đến tay người tiêu dùng. Công ty kiểm nghiệm nông nghiệp Hungary (Khu D, Khu công nghiệp Lễ Môn, phường Quảng Hưng, Thành phố Thanh Hóa) – một trong những thành viên của Phú Gia Group, được hình thành  năm 2018 từ phòng thí nghiệp của công ty cổ phần nông sản Phú Gia. Công ty có hệ thống trang thiết bị hiện đại, đầu tư bài bản từ các nước hàng đầu Thế giới như Anh, Thụy Điển, Pháp, Mỹ…. Quy trình vận hành phòng kiểm nghiệm được thực hiện theo quy trình chặt chẽ từ khâu nhận mẫu đến khi trả kết quả. Dịch vụ kiểm nghiệm nông nghiệp EULAB  bao gồm: Đánh giá điều kiện sản xuất ban đầu; Kiểm nghiệm chất lượng thức ăn chăn nuôi;Kiểm tra chất lượng thực phẩm; Kiểm tra huyết thanh học của vật nuôi; Xét nghiệm bệnh phẩm và làm kháng sinh đồ; Kiểm nghiệm chất lượng nước. Theo đó, Kiểm soát chất lượng toàn diện các sản phẩm của Phú Gia: Thức ăn – Con giống – Trang trại chăn nuôi – Thực phẩm.

Nhà máy chế biến thức ăn chăn nuôi cao cấp của Phú Gia đặt tại khu công nghiệp Lễ Môn, phường Quảng Hưng, tỉnh Thanh Hóa chính thức đi vào hoạt động năm 2003 trên dây chuyền sản xuất theo công nghệ Đài Loan với công suất 12 tấn/giờ. Năm 2010, Phú Gia đầu tư thêm một dây chuyền sản xuất thức ăn chăn nuôi II, qua đó nâng tổng công suất lên 32 tấn/giờ. Cho tới năm 2019, sản lượng của nhà máy sản xuất thức ăn chăn nuôi Phú Gia đã đạt 70.000 tấn/năm.

Ứng dụng công nghệ trong sản xuất chế biến nông sản - Ảnh 4.

Năm 2016, Phú Gia chính thức hợp tác với tâp đoàn Vitafort – Hungari tạo ra những sản phẩm thức ăn chăn nuôi chất lượng cao theo tiêu chuẩn Châu Âu. Thức ăn chăn nuôi Phú Gia bao gồm hơn 40 loại sử dụng cho hầu hết các loại vật nuôi: gia súc, gia cầm, thủy sản, bò sữa…, đáp ứng tốt các giai đoạn sinh trưởng phát triển của vật nuôi, phù hợp với từng loại vùng miền địa lý và tập quán chăn nuôi của từng địa phương.

Nhà máy giết mổ và chế biến gia cầm xuất khẩu Viet Avis là thành viên của Công ty CP Nông sản Phú Gia có trụ sở tại xã Hoằng Quỳ, huyện Hoằng Hóa là khâu cuối cùng của hệ thống khép kín, là mắt xích liên quan đến chuỗi thức ăn, các sản phẩm đầu ra. Với hệ thống thiết bị, công nghệ bán tự động hiện đại, sản phẩm của nhà máy chế biến đạt tiêu chuẩn châu Âu, không chỉ cung cấp cho thị trường nội địa mà hướng đến cung cấp cho thị trường các nước Nhật Bản, Hàn Quốc, Hồng Kông, Đài Loan, Singapore và các nước Châu Âu. Được biết,  Giai đoạn 1 của nhà máy có công suất giết mổ 4.500 con gia cầm/giờ với công nghệ hiện đại nhất Việt Nam tính đến thời điểm hiện tại. Giai đoạn 2, nhà máy sẽ nâng công suất giết mổ lên 8.000 đến 9.000 con gia cầm mỗi giờ.

Ứng dụng công nghệ trong sản xuất chế biến nông sản - Ảnh 5.

Sản phẩm của nhà máy chủ yếu là thành phẩm từ gà trắng. Nhà máy gồm 3 khu vực chính bao gồm: Khu vực xử lý gà lông đầu vào, khu vực thứ 2 làm lạnh thân gà để đảm bảo vi sinh không còn tồn tại và phát triển. Đặc biệt nhà máy không sử dụng bất kỳ hóa chất nào để tẩm ướp bảo quản con gà. Phòng làm lạnh thân gà có ưu việt hơn là xử dụng khí lạnh bảo hòa để làm lạnh, không chỉ sử dụng nguồn nước làm lạnh giống các nhà máy khác. Khi con gà ra khỏi phòng lạnh đảm bảo từ 0-4 độ C theo tiêu chuẩn gà mát. Gà chắc, không có nước, khi mà cắt hay phile ; khâu đóng gói sản phẩm được hút khí và bơm khí trơ bảo quản  nhằm đảm bảo phát sinh vi sinh diễn biến chậm, thời gian bảo quản tăng.

