Kết quả thực hiện Đề án 06 trong lĩnh vực bảo hiểm xã hội, bảo hiểm y tế
Xác định việc đẩy mạnh chuyển đổi số, cải cách hành chính có ý nghĩa rất quan trọng, góp phần nâng cao chất lượng phục vụ tổ chức, cá nhân, tăng cường hiệu quả quản lý của ngành bảo hiểm xã hội, tạo điều kiện thuận lợi cho đơn vị sử dụng lao động, người lao động tham gia bảo hiểm xã hội (BHXH), bảo hiểm y tế (BHYT) và thụ hưởng các chế độ BHXH, BHYT, bảo hiểm thất nghiệp, thời gian qua, Bảo hiểm xã hội tỉnh Thanh Hóa đã tích cực phối hợp với các sở, ngành, đơn vị liên quan tổ chức triển khai thực hiện Đề án phát triển ứng dụng dữ liệu dân cư, định danh và xác thực điện tử phục vụ việc chuyển đổi số quốc gia, giai đoạn 2022 - 2025, tầm nhìn đến năm 2030.
Tính đến tháng 10 năm 2023, BHXH huyện Vĩnh Lộc đã đã tiếp nhận 6.643 hồ sơ. trong đó: Số hồ sơ nhận trực tiếp tại Bộ phận tiếp nhận hồ sơ và trả kết quả: 2.931 hồ sơ (được số hóa 100%). Số hồ sơ nhận qua giao dịch điện tử: 3.712 hồ sơ, tỷ 100%. Việc đẩy mạnh chuyển đổi số, cải cách hành chính đã tạo điều kiện thuận lợi cho các tổ chức và cá nhân khi thực hiện các thủ tục hành chính. Trong năm 2023, Bảo hiểm xã hội huyện Vĩnh Lộc đã kịp thời triển khai các thủ tục hành chính của BHXH Việt Nam, đủ điều kiện đã được cung cấp dịch vụ công trực tuyến toàn trình.
Các dịch vụ công này được cung cấp trên nhiều nền tảng, hình thức, như: Cổng dịch vụ công BHXH Việt Nam, Cổng dịch vụ công Quốc gia, Ứng dụng VssID-BHXH số, thực hiện hàn toàn trên môi trường số các thủ tục: cấp lại thẻ BHYT hỏng, mất; Chuyển địa bàn hưởng lương hưu, trợ cấp BHXH; Thay đổi hình thức lĩnh hoặc thông tin người hưởng chế độ BHXH; Đăng ký tài khoản cho con; Cấp lại sổ BHXH không thay đổi thông tin; Cấp lại sổ BHXH do thay đổi thông tin; Ủy quyền lĩnh thay chế độ BHXH, trợ cấp thất nghiệp...
Ông Trịnh Minh Đô, Phó Giám đốc Bảo hiểm xã hội huyện Vĩnh Lộc, tỉnh Thanh Hóa cho biết: "Thực hiện Đề án 06, BHXH huyện Vĩnh Lộc đã thường xuyên phối hợp các đơn vị liên quan, người tham gia và thụ hưởng các chế độ BHXH, BHYT, bảo hiểm thất nghiệp thu thập, rà soát thông tin cá nhân, quá trình tham gia và thụ hưởng các chế độ của người tham gia để cập nhật vào cơ sở dữ liệu ngành".
Trong năm 2023, bảo hiểm xã hội tỉnh đã thành lập tổ công tác, ban hành Kế hoạch triển khai Đề án 06 năm 2023 và các năm tiếp theo; duy trì giao ban Tổ công tác tối thiểu 1 lần/tháng để kịp thời lãnh đạo, chỉ đạo, tháo gỡ vướng mắc trong quá trình thực hiện Đề án 06. Đến nay, ngành BHXH tỉnh đã đồng bộ khoảng 3 triệu 100 nghìn hồ sơ trên tổng số 3 triệu 200 hồ sơ người tham gia BHXH, BHYT với cổng cơ sở dữ liệu quốc gia về dân cư, đạt trên 96%.
Từ đầu năm đến nay, đã có 50% thủ tục hành chính được chuẩn hóa, cắt giảm, đơn giản hóa thủ tục hành chính trên cơ sở sử dụng xác thực, chia sẻ dữ liệu của Cơ sở dữ liệu quốc gia về dân cư hoặc sử dụng định danh và xác thực điện tử do Bộ Công an cung cấp. 100% công chức, viên chức và người lao động trong toàn ngành được đào tạo, tập huấn về kỹ năng số, kỹ năng bảo mật thông tin trên môi trường số, kỹ năng sử dụng phần mềm nghiệp vụ đáp ứng yêu cầu công việc, phù hợp vị trí công tác. Phấn đấu 100% hồ sơ, giấy tờ, kết quả giải quyết thủ tục hành chính còn hiệu lực thuộc thẩm quyền giải quyết của Bảo hiểm xã hội Việt Nam được số hóa theo quy định.
