ĐÀI PHÁT THANH VÀ TRUYỀN HÌNH THANH HÓA

Thanh Hoa Radio and Television
Đường dây nóng: 0237 3721150

Phụ nữ cần làm gì để phát hiện sớm ung thư cổ tử cung?

Ung thư cổ tử cung là loại ung thư phổ biến, đứng thứ hai sau ung thư vú. Hầu hết các nước khuyến cáo phụ nữ sau khi bắt đầu quan hệ tình dục 3 năm nên khám sàng lọc ung thư cổ tử cung.

24/09/2020 07:54

Ung thư cổ tử cung là một trong những bệnh ung thư phổ biến nhất ở phụ nữ đặc biệt trong độ tuổi 30 trở lên.

Khi có các biểu hiện như: ra khí hư âm đạo màu vàng, có mùi khó chịu hoặc khí hư có nhầy máu; ra máu âm đạo bất thường; ra máu âm đạo sau quan hệ tình dục; đau tức vùng bụng dưới;… cho thấy dấu hiệu của ung thư cổ tử cung cần đến viện ngay.

 

Phụ nữ cần làm gì để phát hiện sớm ung thư cổ tử cung? - 1
 

Nhấn để phóng to ảnh

Tuy nhiên, trước khi có các dấu hiệu này, việc khám phụ khoa định kỳ và làm xét nghiệm sàng lọc ung thư cổ tử cung theo chỉ định của bác sĩ, cùng với tiêm phòng vắc xin sẽ góp phần phòng tránh, phát hiện sớm nhất bệnh ung thư cổ tử cung.

Bệnh ung thư cổ tử cung có thể chữa khỏi 100% khi tổn thương được phát hiện sớm (quan sát bằng kính hiển vi), chẩn đoán ở giai đoạn I thì tỷ lệ này còn 80-90%, ở giai đoạn II là 75%.

Để tầm soát ung thư cổ tử cung, đầu tiên bệnh nhân đ\sẽ được khám phụ khoa. Tiếp đó, thực hiện soi cổ tử cung (giúp phát hiện tổn thương sớm bất thường tại cổ tử cung). Bước cuối cùng, bệnh nhân được thực hiện xét nghiệm Pap và HPV.

Cụ thể:

Xét nghiệm HPV

 

Phụ nữ cần làm gì để phát hiện sớm ung thư cổ tử cung? - 2
 

Nhấn để phóng to ảnh

Virus HPV là thủ phạm chính gây ung thư cổ tử cung (chiếm 99,7%), lây truyền qua đường tình dục. HPV có hơn 100 type nhưng 14 type có nguy cơ cao gây ra loại ung thư này. Trong đó, có 2 type nguy cơ cao nhất là type 16 và type 18.

Để thực hiện xét nghiệm này, các bác sĩ sẽ lấy các mẫu tế bào ở cổ tử cung, sau đó kiểm tra sự hiện diện của các chủng virus HPV có nguy cơ gây ung thư cao.

Xét nghiệm Pap

 

Phụ nữ cần làm gì để phát hiện sớm ung thư cổ tử cung? - 3
 

Nhấn để phóng to ảnh

Đây là xét nghiệm thường được thực hiện cùng xét nghiệm HPV. Cụ thể, các bác sĩ sẽ thu thập mẫu tế bào trên bề mặt cổ tử cung, sau đó phết lên lam kính hoặc trộn lẫn trong dịch cố định để kiểm tra dưới kính hiển vi. Mục đích của việc này là để kiểm tra các dấu hiệu bất thường của tế bào về hình dạng, tính chất, nhằm nhận diện dấu hiệu tổn thương tiền ung thư hoặc ung thư.

Các bác sĩ khuyến cáo, trong vòng 48 giờ trước khi làm xét nghiệm, chị  em không nên thụt rửa âm đạo, không quan hệ tình dục, không đặt nút gạc, các loại bọt, keo tránh thai hoặc các loại kem, thuốc đặt âm đạo. Những ngày có kinh phụ nữ không nên làm xét nghiệm này.