Ứng dụng công nghệ trong sản xuất chế biến nông sản - Ảnh 6.

Ông Lê Đình Biên, Giám đốc Nhà máy giết mổ và chế biến gia cầm xuất khẩu Viet Avis

Ông Lê Đình Biên, Giám đốc Nhà máy giết mổ và chế biến gia cầm xuất khẩu Viet Avis cho biết thêm: "Ứng dụng khoa học công nghệ tại nhà máy là điều tiên quyết vô cùng quan trọng. Thứ nhất đảm bảo vệ sinh an toàn thực phẩm tới người tiêu dùng. Thứ 2 tăng năng xuất  lao động, giảm giá thành, chi phí. Trong thời gian tới, công ty bắt tay với các đơn vị cung cấp thiết bị hiện đại nhằm tăng thêm sản lượng, năng xuất, thực hiện chuyên môn hóa nhằm đưa sản phẩm lớn, tiết kiệm chi phí nhân công cũng như tác động con người vào sản phẩm."

Gần 20 năm hoạt động trong lĩnh vực sản xuất nông sản, với sự mạnh dạn trong đầu tư hệ thống máy móc  hiện đại, áp dụng khoa học công nghệ vào sản xuất và chú trọng nâng cao nguồn nhân lực Phú Gia Group đã khẳng định thương hiệu của mình không chỉ trong nước mà vươn ra khu vực và thế giới.

Không chỉ là doanh nghiệp có 2 sản phẩm OCOP, Công ty TNHH Thương mại Lựu Sướng (Hà Trung) còn xây dựng nhà máy xay chế biến lúa gạo, liên kết sản xuất gắn với chế biến tiêu thụ sản phẩm theo chuỗi tạo giá trị kinh tế cao cho hạt gạo xứ Thanh. Tháng 10-2020, Công ty TNHH Thương mại Lựu Sướng đã khởi công xây dựng nhà máy xay chế biến lúa gạo có diện tích 7.700m2 tại xã Hà Long (Hà Trung).Với tổng mức đầu tư là trên 20 tỷ đồng, Khu Sản xuất và Chế biến Nông sản tổng hợp Lựu Sướng có diện tích mặt bằng là 7.140m2; bao gồm khu sản xuất, chế biến lúa gạo, kho chứa hàng và văn phòng giao dịch; công suất chế biến từ 10.000 đến 12.000 tấn/năm; dây chuyền hoàn toàn tự động và bán tự đông, từ khâu sấy lúa tươi, bảo quản, chế biến đến đóng gói thành phẩm, đưa ra thị trường tiêu thụ. Ông Nguyễn Hữu Long, phó giám đốc công ty cho biết: Nhờ ứng dụng khoa học công nghệ trong sản xuất,  sản lượng cao gấp 3 - 4 lần so với trước kia. Đây là cơ hội tốt để công ty đẩy mạnh sản xuất, liên kết tiêu thụ sản phẩm tốt hơn.

Ứng dụng công nghệ trong sản xuất chế biến nông sản - Ảnh 7.

Ông Nguyễn Hữu Long, phó giám đốc Công ty TNHH Thương mại Lựu Sướng chia sẻ: "Việc ứng dụng khoa học công nghệ trong sản xuất chế biến nông sản tại công ty Lựu Sướng rất hiệu quả. Thứ nhất đó là giảm tải sức lao động tại công ty. Chỉ cần 3 nhân công có thể khởi động toàn bộ giàn máy thay vì trước đó 7, 8 người. Thứ 2 sản phẩm nông sản đảm bảo tiêu chuẩn, đáp ứng được nhu cầu người sử dụng trên thị trường. Thứ 3 việc vệ sinh an toàn lao động đảm bảo tiêu chuẩn, người lao động không bị ản hưởng nhiều. thứ 4 chi phí của việc sản xuất giảm tối đa, tạo hiệu quả doanh thu, thu nhập cho công ty."

