Cần công khai, minh bạch các chi phí đấu nối sử dụng nước sạch ở khu vực nông thôn

09:31 - 23/07/2023

Thời gian qua, trên địah bàn tỉnh Thanh Hóa việc các nhà máy nước khu vực nông thôn có các mức thu khác nhau đang khiến người dân không khỏi thắc mắc, thậm chí có nơi người dân cương quyết không đấu nối để sử dụng nước sạch.

Tại huyện Nga Sơn, từ khi đang khởi công xây dựng, nhà máy nước sạch Bắc Nga Sơn đã huy động nhân dân đóng góp với số tiền 4,5 triệu đồng/ hộ.

Còn tại huyện Thiệu Hoá, dù nhà máy đi vào hoạt động gần hai năm nay, nhưng số lượng người dân sử dụng nước sạch của nhà máy rất thấp, công suất nhà máy mới chỉ đạt 400 m3/ 6500 m3 ngày/ đêm. 

Cần công khai, minh bạch các chi phí đấu nối sử dụng nước sạch ở khu vực nông thôn - Ảnh 2.

Nguyên nhân người dân đưa ra là do chi phí lắp đặt cao, trung bình 5,5 triệu đồng một hộ. Ngoài ra, một số hộ lắp đơn lẻ, chi phí lắp đặt có thể cao hơn mức giá ban đầu.

Cần công khai, minh bạch các chi phí đấu nối sử dụng nước sạch ở khu vực nông thôn - Ảnh 3.

Ông Trần Xuân Thủy, Thôn 6, xã Nga An, huyện Nga Sơn, tỉnh Thanh Hóa

Ông Trần Xuân Thủy, Thôn 6, xã Nga An, huyện Nga Sơn, tỉnh Thanh Hóa cho biết: "Công ty phải về đối thoại nhân dân, từng thôn của xã này, công ty huy động đóng góp xây dựng  phải được sự thỏa thuận của người dân. Ở đây chỉ thông báo, văn bản thu không có, hợp đồng không có, chỉ có cái biên lai thôi. Đề nghị công ty về gặp đối thoại nhân dân, có văn bản, có hợp đồng".

Đối với Công ty TNHH nước sạch Lam Sơn- Sao Vàng, huyện Thọ  Xuân, năm 2022, mức thu phí lắp đặt đường ống nước đến mỗi hộ dân là 1,5 triệu đồng/hộ. Sau khi mở rộng dự án, nâng cấp tuyến ống chính số 1 cung cấp nước cho các xã phía nam sông Chu, dựa trên mức tính toán về chi phí đầu tư và mong muốn được phục vụ cho những khách hàng thực sự có nhu cầu về nước sạch, năm 2023 nhà máy thỏa thuận thu ở mức 3,5 triệu đồng/ hộ. 

Cần công khai, minh bạch các chi phí đấu nối sử dụng nước sạch ở khu vực nông thôn - Ảnh 4.

Tuy nhiên, hiện nhà máy đang có chính sách kích cầu, hoàn trả lại mức đóng góp chi phí ban đầu  cho người dân bằng cách giảm giá nước tiêu thụ. Theo mức đóng trên, sau khoảng 1000m3 nước, người sử dụng đã đủ số tiền đóng góp ban đầu.

Cần công khai, minh bạch các chi phí đấu nối sử dụng nước sạch ở khu vực nông thôn - Ảnh 5.

Ông Nguyễn Kiên Cường, Giám đốc nhà máy nước Lam Sơn - Sao Vàng, huyện Thọ Xuân, tỉnh Thanh Hoá

Ông Nguyễn Kiên Cường, Giám đốc nhà máy nước Lam Sơn - Sao Vàng, huyện Thọ Xuân, tỉnh Thanh Hoá cho biết: "Hiện nay, nhà máy đang hỗ trợ với mức thu 3,5 triệu đồng/hộ. Tuy nhiên khi người dân cùng đóng góp  thực hiện lắp đường ống nước thì giá nước sẽ thu là 6600 đồng/m3 so với mức giá 9900 m3. Đối với hộ nghèo, gia đình chính sách, chúng tôi giảm 50% chi phí lắp đặt".

Như vậy, mỗi nơi đang áp dụng một mức giá thu tiền để người dân có thể sử dụng nước sạch khác nhau. Theo nghị định 117 của Chính phủ thì " đơn vị cấp nước có trách nhiệm đầu tư đồng bộ đến điểm đấu nối với các khách hàng sử dụng nước". Tuy nhiên, để khuyến khích các nhà đâu tư, đầu tư công trình cấp nước sạch ở khu vực nông thôn, quyết định 1978 của Chính phủ cho phép, "huy động nguồn vốn từ cộng đồng và các nguồn vốn hợp pháp khác"." để đầu tư công trình cấp nước sạch và vệ sinh nông thôn

Cần công khai, minh bạch các chi phí đấu nối sử dụng nước sạch ở khu vực nông thôn - Ảnh 6.

Như vậy, việc huy động người dân đóng góp là đúng. Tuy nhiên tình trạng người dân băn khoăn, có ý kiến về mức thu cho thấy, việc tính toán chi phí, công khai các khoản thu, cơ sở thu, quyền lợi, nghĩa vụ của hai bên đến người dân là chưa đầy đủ.

Cần công khai, minh bạch các chi phí đấu nối sử dụng nước sạch ở khu vực nông thôn - Ảnh 7.

Ông Nguyễn Xuân Hải, Phó chủ tịch UBND xã Xuân Bái, huyện Thọ Xuân, tinh Thanh Hoá

Ông Nguyễn Xuân Hải, Phó chủ tịch UBND xã Xuân Bái, huyện Thọ Xuân, tinh Thanh Hoá cho biết: "Nhà máy cân đối cả tỉnh tăng lên 3,5 triệu, bà con có ý kiến, qua tuyên truyền, phân tích, bà con thấy giá 3,5 triệu là chấp nhận được. Áp giá thu thì công minh, rõ ràng, có hợp đồng,  giá theo quy định, tôi thấy phù hợp, không cao".

Hiện nay các nguồn nước ngầm hầu hết bị ô nhiễm hoặc cạn kiệt. Việc đầu tư các nhà máy nước sạch đạt chuẩn có vai trò quan trọng trong nâng cao chất lượng sống và bảo vệ sức khoẻ người dân nông thôn. Tuy nhiên, để các công trình cấp nước sạch phát huy hiệu quả, các doanh nghiệp và chính quyền địa phương  cần đẩy mạnh tuyên truyền, minh bạch các khoản đóng góp, tạo sự đồng thuận trong nhân dân.

Cần công khai, minh bạch các chi phí đấu nối sử dụng nước sạch ở khu vực nông thôn - Ảnh 8.

Có như vậy, mới đảm bảo sự thấu hiểu, chia sẻ giữa doanh nghiệp và người dân về chương trình nước sạch vệ sinh môi trường nông thôn.

Nguồn: THNM 23/7/2023