Ngoài ra, còn có những lưu ý sau khi tầm soát ung thư cổ tử cung bằng xét nghiệm Pap:

- Phụ nữ trong độ tuổi từ 21 đến 29 nên làm xét nghiệm Pap 3 năm một lần. Không nên sử dụng xét nghiệm HPV ở nhóm tuổi này trừ khi cần thiết: Sau khi có kết quả xét nghiệm Pap bất thường.

- Phụ nữ trong độ tuổi từ 30 đến 65 nên làm xét nghiệm Pap cộng với xét nghiệm HPV được thực hiện 5 năm một lần. Nhưng cứ sau 3 năm thì nên làm xét nghiệm Pap một lần.

- Phụ nữ trên 65 tuổi đã được xét nghiệm ung thư cổ tử cung thường xuyên trong 10 năm qua với kết quả bình thường thì có thể ngừng sàng lọc.

Phát hiện sớm ung thư cổ tử cung sẽ giúp tiết kiệm chi phí, giảm thời gian điều trị, giảm thiểu rủi ro. Chi phí cho một lần đi khám sàng lọc ung thư sớm là rất nhỏ so với số tiền chúng ta phải bỏ ra để điều trị bệnh lâu dài, khi phát hiện bệnh ở giai đoạn muộn.

Minh Nhật/ Dân trí


Ý kiến bạn đọc

Xem thêm bình luận

Đọc thêm

Diễn biến đáng lo ngại của dịch sởi

Diễn biến đáng lo ngại của dịch sởi

08:37 , 21/09/2024

Số ca mắc Bệnh sởi tại nhiều tỉnh, thành phố trong cả nước vẫn chưa có dấu hiệu giảm. Từ đầu tháng 9 đến nay, nhiều Bệnh viện Trung ương liên tục tiếp nhận hàng chục ca mắc mới mỗi ngày. Đáng chú ý có nhiều trẻ biến chứng nặng do chưa được tiêm vaccine ngừa sởi.

Không thu viện phí các khoản không được BHYT thanh toán với nạn nhân của bão số 3

Không thu viện phí các khoản không được BHYT thanh toán với nạn nhân của bão số 3

08:32 , 21/09/2024

Bộ Y tế vừa có văn bản gửi Sở Y tế các tỉnh, thành phố trực thuộc Trung ương; các bệnh viện trực thuộc Bộ Y tế; các bệnh viện thuộc trường Đại học Y Dược; Y tế các Bộ, Ngành về việc bảo đảm công tác khám, chữa bệnh, hỗ trợ khắc phục hậu quả bão lụt. Trong đó yêu cầu không thu các khoản viện phí là những chi phí không được BHYT thanh toán với nạn nhân bão số 3 theo chỉ đạo của Thủ tướng Chính phủ.

Ngành y tế tỉnh Thanh Hóa phòng chống dịch bệnh sau mưa lũ

Ngành y tế tỉnh Thanh Hóa phòng chống dịch bệnh sau mưa lũ

16:10 , 20/09/2024

Ảnh hưởng của hoàn lưu cơn bão số 3, trên địa bàn tỉnh Thanh Hóa đã xảy ra tình trạng ngập lụt tại một số địa phương, làm gia tăng nguy cơ bùng phát dịch bệnh. Do đó, ngành y tế đã chủ động triển khai các biện pháp phòng, chống dịch bệnh, vệ sinh môi trường trong và sau mưa lũ.

Siêu vi khuẩn kháng thuốc dự kiến sẽ giết chết 39 triệu người vào năm 2050

Siêu vi khuẩn kháng thuốc dự kiến sẽ giết chết 39 triệu người vào năm 2050

09:24 , 20/09/2024

Theo nghiên cứu trên tạp chí y khoa The Lancet, tình trạng nhiễm trùng do siêu vi khuẩn kháng thuốc được dự đoán sẽ giết chết 39 triệu người trong 25 năm tới.