Việc đưa vào vận hành thành công nhà máy cũng như mở rộng diện tích liên kết sản xuất với người nông dân đã hình thành nên chuỗi giá trị hàng hóa chất lượng cao, góp phần đáng kể vào chủ trương lớn của Đảng và Nhà nước là tái cơ cấu ngành nông nghiệp theo hướng nâng cao giá trị, phát triển hiệu quả và bền vững. Công ty TNHH Thương mại Lựu Sướng tiếp tục mở rộng quy mô sản xuất và chế biến nông sản, đẩy mạnh liên kết sản xuất với các tổ chức, cá nhân, doanh nghiệp trong tỉnh. Chú trọng đưa các giống lúa thơm ngon, chất lượng có thương hiệu, có hiệu quả kinh tế cao, liên kết với các tổ chức, nhà khoa học để bảo tồn, phục tráng các loại giống lúa quý vào liên kết sản xuất như lúa Nếp cái hoa vàng Gia Miêu Tiến Vua Hà Long, lúa Nếp hạt cau Tiên Sơn Hà Lĩnh và các giống lúa thuần khác như ST24, ST25, Hana112, Đài thơm, Bắc thơm...áp dụng kỹ thuật sản xuất lúa - cá, an toàn, đạt tiêu chuẩn VietGAP, hữu cơ. Cùng với đó, công ty đã chuyển giao khoa học kỹ thuật, đẩy mạnh khuyến khích người dân thực hiện cơ giới hóa, ứng dụng các tiến bộ khoa học kỹ thuật, công nghệ vào sản xuất, nâng cao năng suất, chất lượng và bao tiêu sản phẩm cho người dân, giúp người dân yên tâm lao động, sản xuất.

Ứng dụng công nghệ trong sản xuất chế biến nông sản - Ảnh 8.

Ông Nguyễn Hữu Thành, Chủ tich xã Hà Long huyện Hà Trung

Ông Nguyễn Hữu Thành, Chủ tich xã Hà Long huyện Hà Trung cho biết: "Đối với cây lúa nếp cái hoa vàng là cây có truyền thống trên địa bàn xã, biệt danh là cây lúa tiến vua trong thời kỳ nhà Nguyễn. Khi đưa cây nếp cai hoa vàng năm 2005 có khoảng 5 ha, quá trình triển khai thực hiện đã được các công ty phối hợp để cùng với địa phương hỗ trợ về khoa học kỹ thuật về chuyển giao đầu tư phân bón theo hữu cơ, nông nghiệp công nghệ cao trong đó có Sao Khuê và công ty Lựu sướng, 2 công ty đã phối hợp liên kết để thực hiện. đặc biệt công ty Lựu sướng đã đầu tư phân bón hữu cơ đến hộ nông dân, chính vì vậy chất lượng gạo nếp cái hoa vàng được nâng cao. Đến thời điểm này thì gạo nếp cái hoa vàng được công nhận là sản phẩm VietGap và OCOP."

Ứng dụng công nghệ trong sản xuất chế biến nông sản - Ảnh 9.

Ông Lê Minh Công Giám đốc HTX dịch vụ nông nghiệp Hà Long

Ông Lê Minh Công Giám đốc HTX dịch vụ nông nghiệp Hà Long cho biết thêm: "Từ khi doanh nghiệp Lựu Sướng liên kết với hợp tác xã thì nhân dân yên tâm công tác sản xuất,  mở rộng diện tích, đến nay đã được 200 ha. Công tác thu mua chế biến cơ bản ổn định, đảm bảo. Kể cả thời tiết nắng hay mưa công ty cũng đảm bảo công tác thu mua hay chế biến đồng bộ, chất lượng gạo đặc biệt ổn định. Bà con yên tâm đảm bảo công tác sản xuất đối với cây lúa nếp cái hoa vàng."

Theo tổng hợp của Sở Nông nghiệp và Phát triển nông thôn, toàn tỉnh hiện có 235 doanh nghiệp, Hợp tác xã chế biến, kinh doanh gỗ và lâm sản; 29 doanh nghiệp chế biến nông sản, thực phẩm; 80 doanh nghiệp chế biến thủy, hải sản và hơn 600 cơ sở chế biến nông, lâm, thủy sản.  Việc ứng dụng khoa học công nghệ có vai trò vô cùng quan trọng góp phần  nâng cao hiệu quả kinh tế trong chế biến nông sản tại các đơn vị cũng như góp phần tạo nên thương hiệu sản phẩm.

Ứng dụng công nghệ trong sản xuất chế biến nông sản - Ảnh 10.

