ĐÀI PHÁT THANH VÀ TRUYỀN HÌNH THANH HÓA

Thanh Hoa Radio and Television
Đường dây nóng: 0237 3721150

Nét văn hóa trong lễ hội Bàn Bù

(TTV) - Tích xưa kể lại rằng, khu vực hang Bàn Bù, thuộc làng Ngán, xã Ngọc Khê, huyện Ngọc Lặc vốn là nơi tập hợp nghĩa quân và chế tạo vũ khí của nghĩa quân Lam Sơn. Cùng với đó, suối Bàn Bù cũng là phòng tuyến giúp nghĩa quân Lam Sơn nhiều lần chiến thắng quân Minh, tiêu biểu là trận đánh vào tháng 11 năm 1420. Với chiến thắng này, nghĩa quân Lam Sơn đã thiết lập nên một phòng tuyến vững chắc, tạo đà cho cuộc khởi nghĩa đi đến thắng lợi.

14/04/2018 23:40

 

Tích xưa kể lại rằng, khu vực hang Bàn Bù, thuộc làng Ngán, xã Ngọc Khê, huyện Ngọc Lặc vốn là nơi tập hợp nghĩa quân và chế tạo vũ khí của nghĩa quân Lam Sơn.
Tích xưa kể lại rằng, khu vực hang Bàn Bù, thuộc làng Ngán, xã Ngọc Khê, huyện Ngọc Lặc vốn là nơi tập hợp nghĩa quân và chế tạo vũ khí của nghĩa quân Lam Sơn.

Sau khi cuộc khởi nghĩa Lam Sơn thắng lợi, khu vực hang Bàn Bù được vua Lê Thái Tổ sắc phong cho người dân nơi đây tổ chức ăn mừng chiến thắng vào tháng Giêng hằng năm. Đến năm 2005, hang Bàn Bù đã được UBND tỉnh xếp hạng di tích lịch sử văn hóa và được đưa vào quy hoạch tổng thể nhằm bảo tồn, tôn tạo và phát huy các giá trị di tích lịch sử, văn hóa này.

Quần thể “Di tích lịch sử văn hóa Bàn Bù” ngày nay bao gồm: khu vực núi, hang động, suối nước, các di tích chùa Nán, đền thờ Mẫu Thoải, Đền thờ Lê Lai, Lê Lợi, Nguyễn Trãi và các tướng sỹ nghĩa quân Lam Sơn. Đây là một quần thể di tích lịch sử văn hóa thắng cảnh có giá trị, là nơi lưu dấu sự kiện lịch sử và hội tụ phong cảnh thiên nhiên huyền ảo, kỳ vĩ. Hang Bàn Bù được thiên nhiên ban tặng cho vẻ đẹp mê hồn với những nhũ đá kỳ thú, là một trong những hang động kỳ vĩ, nguyên sơ ở vùng rừng núi phía Tây Thanh Hóa.

Hang Bàn Bù có chiều dài trên 6km với 1 cửa vào và 2 cửa ra. Trong lòng hang có nhiều động đẹp, huyền ảo
Hang Bàn Bù có chiều dài trên 6km với 1 cửa vào và 2 cửa ra. Trong lòng hang có nhiều động đẹp, huyền ảo

Hang Bàn Bù có chiều dài trên 6km với 1 cửa vào và 2 cửa ra. Trong lòng hang có nhiều động đẹp, huyền ảo như ruộng Vua, ao Vua, hang Bụt, thác Bạc, thác Vàng, động Tiên, cung cấm...Đặc biệt, trong lòng hang động với nhiều ngõ ngách luôn có dòng nước trong lành tuôn chảy suốt ngày đêm tạo thành nhiều mặt hồ soi bóng vô vàn nhũ đá lung linh chạy dài theo hang động. Hang Bàn Bù còn biết tới là nơi tập hợp của nghĩa quân Lam Sơn, cùng với suối Bàn Bù, một phòng tuyến bên ngoài giúp nghĩa quân Lam Sơn nhiều lần đánh thắng quân Minh.

Ngoài hang Bàn Bù, nơi đây còn có chùa Nán thờ thích ca Mâu ni, theo thiền phái Trúc Lâm. Trước năm 1420, giặc Minh xâm lược đã tàn phá chùa, nhân dân đã phải sơ tán vào hang Bàn Bù lập bàn thờ thần nước và thờ Phật. Cũng theo Đại Việt thông sử, sau khi chiến thắng quân Minh, vua Lê Thái tổ đã sắc phong cho nhân dân làng Ngán được phụng thờ Tĩnh Quang Ngọc Giám Thủy lôi lưu Thanh Thủy Thần, đồng thời hằng năm mở hội mừng chiến thắng.  

