Người dân xã Thiệu Hợp, huyện Thiệu Hoá chưa đồng ý sử dụng nước sạch
Nhà máy nước sạch Thiệu Hợp đi vào hoạt động từ năm 2021, thế nhưng đã gần hai năm nay, số lượng hộ dân xã Thiệu Hợp đăng ký lắp đặt, sử dụng nước còn quá thấp so với công suất dự kiến của nhà máy. Lý do người dân đưa ra là nhà máy thu phí lắp đặt quá cao và không căn cứ vào quy định cụ thể nào để xác định số tiền cần thu?
Theo người dân xã Thiệu Hợp, hàng chục năm nay, người dân ở đây sử dụng nguồn nước giếng khoan, giếng đào, nước mưa dự trữ và các nguồn nước sạch khác để sinh hoạt. Khi nhà máy nước sạch Thiệu Hợp đi vào hoạt động, người dân đều mong muốn được sử dụng nguồn nước sạch phục vụ cho sinh hoạt, đời sống của gia đình mình.

Thế nhưng, họ quyết định chưa sử dụng nước của nhà máy vì giá lắp đặt cao, thậm chí cao hơn nhiều lần so với chi phí lắp đặt của các địa phương khác trong toàn tỉnh.

Ông Quản Văn Dũng, Trưởng thôn, xã Thiệu Hợp, tỉnh Thanh Hoá
Ông Quản Văn Dũng, Trưởng thôn, xã Thiệu Hợp, tỉnh Thanh Hoá cho biết: "Mức thu quá cao so với các địa bàn khác toàn tỉnh. Nhà máy nên xem xét có giảm mức thu 5,5 triệu đồng cho dân hay không?"
Nhà máy nước sạch Thiệu Hợp được khởi công năm 2020, có nhiệm vụ cung cấp nước sạch cho người dân 6 xã Thiệu Hợp, Thiệu Nguyên, Thiệu Duy, Thiệu Thịnh, Thiệu Giang và Thiệu Quang của huyện Thiệu Hoá.

Đã sau 2 năm đi vào hoạt động nhưng hệ thống tường bao quanh nhà máy vẫn chưa được hoàn thành do chưa thoả thuận được giá đền bù của khoảng 2000 m2 đất ruộng của một hộ dân. Tại khu vực chưa giải phóng của nhà máy, cơ sở hạ tầng nhếch nhác, chưa đồng bộ. Hiện tại, do phản ánh của người dân về giá thu chi phí lắp đặt quá cao nên số lượng khách hàng sử dụng rất thấp, công suất sử dụng của nhà máy mới chỉ đạt 400 m3/ 6500 m3 ngày/ đêm.

Về phía nhà máy thì cho rằng, mức thu này là do chi phí lắp đặt, thi công riêng lẻ nên phải cao hơn so với địa phương khác.

Ông Nguyễn Doãn Tiến, Giám đốc Công ty TNHH Đầu tư và Xây dựng tổng hợp Hoàng Tiến, tỉnh Thanh Hoá
Ông Nguyễn Doãn Tiến, Giám đốc Công ty TNHH Đầu tư và Xây dựng tổng hợp Hoàng Tiến, tỉnh Thanh Hoá cho biết: "Mức thu lúc đầu là 4,3 triệu đồng. Hiện nay, mức thu tăng hơn do thi công riêng lẻ cao hơn so với các đơn vị khác, đường bê tông phải khoan cắt nhiều".
Khoản 3, Điều 42, Nghị định 117/2007/NĐ-CP của Chính phủ quy định về sản xuất, cung cấp và tiêu thụ nước sạch nêu rõ: Đơn vị cấp nước có trách nhiệm đầu tư đồng bộ đến điểm đấu nối với các khách hàng sử dụng nước, bao gồm cả đồng hồ đo nước. Trường hợp đồng hồ lắp đặt sau điểm đấu nối đã được xác định thì chi phí vật tư, lắp đặt từ điểm đấu nối đến điểm lắp đặt đồng hồ do khách hàng sử dụng nước chi trả sau khi đã có thoả thuận với đơn vị cấp nước.

Bên cạnh đó, Khoản 4, Điều 42 của Nghị định cũng nêu rõ: Các khách hàng sử dụng nước chỉ được phép lắp đặt và chịu trách nhiệm về các thiết bị cấp nước sau điểm đấu nối và sau đồng hồ. Các thiết bị này phải được thiết kế, lắp đặt thích hợp với các thiết bị của đơn vị cấp nước, bảo đảm an toàn, không gây sự cố rủi ro đối với thiết bị của đơn vị cấp nước.
Đối chiếu quy định này, việc đầu tư hạ tầng phục vụ kinh doanh nước là trách nhiệm của Doanh nghiệp, cụ thể ở đây là Công ty TNHH Đầu tư và Xây dựng tổng hợp Hoàng Tiến, tỉnh Thanh Hoá.

Để thực hiện tiêu chí nước sạch trong xây dựng nông thôn mới, chính quyền xã Thiệu Hợp đã tích cực phối hợp với lãnh đạo nhà máy, có phương án kích cầu, hỗ trợ, tuyên truyền vận động nhân dân sử dụng nước sạch.