Tuy nhiên, nhiều đơn vị gặp không ít khó khăn về vốn đầu tư, chi phí, thời gian đào đạo nguồn nhân lực cũng như việc triển khai chuyển giao công nghệ cho các đơn vị liên kết tại các vùng trồng, vùng nuôi. Để thu hút đầu tư phát triển công nghiệp chế biến nông sản, Thanh Hóa đã có chính sách hỗ trợ 100% kinh phí để thực hiện bồi thường giải phóng mặt bằng và bàn giao mặt bằng sạch cho các doanh nghiệp triển khai thực hiện dự án chế biến nông, lâm sản, quy mô đầu tư 20 tỷ đồng trở lên và sử dụng tối thiểu 30% số lao động địa phương. Cùng với đó, chỉ đạo các địa phương thực hiện tích tụ, tập trung đất đai, phát triển nông nghiệp công nghệ cao. Đồng thời, rà soát, bổ sung, điều chỉnh vùng sản xuất nông nghiệp hàng hóa chất lượng cao phù hợp với điều kiện đất đai, thổ nhưỡng từng vùng để bố trí cây trồng, vật nuôi phù hợp, có chính sách riêng cho doanh nghiệp đầu tư chế biến nông sản và doanh nghiệp bao tiêu nông sản cho nông dân.

Nguồn: Chuyên mục Khoa học và Công nghệ 14/04/2023

Ý kiến bạn đọc

Xem thêm bình luận
"Giải pháp phát triển khoa học và công nghệ phục vụ sự nghiệp công nghiệp hóa, hiện đại hóa; phát huy vai trò của đội ngũ trí thức để phục vụ phát triển kinh tế - xã hội trên địa bàn tỉnh đến năm 2030"

"Giải pháp phát triển khoa học và công nghệ phục vụ sự nghiệp công nghiệp hóa, hiện đại hóa; phát huy vai trò của đội ngũ trí thức để phục vụ phát triển kinh tế - xã hội trên địa bàn tỉnh đến năm 2030"

20:48 , 17/05/2024

Chiều 17/5, Sở Khoa học và Công nghệ phối hợp với Liên hiệp các Hội Khoa học và Kỹ thuật Thanh Hóa tổ chức Hội thảo "Giải pháp phát triển khoa học và công nghệ phục vụ sự nghiệp công nghiệp hóa, hiện đại hóa; phát huy vai trò của đội ngũ trí thức và định hướng ưu tiên trong thực hiện nhiệm vụ Khoa học và Công nghệ cấp tỉnh giai đoạn 2025 - 2030 để phục vụ phát triển kinh tế - xã hội trên địa bàn tỉnh đến năm 2030".

Hội thảo “Giải pháp lựa chọn, xác định, triển khai nhiệm vụ khoa học và công nghệ theo hướng ứng dụng, tập trung giải quyết các vấn đề thực tiễn, cấp thiết tại huyện Yên Định”

Hội thảo “Giải pháp lựa chọn, xác định, triển khai nhiệm vụ khoa học và công nghệ theo hướng ứng dụng, tập trung giải quyết các vấn đề thực tiễn, cấp thiết tại huyện Yên Định”

11:01 , 17/05/2024

Chiều ngày 16/5, Sở Khoa học và Công nghệ phối hợp với Liên hiệp các Hội Khoa học và Kỹ thuật Thanh Hóa, UBND huyện Yên Định tổ chức Hội thảo “Giải pháp lựa chọn, xác định, triển khai nhiệm vụ khoa học và công nghệ (KH&CN) theo hướng ứng dụng, tập trung giải quyết các vấn đề thực tiễn, cấp thiết tại huyện Yên Định”.

Doanh nghiệp ứng dụng công nghệ mới, nâng cao năng suất, chất lượng sản phẩm

Doanh nghiệp ứng dụng công nghệ mới, nâng cao năng suất, chất lượng sản phẩm

20:39 , 15/05/2024

Để nâng cao năng suất và chất lượng sản phẩm, nhiều doanh nghiệp trên địa bàn Thanh Hóa đã tích cực đầu tư đổi mới, ứng dụng khoa học và công nghệ nhằm nâng cao chất lượng sản phẩm, tạo sức cạnh tranh trên thị trường.

Nâng cao năng suất, chất lượng sản phẩm hàng hóa dựa trên nền tảng khoa học, công nghệ

Nâng cao năng suất, chất lượng sản phẩm hàng hóa dựa trên nền tảng khoa học, công nghệ

16:08 , 15/05/2024

Sáng ngày 15/5, Sở Khoa học và Công nghệ Thanh Hóa phối hợp với Trung tâm Thông tin - Truyền thông tiêu chuẩn đo lường chất lượng tổ chức Hội nghị tập huấn “Chương trình nâng cao năng suất, chất lượng sản phẩm, hàng hóa dựa trên nền tảng khoa học, công nghệ và đổi mới sáng tạo năm 2024”.

