ĐÀI PHÁT THANH VÀ TRUYỀN HÌNH THANH HÓA

Thanh Hoa Radio and Television
Đường dây nóng: 0237 3721150

Phụ nữ cần làm gì để phát hiện sớm ung thư cổ tử cung?

Ung thư cổ tử cung là loại ung thư phổ biến, đứng thứ hai sau ung thư vú. Hầu hết các nước khuyến cáo phụ nữ sau khi bắt đầu quan hệ tình dục 3 năm nên khám sàng lọc ung thư cổ tử cung.

24/09/2020 07:54

Ung thư cổ tử cung là một trong những bệnh ung thư phổ biến nhất ở phụ nữ đặc biệt trong độ tuổi 30 trở lên.

Khi có các biểu hiện như: ra khí hư âm đạo màu vàng, có mùi khó chịu hoặc khí hư có nhầy máu; ra máu âm đạo bất thường; ra máu âm đạo sau quan hệ tình dục; đau tức vùng bụng dưới;… cho thấy dấu hiệu của ung thư cổ tử cung cần đến viện ngay.

 

Phụ nữ cần làm gì để phát hiện sớm ung thư cổ tử cung? - 1
 

Nhấn để phóng to ảnh

Tuy nhiên, trước khi có các dấu hiệu này, việc khám phụ khoa định kỳ và làm xét nghiệm sàng lọc ung thư cổ tử cung theo chỉ định của bác sĩ, cùng với tiêm phòng vắc xin sẽ góp phần phòng tránh, phát hiện sớm nhất bệnh ung thư cổ tử cung.

Bệnh ung thư cổ tử cung có thể chữa khỏi 100% khi tổn thương được phát hiện sớm (quan sát bằng kính hiển vi), chẩn đoán ở giai đoạn I thì tỷ lệ này còn 80-90%, ở giai đoạn II là 75%.

Để tầm soát ung thư cổ tử cung, đầu tiên bệnh nhân đ\sẽ được khám phụ khoa. Tiếp đó, thực hiện soi cổ tử cung (giúp phát hiện tổn thương sớm bất thường tại cổ tử cung). Bước cuối cùng, bệnh nhân được thực hiện xét nghiệm Pap và HPV.

Cụ thể:

Xét nghiệm HPV

 

Phụ nữ cần làm gì để phát hiện sớm ung thư cổ tử cung? - 2
 

Nhấn để phóng to ảnh

Virus HPV là thủ phạm chính gây ung thư cổ tử cung (chiếm 99,7%), lây truyền qua đường tình dục. HPV có hơn 100 type nhưng 14 type có nguy cơ cao gây ra loại ung thư này. Trong đó, có 2 type nguy cơ cao nhất là type 16 và type 18.

Để thực hiện xét nghiệm này, các bác sĩ sẽ lấy các mẫu tế bào ở cổ tử cung, sau đó kiểm tra sự hiện diện của các chủng virus HPV có nguy cơ gây ung thư cao.

Xét nghiệm Pap

 

Phụ nữ cần làm gì để phát hiện sớm ung thư cổ tử cung? - 3
 

Nhấn để phóng to ảnh

Đây là xét nghiệm thường được thực hiện cùng xét nghiệm HPV. Cụ thể, các bác sĩ sẽ thu thập mẫu tế bào trên bề mặt cổ tử cung, sau đó phết lên lam kính hoặc trộn lẫn trong dịch cố định để kiểm tra dưới kính hiển vi. Mục đích của việc này là để kiểm tra các dấu hiệu bất thường của tế bào về hình dạng, tính chất, nhằm nhận diện dấu hiệu tổn thương tiền ung thư hoặc ung thư.

Các bác sĩ khuyến cáo, trong vòng 48 giờ trước khi làm xét nghiệm, chị  em không nên thụt rửa âm đạo, không quan hệ tình dục, không đặt nút gạc, các loại bọt, keo tránh thai hoặc các loại kem, thuốc đặt âm đạo. Những ngày có kinh phụ nữ không nên làm xét nghiệm này.

Ngoài ra, còn có những lưu ý sau khi tầm soát ung thư cổ tử cung bằng xét nghiệm Pap:

- Phụ nữ trong độ tuổi từ 21 đến 29 nên làm xét nghiệm Pap 3 năm một lần. Không nên sử dụng xét nghiệm HPV ở nhóm tuổi này trừ khi cần thiết: Sau khi có kết quả xét nghiệm Pap bất thường.