Ông Lê Quý Tam, Giám đốc Bảo hiểm xã hội huyện Thạch Thành, tỉnh Thanh Hóa cho biết: "Chúng tôi đẩy mạnh các nội dung của Đề án 06, đồng bộ được 90% dữ liệu người tham gia BHXH, BHYT với dữ liệu quốc gia về dân cư; thực hiện cài đặt và ứng dụng hiệu quả ứng dụng VssID".
Với mục tiêu chuyển sang nền hành chính phục vụ, nâng cao chất lượng phục vụ, đáp ứng sự hài lòng của người dân, doanh nghiệp, Bảo hiểm xã hội tỉnh tiếp tục chủ động bổ sung, hoàn thiện, kết nối, liên thông cơ sở dữ liệu chung trong toàn ngành với các sở, ngành. Bảo hiểm xã hội tỉnh phối hợp với các cơ sở khám chữa bệnh BHYT trên địa bàn tỉnh triển khai, xử lý vướng mắc về phần mềm tiếp nhận dữ liệu khám chữa bệnh khi sử dụng thẻ căn cước công dân gắn chíp để khám chữa bệnh BHYT.
Đến nay, Bảo hiểm xã hội tỉnh duy trì tốt việc kết nối, liên thông dữ liệu khám chữa bệnh BHYT với 100% cơ sở y tế trên địa bàn tỉnh để phục vụ công tác quản lý khám chữa bệnh, giám định BHYT điện tử và thanh quyết toán chi phí khám chữa bệnh BHYT; kết nối, chia sẻ dữ liệu với cơ quan thuế để chia sẻ các thông tin về doanh nghiệp đặc biệt là phục vụ tốt công tác rà soát, phát triển người tham gia BHXH bắt buộc; tiếp tục phối hợp triển khai việc kết nối, liên thông Cơ sở dữ liệu hộ tịch điện tử với Cơ sở dữ liệu ngành BHXH nhằm liên thông chia sẻ dữ liệu khai sinh để cấp thẻ BHYT cho trẻ em dưới 6 tuổi tại 100% xã, phường, thị trấn và giải quyết nhanh chóng thuận tiện.
Thạc sỹ Lê Đình Thành, Phó Giám đốc Bệnh viện Đa khoa huyện Vĩnh Lộc, tỉnh Thanh Hóa cho biết: "Chúng tôi đã đặt các đầu đọc căn cước công dân tại các khu vực tiếp nhận bệnh nhân. Đến nay đã có 90% công dân đến khám chữa bệnh dùng căn cước công dân thay cho thẻ BHYT giấy".
Với mục tiêu chuyển sang nền hành chính phục vụ, nâng cao chất lượng phục vụ, đáp ứng sự hài lòng của người dân, doanh nghiệp, Bảo hiểm xã hội tỉnh tiếp tục chủ động bổ sung, hoàn thiện, kết nối, liên thông cơ sở dữ liệu chung trong toàn ngành với các sở, ngành. Phối hợp với các cơ sở khám chữa bệnh BHYT trên địa bàn tỉnh triển khai, xử lý vướng mắc về phần mềm tiếp nhận dữ liệu khám chữa bệnh khi sử dụng thẻ căn cước công dân gắn chíp để khám chữa bệnh BHYT. Tiếp tục cập nhật, bổ sung, xác thực thông tin chứng minh nhân dân/căn cước công dân của người tham gia vào cơ sở dữ liệu của bảo hiểm để đảm bảo việc đồng bộ với cơ sở dữ liệu quốc gia về dân cư.
Chuẩn bị các quy trình kỹ thuật để triển khai các dịch vụ công thiết yếu khi có chỉ đạo của Bảo hiểm xã hội Việt Nam. Liên thông các phần mềm, góp phần xây dựng Chính phủ điện tử và xây dựng Hệ sinh thái BHXH 4.0, phục vụ người dân, doanh nghiệp với các dịch vụ tiện ích hiện đại.
Glocom: Bệnh lý về mắt gây giảm thị lực không phục hồi
Glocom là bệnh lý thị giác, đứng thứ hai trong các nguyên nhân gây mù loà. Những tổn thương do bệnh glocom là không có khả năng hồi phục. Vì vậy, việc chẩn đoán sớm và điều trị kịp thời rất quan trọng.