Số hóa hoạt động quản lý tàu cá và khai thác hải sản

Số hóa hoạt động quản lý tàu cá và khai thác hải sản

10:00 , 15/05/2024

Chuyển đổi số trong lĩnh vực thủy sản sẽ thay đổi phương thức sản xuất để đạt mục tiêu trở thành nghề cá hiện đại và cũng là giải pháp căn bản để hệ thống hóa dữ liệu quản lý tàu cá. Vì vậy, thời gian qua, tỉnh Thanh Hóa luôn chú trọng đến việc tuyên truyền, vận động ngư dân ứng dụng công nghệ vào khai thác, giúp nâng cao năng suất, chất lượng cho sản phẩm thủy sản.

Phong trào phát huy sáng kiến, cải tiến kỹ thuật tại Công đoàn Khu Kinh tế Nghi Sơn và các Khu công nghiệp tỉnh Thanh Hóa

Phong trào phát huy sáng kiến, cải tiến kỹ thuật tại Công đoàn Khu Kinh tế Nghi Sơn và các Khu công nghiệp tỉnh Thanh Hóa

17:36 , 14/05/2024

Những năm qua, Công đoàn Khu Kinh tế Nghi Sơn và các Khu công nghiệp tỉnh Thanh Hóa luôn quan tâm đẩy mạnh phong trào phát huy sáng kiến, cải tiến kỹ thuật, góp phần khơi dậy niềm đam mê của người lao động đồng thời tăng năng suất lao động và làm lợi cho các cơ quan, đơn vị doanh nghiệp trên địa bàn.

Ứng dụng công nghệ số  trong sản xuất nông nghiệp

Ứng dụng công nghệ số trong sản xuất nông nghiệp

17:30 , 14/05/2024

Xác định chuyển đổi số trong lĩnh vực nông nghiệp không những góp phần nâng cao chất lượng sản phẩm, tạo sự cạnh tranh mà còn là cơ hội để thay đổi tư duy sản xuất từ nhỏ lẻ, kém hiệu quả, thiếu chuỗi liên kết sang nền nông nghiệp tiên tiến, nhiều địa phương trên địa bàn tỉnh đã và đang tích cực đẩy mạnh ứng dụng chuyển đổi số, giúp nâng cao năng suất, tăng giá trị sản phẩm và bảo vệ môi trường.

Ứng dụng công nghệ số trong tiêu thụ, phát triển sản phẩm OCOP

Ứng dụng công nghệ số trong tiêu thụ, phát triển sản phẩm OCOP

19:49 , 11/05/2024

Nhằm nâng cao hiệu quả sản xuất, năng lực cạnh tranh và tham gia vào các chuỗi giá trị thị trường, thời gian gần đây, nhiều chủ thể sản xuất sản phẩm OCOP trên địa bàn tỉnh đã ứng dụng công nghệ số vào quá trình sản xuất, kinh doanh, tiêu thụ sản phẩm. Từ đó, góp phần nâng cao chất lượng, hiệu quả sản xuất, năng lực cạnh tranh, mở rộng thị trường tiêu thụ và nâng tầm sản phẩm OCOP.

Thanh Hóa: 100% cán bộ, công chức xử lý hồ sơ trên môi trường mạng

Thanh Hóa: 100% cán bộ, công chức xử lý hồ sơ trên môi trường mạng

19:42 , 11/05/2024

Tỉnh Thanh Hóa đang tập trung đẩy mạnh chuyển đối số trên cả 3 trụ cột chính là chính quyền số, kinh tế số và xã hội số. Trong đó, chính quyền số là trụ cột đầu tiên được xây dựng trên nền tảng chính quyền điện tử. Qua đó, góp phần xây dựng nền hành chính hiện đại, minh bạch, hiệu quả.

Hội thảo "Chuyển đổi xanh - Cơ hội và thách thức cho các doanh nghiệp tỉnh Thanh Hoá"

Hội thảo "Chuyển đổi xanh - Cơ hội và thách thức cho các doanh nghiệp tỉnh Thanh Hoá"

20:40 , 10/05/2024

Ngày 10/5, Liên hiệp các Hội Khoa học và kĩ thuật Thanh Hoá phối hợp với các đơn vị liên quan tổ chức Hội thảo khoa học "Chuyển đổi xanh - Cơ hội và thách thức cho các doanh nghiệp tỉnh Thanh Hoá".