- Phụ nữ trong độ tuổi từ 30 đến 65 nên làm xét nghiệm Pap cộng với xét nghiệm HPV được thực hiện 5 năm một lần. Nhưng cứ sau 3 năm thì nên làm xét nghiệm Pap một lần.

- Phụ nữ trên 65 tuổi đã được xét nghiệm ung thư cổ tử cung thường xuyên trong 10 năm qua với kết quả bình thường thì có thể ngừng sàng lọc.

Phát hiện sớm ung thư cổ tử cung sẽ giúp tiết kiệm chi phí, giảm thời gian điều trị, giảm thiểu rủi ro. Chi phí cho một lần đi khám sàng lọc ung thư sớm là rất nhỏ so với số tiền chúng ta phải bỏ ra để điều trị bệnh lâu dài, khi phát hiện bệnh ở giai đoạn muộn.

Minh Nhật/ Dân trí


Ý kiến bạn đọc

Xem thêm bình luận

Đọc thêm

Đảm bảo đủ thuốc cho các tình huống y tế bị ảnh hưởng thiên tai, dịch bệnh

Đảm bảo đủ thuốc cho các tình huống y tế bị ảnh hưởng thiên tai, dịch bệnh

06:30 , 14/09/2024

Để đảm bảo cung ứng đủ thuốc công tác phòng, chống dịch bệnh có thể phát sinh trong mùa bão, mưa lũ, Cục Quản lý Dược đề nghị Sở Y tế các tỉnh, thành phố khẩn trương chỉ đạo các cơ sở sản xuất, kinh doanh, nhập khẩu thuốc đóng trên địa bàn có kế hoạch dự trữ, cung ứng đầy đủ, kịp thời thuốc cho nhu cầu điều trị, đặc biệt đảm bảo cơ số thuốc phục vụ công tác phòng chống dịch bệnh theo hướng dẫn chẩn đoán, điều trị và các hướng dẫn khác của Bộ Y tế; tránh để xảy ra tình trạng thiếu thuốc, biến động tăng giá thuốc.

Phục hồi sức khỏe cơ xương khớp

Phục hồi sức khỏe cơ xương khớp

10:18 , 13/09/2024

Cơ xương khớp là hệ thống nâng đỡ và vận động của cơ thể, giúp chúng ta di chuyển, làm việc. Tuy nhiên, do tuổi tác, chấn thương, hoặc các bệnh lý mãn tính, chức năng cơ xương khớp có thể suy giảm, gây đau đớn, khó khăn trong vận động, ảnh hưởng không nhỏ tới chất lượng cuộc sống. Vì vậy, việc phục hồi xương khớp là rất quan trọng, giúp duy trì sức khỏe và sự linh hoạt của cơ thể.

Gần 700 loại thuốc, nguyên liệu được Bộ Y tế gia hạn giấy đăng ký lưu hành

Gần 700 loại thuốc, nguyên liệu được Bộ Y tế gia hạn giấy đăng ký lưu hành

09:09 , 13/09/2024

Trong đợt gia hạn giấy đăng ký lưu hành thuốc mới nhất, Cục Quản lý Dược - Bộ Y tế đã gia hạn 663 thuốc, nguyên liệu làm thuốc để phục vụ nhu cầu sử dụng thuốc của Nhân dân, cơ sở khám chữa bệnh...

Phòng bệnh thường gặp qua đường tiêu hóa mùa bão, lũ

Phòng bệnh thường gặp qua đường tiêu hóa mùa bão, lũ

08:51 , 13/09/2024

Sau mưa bão, lũ lụt, môi trường thường ô nhiễm, là điều kiện thuận lợi để các loại vi khuẩn, virus và trung gian truyền bệnh sinh sôi, phát triển và dễ phát sinh dịch bệnh, trong đó phổ biến là có các bệnh liên quan đến tiêu hóa. Để chủ động phòng bệnh, người dân cần lưu ý những vấn đề sau:

Bộ Y tế khuyến cáo biện pháp phòng ngộ độc thực phẩm sau mưa bão

Bộ Y tế khuyến cáo biện pháp phòng ngộ độc thực phẩm sau mưa bão

07:58 , 12/09/2024

Cục An toàn thực phẩm, Bộ Y tế, mới có công văn về tăng cường công tác bảo đảm an toàn thực phẩm, phòng chống ngộ độc thực phẩm, khắc phục hậu quả cơn bão số 3.