Bộ Y tế gia hạn gần 400 thuốc, nguyên liệu làm thuốc
Cục Quản lý Dược, Bộ Y tế vừa quyết định gia hạn giấy đăng ký lưu hành cho 361 thuốc, nguyên liệu làm thuốc sản xuất trong nước và nước ngoài, trong đó có 204 loại thuốc, nguyên liệu làm thuốc sản xuất trong nước; số còn lại là thuốc và nguyên liệu làm thuốc nước ngoài.
Thủ tướng yêu cầu tăng cường các biện pháp phòng, chống bệnh sởi
Thủ tướng Chính phủ Phạm Minh Chính vừa ký ban hành Công điện yêu cầu các bộ, cơ quan liên quan và địa phương tăng cường phòng, chống bệnh sởi.
Glocom: Bệnh lý thị giác nguy hiểm
Glocom là bệnh lý thị giác, đứng thứ hai trong các nguyên nhân gây mù loà. Những tổn thương do bệnh glocom là không có khả năng hồi phục. Vì vậy, việc chẩn đoán sớm và điều trị kịp thời rất quan trọng.
Dự báo sẽ có hơn 740 triệu trẻ em mắc bệnh cận thị vào năm 2050
Các nhà nghiên cứu cho biết bệnh cận thị đã ảnh hưởng đến 35% trẻ em trên toàn thế giới và con số này có thể tăng lên 40%, nghĩa là có tới hơn 740 triệu trẻ em mắc bệnh cận thị vào năm 2050.
Việt Nam đứng đầu các nước Đông Nam Á về số ca ghép tạng mỗi năm
Trong 2 năm gần đây, mỗi năm Việt Nam thực hiện hơn 1.000 ca ghép tạng, là nước đứng đầu Đông Nam Á về số ca ghép tạng mỗi năm. Thành tựu này thể hiện rõ những tiến bộ vượt bậc về trình độ, kỹ thuật chuyên môn sâu và kinh nghiệm của ngành y tế Việt Nam trong lĩnh vực ghép tạng.
Nghiên cứu đưa vaccine phòng sốt xuất huyết vào chương trình tiêm chủng mở rộng
Theo thống kê của Cục Y tế dự phòng, Bộ Y tế, từ đầu năm đến nay, cả nước ghi nhận khoảng 80.000 trường hợp mắc sốt xuất huyết, trong đó có 12 trường hợp tử vong. Bộ Y tế đang phối hợp các đơn vị tổ chức đánh giá, nghiên cứu để trình Chính phủ nếu phù hợp sẽ đưa vaccine phòng sốt xuất huyết vào chương trình tiêm chủng mở rộng tiêm miễn phí cho dân.
Giám sát việc thực hiện chính sách, pháp luật về Bảo hiểm y tế, giai đoạn 2021 – 2023
Ngày 15/11, Đoàn giám sát của Ban Văn hóa – Xã hội, Hội đồng Nhân dân tỉnh giám sát việc thực hiện chính sách pháp luật về Bảo hiểm y tế giai đoạn 2021 – 2023 tại huyện Nông Cống và Bệnh viện Nhi Thanh Hóa.
Đái tháo đường: Những điều cần biết
Đái tháo đường là bệnh lý mạn tính, không lây nhiễm. Tuy nhiên, khi bệnh không kiểm soát được sẽ gây những biến chứng nghiêm trọng làm tăng chi phí y tế và làm giảm chất lượng cuộc sống. Việc trang bị những hiểu biết về bệnh đái tháo đường sẽ giúp phòng tránh hoặc phát hiện sớm, điều trị hiệu quả bệnh ngay từ giai đoạn đầu. Liên quan đến vấn đề này, Đài PT&TH Thanh Hóa đã có cuộc trao đổi với Thầy thuốc Ưu tú, Bác sĩ CKII Hà Khánh Dư, Giám đốc Bệnh viện Nội tiết tỉnh Thanh Hóa.
Tăng nhu cầu nhân lực chăm sóc sức khoẻ người cao tuổi
Cùng với sự phát triển về kinh tế, tuổi thọ trung bình của người Việt Nam những năm gần đây đã tăng nhanh, đạt mức trên 73 tuổi. Tuy tuổi thọ trung bình tăng nhưng số năm sống khoẻ mạnh trung bình chỉ đạt 64 tuổi do nhiều người cao tuổi phải chung sống với nhiều bệnh lý nền, cản trở rất nhiều trong đời sống, sinh hoạt. Do vậy, nhu cầu về nguồn nhân lực được đào tạo bài bản để chăm sóc sức khoẻ cho người cao tuổi ngày càng lớn.
Bình luận
Thông báo
Bạn đã gửi thành công.