Liên tiếp tiếp nhận bệnh nhân nhiễm vi khuẩn Whitmore

Liên tiếp tiếp nhận bệnh nhân nhiễm vi khuẩn Whitmore

09:20 , 20/09/2024

Trung tâm Bệnh nhiệt đới (Bệnh viện Bạch Mai) gần đây đã liên tục tiếp nhận các trường hợp bệnh nhân nhiễm vi khuẩn Whitmore.

Phòng chống các dịch bệnh thường gặp sau mưa lũ

Phòng chống các dịch bệnh thường gặp sau mưa lũ

07:30 , 18/09/2024

Hoàn lưu bão số 3 đã gây ngập lụt trên diện rộng, ảnh hưởng trực tiếp đến cuộc sống của người dân, đặc biệt tại các tỉnh miền núi phía Bắc trong hơn 1 tuần qua. Tại Thanh Hóa, một số huyện miền núi cũng đã xảy ra mưa lũ, ngập lụt cục bộ. Ngành y tế khuyến cáo người dân về các nguy cơ dịch bệnh mùa mưa lũ đe dọa sức khỏe cộng đồng. Liên quan đến vấn đề này, Đài Phát thanh và Truyền hình Thanh Hóa có cuộc trao đổi với Bác sĩ Đỗ Văn Long, Phó Trưởng khoa Phòng chống bệnh truyền nhiễm, Trung tâm Kiểm soát bệnh tật tỉnh Thanh Hóa.

Hậu Lộc chủ động giám sát bệnh sốt xuất huyết

Hậu Lộc chủ động giám sát bệnh sốt xuất huyết

18:10 , 15/09/2024

Sốt xuất huyết đang vào mùa cao điểm. Nhằm kiểm soát, không để bệnh lây lan, bùng phát, ngành y tế huyện Hậu Lộc đã phối hợp với chính quyền các địa phương tăng cường giám sát, phát hiện sớm ca bệnh và các yếu tố nguy cơ để kiểm soát dịch.

Tạm ứng đầy đủ, kịp thời kinh phí khám chữa bệnh bảo hiểm y tế

Tạm ứng đầy đủ, kịp thời kinh phí khám chữa bệnh bảo hiểm y tế

10:32 , 15/09/2024

Bảo hiểm xã hội Việt Nam yêu cầu Bảo hiểm xã hội các tỉnh, thành tạm ứng đầy đủ, kịp thời kinh phí khám chữa bệnh bảo hiểm y tế cho các cơ sở khám chữa bệnh, tuyệt đối không để thiếu kinh phí; tập trung đảm bảo quyền lợi Bảo hiểm xã hội, bảo hiểm y tế của người dân trong mọi tình huống.

Sở Y tế Thanh Hoá chỉ đạo phòng chống dịch bệnh sau ngập lụt tại huyện Thạch Thành

Sở Y tế Thanh Hoá chỉ đạo phòng chống dịch bệnh sau ngập lụt tại huyện Thạch Thành

18:05 , 14/09/2024

Đoàn công tác của Sở Y tế Thanh Hoá vừa kiểm tra và chỉ đạo công tác phòng chống dịch bệnh tại các vùng bị ngập lụt của huyện Thạch Thành.

Chủ động phòng, chống dịch bệnh mùa mưa bão

Chủ động phòng, chống dịch bệnh mùa mưa bão

07:00 , 14/09/2024

Sau mưa lớn gây ngập úng và sạt lở đất, vấn đề cần quan tâm là nguy cơ bùng phát dịch bệnh truyền nhiễm, ảnh hưởng đến sức khỏe. Trước tình hình đó, ngành y tế Thanh Hoá đã chủ động phương án, chuẩn bị sẵn sàng thuốc, hóa chất và các phương tiện, vật tư để thích ứng với các tình huống có thể xảy ra.