Chủ động phòng các bệnh lý nguy hiểm do vi khuẩn phế cầu gây ra với vaccine thế hệ mới

Chủ động phòng các bệnh lý nguy hiểm do vi khuẩn phế cầu gây ra với vaccine thế hệ mới

11:02 , 10/09/2024

Vi khuẩn phế cầu là loại vi khuẩn khu trú tại vùng mũi – họng gây ra nhóm bệnh lý nguy hiểm như viêm phổi, viêm mũi họng, viêm tai giữa, viêm màng não, nhiễm trùng huyết… Các bệnh do vi khuẩn phế cầu gây ra thường để lại di chứng và tỷ lệ tử vong từ 10 – 20%, đặc biệt ở trẻ nhỏ, người già, tỷ lệ tử vong lên đến 50%. Tuy vậy, những bệnh này có thể phòng ngừa hiệu quả bằng vaccine phế cầu đặc biệt là các vaccine phế cầu thế hệ mới. Việc tiêm sớm cho trẻ và người lớn sẽ giúp cho nhiều người được bảo vệ trước những bệnh lý nguy hiểm.

Lo ngại dịch bệnh truyền nhiễm bùng phát mùa tựu trường

Lo ngại dịch bệnh truyền nhiễm bùng phát mùa tựu trường

10:27 , 10/09/2024

Theo Bộ Y tế, cả nước đang bước vào năm học mới, nguy cơ các bệnh truyền nhiễm phát sinh tăng cao, nhất là với một số bệnh như sởi, ho gà, tay chân miệng và một số bệnh lây truyền qua đường hô hấp. Bộ Y tế yêu cầu các đơn vị liên quan chủ động triển khai các biện pháp phòng bệnh, ngăn chặn dịch bệnh bùng phát.

Bộ Y tế đặt mục tiêu 95% trẻ tiêm đủ mũi vaccine phòng sởi

Bộ Y tế đặt mục tiêu 95% trẻ tiêm đủ mũi vaccine phòng sởi

10:22 , 10/09/2024

Theo Bộ Y tế, Từ đầu năm đến nay, bệnh sởi đang xuất hiện nhiều ca mắc bệnh ở các địa phương. Bộ Y tế xác định 18 tỉnh, thành phố sẽ tiến hành tiêm vaccine sởi - rubella miễn phí cho các đối tượng với mục tiêu, 95% trẻ thuộc nhóm đối tượng tiêm chủng chưa được tiêm đủ mũi vaccine theo quy định tại vùng nguy cơ, vùng đang có các ca sởi/dịch sởi xảy ra được tiêm 1 mũi vaccine sởi - rubella.

Tăng cường đầu tư cho tuyến y tế cơ sở, nâng cao chất lượng khám chữa bệnh

Tăng cường đầu tư cho tuyến y tế cơ sở, nâng cao chất lượng khám chữa bệnh

18:15 , 09/09/2024

Với chủ trương đầu tư Dự án xây dựng mới và mua sắm trang thiết bị cho 70 trạm y tế tuyến xã theo Nghị quyết 311 ngày 27/8/2022 của Hội đồng Nhân dân tỉnh Thanh Hoá, đến nay, các trạm y tế đã đưa vào sử dụng, góp phần nâng cao chất lượng hoạt động khám chữa bệnh ban đầu.

Bộ Y tế: Đảm bảo nước sạch, vệ sinh môi trường, quản lý chất thải y tế sau bão

Bộ Y tế: Đảm bảo nước sạch, vệ sinh môi trường, quản lý chất thải y tế sau bão

08:20 , 09/09/2024

Theo Bộ Y tế, sau mưa bão nói chung, sau bão số 3 nói riêng, các đơn vị y tế cần thực hiện các biện pháp thu gom, xử lý chất thải rắn y tế đảm bảo an toàn, phòng tránh nguy cơ phát tán mầm bệnh gây ảnh hưởng sức khỏe; tăng cường các biện pháp khử khuẩn, xử lý nước thải y tế trước khi xả thải ra môi trường.