Các bệnh viện tích cực thực hiện Đề án 06

21:39 - 09/12/2023

Thời gian qua, việc triển khai Đề án 06 của Chính phủ trong ngành Y tế bước đầu đã cho thấy những kết quả tích cực, được người dân đồng tình thực hiện, tạo thuận lợi cho các cơ sở y tế trong thực hiện nhiệm vụ khám chữa bệnh.

Trong Đề án 06 của Thủ tướng Chính phủ, ngành Y tế được giao nhiệm vụ thực hiện liên thông các cơ sở dữ liệu ngành với cơ sở dữ liệu quốc gia, đặc biệt là liên thông dữ liệu phục vụ các nhóm dịch vụ công trực tuyến trên nền tảng cơ sở dữ liệu quốc gia về dân cư bao gồm: Liên thông dữ liệu Giấy chứng sinh, Giấy báo tử và Giấy khám sức khỏe lái xe được cấp tại các cơ sở khám, chữa bệnh.

Các bệnh viện tích cực thực hiện Đề án 06- Ảnh 1.

Thực hiện Đề án 06, Bệnh viện 71 Trung ương đã ban hành các văn bản, tăng cường công tác tuyên truyền, tích cực cải cách thủ tục hành chính, tạo điều kiện thuận lợi nhất cho cán bộ, y bác sỹ, bệnh nhân người nhà bệnh nhân khi đến khám chữa bệnh. Bệnh viện đã đầu tư cơ sở vật chất, trang thiết bị phục vụ chuyển đổi số, như đầu tư các đầu đọc mã Code trên căn cước công dân gắn chíp tại tất cả các vị trí đón tiếp ban đầu ở tất cả các khoa, phòng, các ứng dụng vssid thay thế thẻ bảo hiểm y tế, đưa các ứng dụng máy móc, thiết bị y tế mới, hiện đại, phần mềm quản lý bệnh viện... 

Các bệnh viện tích cực thực hiện Đề án 06- Ảnh 2.

Điều này giúp nhân viên, bộ phận tiếp nhận hồ sơ tiết kiệm được thời gian làm thủ tục khám chữa bệnh và các thủ tục hành chính được giải quyết nhanh chóng, đơn giản hơn trước.

Các bệnh viện tích cực thực hiện Đề án 06- Ảnh 3.

Bà Nguyễn Thị Đức, Phường Quảng Tâm, thành phố Thanh Hoá, tỉnh Thanh Hoá

Bà Nguyễn Thị Đức, Phường Quảng Tâm, thành phố Thanh Hoá, tỉnh Thanh Hoá cho biết: "Cán bộ, nhân viên ở đây rất nhiệt tình giúp đỡ tôi trong việc thực hiện các thủ tục thanh toán, nhờ vậy, việc thanh toán được nhanh chóng hơn trước đây"

Nhận thức rõ tầm quan trọng của việc triển khai Đề án 06, các cơ sở y tế trên địa bàn tỉnh Thanh Hoá đã tích cực tham gia triển khai ứng dụng dữ liệu về dân cư, định danh và xác thực điện tử phục vụ chuyển đổi số quốc gia giai đoạn 2022-2025, tầm nhìn đến năm 2030, tập trung vào các hoạt động chăm sóc sức khỏe người dân, phòng, chống dịch bệnh với mục tiêu lấy con người là trung tâm trong môi trường số.

Các bệnh viện tích cực thực hiện Đề án 06- Ảnh 4.

Hiện tại, tất cả các bệnh viện đã thực hiện cập nhật, chuyển dữ liệu giấy khám sức khỏe lái xe, giấy chứng sinh, giấy báo tử lên Cổng giám định BHYT liên thông phục vụ Đề án 06. Những tiện ích mang lại trong khám chữa bệnh bảo hiểm y tế bằng căn cước công dân gắn chíp hoặc qua ứng dụng định danh điện tử quốc gia VneID và kết nối với hệ thống thông tin quốc gia được xem là bước đi quan trọng nhằm hiện thực hóa các mục tiêu theo lộ trình của Đề án 06 của Chính phủ, qua đó giúp người dân thay đổi cách tiếp cận, hình thành thói quen áp dụng số hóa trong giao dịch, nhận thức rõ lợi ích mà chuyển đổi số mang lại.

Các bệnh viện tích cực thực hiện Đề án 06- Ảnh 5.

Tuy nhiên, trong quá trình thực hiện cũng còn một số bất cập khi triển khai thực hiện đăng ký khám chữa bệnh bằng căn cước công dân gắn chíp và ứng dụng định danh điện tử quốc gia VneID như : vẫn xảy ra tình trạng còn nhiều thẻ căn cước công dân chưa được đồng bộ dữ liệu bảo hiểm y tế; nhiều đối tượng ngoại tỉnh đến làm việc tại địa phương kê khai địa chỉ không chính xác; việc hồi cứu lại dữ liệu rất khó vì người dân đã thay đổi số điện thoại, nơi ở, nơi làm việc, không liên hệ được; nhiều trường hợp người cao tuổi mất, chưa làm lại thẻ Căn cước công dân vẫn dùng chứng minh nhân dân cũ nên thông tin không được cập nhật; một số trường hợp không có Căn cước công dân... Những tồn tại này gây bất cập cho công tác tra cứu thông tin dữ liệu.

Các bệnh viện tích cực thực hiện Đề án 06- Ảnh 6.

Nhằm tiếp tục tra cứu đảm bảo 100% người bệnh đều được khám bằng căn cước công dân, các bệnh viện tiếp tục bố trí nguồn kinh phí mua sắm trang thiết bị phục vụ công tác chuyển đối số. Các trường hợp dữ liệu chưa đồng bộ sẽ hướng dẫn người dân quay về xã, phường để được giải quyết, giúp người dân tiếp cận các dịch vụ y tế nhanh chóng, minh bạch thông tin, góp phần ngăn chặn, giảm thiểu tiêu cực trong khám chữa bệnh bảo hiểm y tế.

Các bệnh viện tích cực thực hiện Đề án 06- Ảnh 7.

Thạc sỹ, Bác sỹ CK 2, Hoàng Văn NgọcPhó Giám đốc Bệnh viện 71 Trung ương, tỉnh Thanh Hoá

Thạc sỹ, Bác sỹ CK 2, Hoàng Văn Ngọc, Phó Giám đốc Bệnh viện 71 Trung ương, tỉnh Thanh Hoá cho biết: "Bệnh viện đầu tư nhiều thiết bị phục vụ dữ liệu bảo hiểm y tế, cổng dịch vụ công Quốc gia như các đầu đọc, thanh toán tiền không cầ tiền mặt, nâng cấp phần mềm quản lý bệnh viện lên phiên bản mới, cải tiến thủ tục hành chính giúp công tác khám chữa bệnh nhanh gọn hơn".

Việc thực hiện đồng bộ các giải pháp phát triển và sử dụng nền tảng số y tế thực hiện chương trình chuyển đổi số quốc gia giai đoạn 2022 - 2025, định hướng đến năm 2030, góp phần đẩy mạnh cải cách hành chính, phục vụ người bệnh và người dân tốt hơn, hướng tới việc xây dựng bệnh viện không giấy tờ, bệnh viện thông minh.

Các bệnh viện tích cực thực hiện Đề án 06- Ảnh 8.

Nguồn: Cải cách hành chính 09/12/2023