Thanh niên, trai tráng của đất Mường Ngọc Lặc sẽ thực hiện lễ rước nước từ điện thờ chính về địa điểm sẽ diễn ra lễ hội
Thanh niên, trai tráng của đất Mường Ngọc Lặc sẽ thực hiện lễ rước nước từ điện thờ chính về địa điểm sẽ diễn ra lễ hội

Mở đầu cho lễ hội, sau lễ dâng hương, những thanh niên, trai tráng của đất Mường Ngọc Lặc sẽ thực hiện lễ rước nước từ điện thờ chính về địa điểm sẽ diễn ra lễ hội. Lễ rước nước biểu hiện một mối quan hệ mật thiết, hữu cơ giữa quá khứ, hiện tại và tương lai của cả cộng đồng, bao hàm những yếu tố như: Linh khí, hồn thiêng sông núi, tâm thức dân gian về cội nguồn đất nước, dân tộc.

Với thông điệp: “Tri ân các bậc thần linh, tiên tổ và cầu cho quốc thái, dân an”, lễ hội Bàn Bù năm 2018 không còn là lễ, hội của riêng người dân làng Ngán, xã Ngọc Khê, huyện Ngọc Lặc nữa, đó còn ngày hội văn hóa của cộng đồng bà con các dân tộc Mường, Kinh trên đất Ngọc Lặc và các vùng lân cận.

Tiết mục hát múa Pồn Pông, một trong những di sản phi vật thể cấp quốc gia, một biểu tượng trong văn hóa đời sống tâm linh của dân tộc Mường.


Lễ hội Bàn Bù cũng là nơi để các nghệ nhân CLB văn hóa dân gian dân tộc Mường huyện Ngọc Lặc thể hiện những nét tinh hoa nhất của dân tộc mình thông qua những âm thanh trầm, bổng của dàn cồng, chiêng.

Bộ cồng, chiêng của dân tộc Mường có ít nhất là 4 cái, nhiều nhất là 12 cái. Người ta thường treo các giàn cồng, chiêng trong nhà, ngoài sân, hoặc ngoài các bãi rộng để đánh.
Bộ cồng, chiêng của dân tộc Mường có ít nhất là 4 cái, nhiều nhất là 12 cái. Người ta thường treo các giàn cồng, chiêng trong nhà, ngoài sân, hoặc ngoài các bãi rộng để đánh.

Bộ cồng, chiêng của dân tộc Mường có ít nhất là 4 cái, nhiều nhất là 12 cái. Người ta thường treo các giàn cồng, chiêng trong nhà, ngoài sân, hoặc ngoài các bãi rộng để đánh. Âm thanh của tiếng cồng, chiêng vang xa tạo nên một bản trình tấu nhạc hùng tráng giữa núi rừng đại ngàn. Theo dòng chảy của cuộc sống, văn hóa cồng, chiêng đã trở thành một biểu tượng trong đời sống tinh thần của bà con dân tộc Mường, nhất là trong việc xây dựng làng, bản văn hóa ở cộng đồng dân cư.

Từ các phong trào như: xây dựng gia đình văn hóa, làng, cơ quan, đơn vị văn hóa, “ông bà, cha mẹ mẫu mực, con cháu hiếu thảo”, “gia đình, dòng họ hiếu học”….v.v. và gần đây là phong trào: “Chung tay xây dựng nông thôn mới”…đã mang lại những kết quả tốt đẹp.  Cũng bởi vậy, trên đất Mường Ngọc Lặc, không chỉ có những câu hát đúm, hát đang, mà còn có cả những lễ hội cồng, chiêng; những cuộc hát Pồn Pông…được lưu truyền qua nhiều thế hệ. Nét văn hóa truyền thống ấy đã và đang từng ngày góp phần vào sự đa dạng trong đời sống tinh thần của cộng đồng các dân tộc xứ Thanh.

Đức Dũng- Văn Tráng

https://www.youtube.com/watch?v=XpY0XsdWOJI&t=7s


Ý kiến bạn đọc

Xem thêm bình luận

Đọc thêm

Huyện Thiệu Hóa tăng cường quảng bá sản phẩm làng nghề đúc đồng truyền thống

Huyện Thiệu Hóa tăng cường quảng bá sản phẩm làng nghề đúc đồng truyền thống

20:02 , 25/04/2024

Trong khuôn khổ các hoạt động tại Lễ hội đền thờ Lê Văn Hưu năm 2024, huyện Thiệu Hóa tổ chức Hội chợ giới thiệu, quảng bá các sản phẩm Ocop, sản phẩm tiêu biểu, đặc trưng của huyện và các địa phương lân cận, các đơn vị, doanh nghiệp đóng trên địa bàn huyện. Trong đó, sản phẩm đúc đồng truyền thống của làng Chè, nay là làng Trà Đông, xã Thiệu Trung là một trong những sản phẩm chủ lực.

Nhiều hoạt động văn hóa chào mừng các ngày lễ lớn của đất nước

Nhiều hoạt động văn hóa chào mừng các ngày lễ lớn của đất nước

14:00 , 25/04/2024

Trong tháng 4 này, Trung tâm Văn hóa – Điện ảnh Thanh Hóa đã và đang tổ chức nhiều hoạt động văn hóa ý nghĩa hướng đến kỷ niệm 49 năm giải phóng miền Nam thống nhất đất nước, 70 năm chiến thắng Điện Biên Phủ và 134 năm ngày sinh Chủ tịch Hồ Chí Minh.