Ông Phùng Bá Duy, Chủ tịch UBND xã Thiệu Hợp, huyện Thiệu Hoá, tỉnh Thanh Hoá
Ông Phùng Bá Duy, Chủ tịch UBND xã Thiệu Hợp, huyện Thiệu Hoá, tỉnh Thanh Hoá cho biết: "Hiện nay mới được 400 hộ/1500 hộ đồng ý sử dụng nước sạch. Người dân muốn sử dụng nhưng phí lắp đặt cao. Người dân chưa đồng tình phí thu này. Chính quyền gặp gỡ, đề xuất nhà máy có chính sách giảm giá, kích cầu để hộ dân lắp đặt, sử dụng nước"
Nước sạch là một trong 19 tiêu chí xây dựng Nông thôn mới. Tuy nhiên, việc thu tiền nước sạch của công ty Công ty TNHH Đầu tư và Xây dựng tổng hợp Hoàng Tiến khiến người dân đặt những dấu hỏi về việc thu tiền chi phí lắp đặt cao hợp so với các địa phương khác trong toàn tỉnh. Công ty cần phải họp dân, giải thích rõ ràng để nhân dân nắm rõ vấn đề và lắp đặt, sử dụng nước sạch.


Xã Bát Mọt công bố các quyết định về công tác tổ chức, cán bộ Mặt trận Tổ quốc
Chiều ngày 16/7, Ủy ban Mặt trận Tổ quốc Việt Nam xã Bát Mọt đã tổ chức Hội nghị lần thứ Nhất, công bố các quyết định về công tác tổ chức và cán bộ.

Gần 160 xác lợn chết trên hệ thống kênh Bái Thượng trong nửa đầu tháng 7
Sáng 17/7, Sở Nông nghiệp và Môi trường tổ chức Hội nghị bàn giải pháp ngăn chặn, kịp thời xử lý các trường hợp vứt xác động vật chết trên hệ thống kênh, các công trình thuỷ lợi tại Thanh Hoá.

Nhiều điều chỉnh tạo thuận lợi hơn trong đào tạo lái xe
Bộ Xây dựng vừa ban hành Thông tư số 14/2025 quy định về đào tạo lái xe; bồi dưỡng, kiểm tra, cấp chứng chỉ bồi dưỡng kiến thức pháp luật về giao thông đường bộ. Nhiều nội dung trong Thông tư mới được điều chỉnh nhằm tạo thuận lợi hơn cho học viên học lái xe.

Nâng cao vai trò của Công an cấp xã trong công tác đảm bảo an toàn giao thông
Sau khi chính quyền địa phương 2 cấp chính thức đi vào hoạt động, lực lượng Công an các xã, phường đóng vai trò hết sức quan trọng trong công tác đảm bảo trật tự an toàn giao thông trên địa bàn. Khắc phục những khó khăn ban đầu về lực lượng, cơ sở vật chất, trang thiết bị nghiệp vụ, Công an các xã, phường trên địa bàn tỉnh đang nỗ lực triển khai nhiều giải pháp nhằm đảm bảo trật tự an toàn giao thông, góp phần thực hiện mục tiêu giảm cả 3 tiêu chí về tai nạn giao thông.

Nâng cao tỷ lệ người dân sử dụng nước sạch khu vực nông thôn, miền núi
Đến hết tháng 6/2025, Tỉnh Thanh Hoá đã có 98% hộ dân vùng nông thôn, miền núi được sử dụng nước hợp vệ sinh và 64% được dùng nước sạch. Việc quan tâm, đầu tư xây mới các công trình cấp nước đã tạo điều kiện cải thiện, nâng cao chất lượng cuộc sống, sức khoẻ người dân và góp phần tích cực vào công tác xây dựng nông thôn mới. Tuy nhiên, theo Sở Nông nghiệp và Môi trường rất cần có các giải pháp để nâng cao hơn nữa tỷ lệ hộ dân sử dụng nước sạch theo đúng tiêu chuẩn.

Hơn 86 triệu tài khoản ngân hàng sẽ bị khai tử từ 1/9
Theo Ngân hàng Nhà nước: Hơn 86 triệu tài khoản ngân hàng không xác thực sinh trắc học, "đóng băng" lâu ngày sẽ bị xóa sổ từ ngày 1/9 để ngăn chặn lừa đảo, gian lận số.

Cần sớm hướng dẫn phân cấp quản lý cơ sở hành nghề y dược tư nhân
Sau khi chính quyền địa phương 2 cấp đi vào hoạt động, tỉnh Thanh Hoá chưa có văn bản hướng dẫn cụ thể về việc phân cấp, phân quyền trong quản lý đối với các cơ sở lĩnh vực hành nghề y dược tư nhân. Điều này khiến nhiều địa phương lúng túng trong công tác quản lý; bản thân các cơ sở kinh doanh cũng có nhiều thắc mắc, liệu có thay đổi gì so với trước đây để điều chỉnh và phối hợp với các cấp, các ngành.

Thuê bao 5G toàn cầu sẽ đạt gần 2,9 tỷ người dùng vào cuối năm 2025
5G đang tiếp tục đà tăng trưởng mạnh mẽ và được dự báo sẽ có khoảng 2,9 tỷ người dùng vào cuối năm 2025.

Tuổi trẻ phường Đông Sơn xung kích hỗ trợ người dân thực hiện thủ tục hành chính số
Phát huy tinh thần xung kích của tuổi trẻ, Đoàn Thanh niên phường Đông Sơn đã tình nguyện, sát cánh cùng chính quyền cơ sở trong hỗ trợ người dân thực hiện thủ tục hành chính và tiếp cận công nghệ số.

Phường Đông Quang thu nhận mẫu ADN cho thân nhân của liệt sĩ chưa xác định được thông tin
Sáng ngày 16/7, UBND phường Đông Quang phối hợp với các Phòng nghiệp vụ Công an tỉnh, Công an phường, Công ty Genstory và các đơn vị có liên quan triển khai chương trình thu nhận mẫu AND cho thân nhân của các liệt sĩ chưa xác định được thông tin trên địa bàn phường.
Bình luận
Thông báo
Bạn đã gửi thành công.