Nghi Sơn khởi động mùa du lịch hè 2024

Nghi Sơn khởi động mùa du lịch hè 2024

07:12 , 25/04/2024

Những ngày này, thị xã Nghi Sơn đang khẩn trương, hoàn tất những khâu chuẩn bị cuối cùng để sẵn sàng cho các hoạt động văn hóa, du lịch nghỉ dưỡng sôi động, hấp dẫn, mở đầu mùa du lịch hè 2024.

Đặc sắc Lễ hội Đình Thi dân tộc Thổ huyện Như Xuân

Đặc sắc Lễ hội Đình Thi dân tộc Thổ huyện Như Xuân

21:17 , 24/04/2024

Trong 2 ngày 23, 24/4 ( tức ngày 15, 16/3 âm lịch), huyện Như Xuân đã sôi nổi tổ chức Lễ hội Đình Thi lần thứ V năm 2024. Nhiều nghi lễ truyền thống, các hoạt động hóa văn nghệ, ẩm thực đặc sắc diễn ra trong lễ hội đã thu hút đông đảo Nhân nhân tham gia.

Sầm Sơn sẵn sàng các điều kiện về cơ sở vật chất để đón mùa du lịch 2024

Sầm Sơn sẵn sàng các điều kiện về cơ sở vật chất để đón mùa du lịch 2024

09:13 , 24/04/2024

Vào thời điểm này, các doanh nghiệp, cơ sở lưu trú trên địa bàn thành phố Sầm Sơn đang khẩn trương hoàn tất các điều kiện cơ sở vật chất, nhân lực nhằm phục vụ mùa du lịch hè 2024.

Huyện Thiệu Hóa chuẩn bị tổ chức Lễ hội đền thờ Lê Văn Hưu năm 2024

Huyện Thiệu Hóa chuẩn bị tổ chức Lễ hội đền thờ Lê Văn Hưu năm 2024

21:02 , 23/04/2024

Từ ngày 26/4 đến ngày 1/5, tức (ngày 18/3 đến ngày 23/3 năm Giáp Thìn) huyện Thiệu Hóa, tỉnh Thanh Hóa tổ chức Lễ hội đền thờ Lê Văn Hưu năm 2024 nhân 702 năm ngày mất Nhà sử học Lê Văn Hưu. Đến nay, công tác chuẩn bị đã cơ bản hoàn thành.

Gấp rút hoàn thành dự án Công viên Sun World Sầm Sơn

Gấp rút hoàn thành dự án Công viên Sun World Sầm Sơn

20:17 , 23/04/2024

Dự án Sun World Sầm Sơn đang gấp rút hoàn thành những công việc cuối cùng. Nhà đầu tư sẽ nỗ lực đưa dự án đi vào hoạt động cuối tháng 5 tới đây để phục vụ du lịch hè Sầm Sơn 2024.

Khai giảng lớp bồi dưỡng nghiệp vụ du lịch

Khai giảng lớp bồi dưỡng nghiệp vụ du lịch

16:20 , 23/04/2024

Sáng ngày 23/4, Trung tâm Đào tạo và Xúc tiến Du lịch (Hiệp hội Du lịch tỉnh Thanh Hóa) phối hợp với Trung tâm Tư vấn – Đào tạo – Dịch vụ - Xúc tiến Du lịch (Hiệp hội Du lịch Việt Nam) khai giảng lớp bồi dưỡng nghiệp vụ du lịch cho đội ngũ nhân viên, người lao động đang phục vụ tại các cơ sở kinh doanh dịch vụ du lịch trên địa bàn tỉnh Thanh Hóa.

Những hoạt động mùa du lịch biển Sầm Sơn 2024

Những hoạt động mùa du lịch biển Sầm Sơn 2024

10:07 , 23/04/2024

Mùa du lịch Sầm Sơn 2024 sắp khởi động với Khai mạc Lễ hội du lịch biển diễn ra vào ngày 27/4/2024 tới đây. Bên cạnh đó, sẽ có rất nhiều hoạt động sôi nổi, mang đậm bản sắc văn hóa, có tính nghệ thuật cao, độc đáo, ấn tượng sẽ được tổ chức tại thành phố biển Sầm Sơn xinh đẹp. Sầm Sơn 2024 là điểm đến hấp dẫn mời gọi du khách trong và ngoài nước!

Sôi nổi Ngày hội “Thanh thiếu nhi Triệu Sơn với Văn hóa đọc sách” năm 2024

Sôi nổi Ngày hội “Thanh thiếu nhi Triệu Sơn với Văn hóa đọc sách” năm 2024

16:06 , 22/04/2024

Trung tâm Văn hóa, Thông tin, Thể thao và Du lịch huyện Triệu Sơn vừa phối hợp với Huyện Đoàn Triệu Sơn, Ban Chỉ huy Quân sự huyện tổ chức Ngày hội “Thanh thiếu nhi Triệu Sơn với Văn hóa đọc sách” năm 2024.