Chuyển đổi số, động lực phát triển kinh tế - xã hội và hội nhập

22:08 - 17/02/2024

Hiện nay, tỉnh Thanh Hóa đã xây dựng được 140 mô hình “Chính quyền thân thiện, vì Nhân dân phục vụ”. Các mô hình đã góp phần rút ngắn thời gian giải quyết thủ tục hành chính, tiết kiệm thời gian cho người dân, doanh nghiệp, nâng cao hiệu lực, hiệu quả công tác quản lý Nhà nước, góp phần đưa Thanh Hóa trở thành một trong những địa phương đứng đầu cả nước về Chỉ số hài lòng của người dân, tổ chức đối với sự phục vụ của cơ quan hành chính Nhà nước.

Bắt nhịp chuyển đổi số, các ngành, lĩnh vực của tỉnh đều đang chuyển mình mạnh mẽ trên không gian số, ngày càng nhiều người dân, doanh nghiệp tiếp cận với phương thức sản xuất mới, các dịch vụ mới... Trong đó, việc hình thành các doanh nghiệp công nghệ số lớn mạnh ngày càng được lan tỏa sâu, rộng. Năm 2023, tỷ trọng đóng góp kinh tế số trong tổng quy mô nền kinh tế của Thanh Hóa đạt 8,28%, bước đầu tạo cảm hứng cho mục tiêu toàn tỉnh phấn đấu đến năm 2025, có ít nhất 100 doanh nghiệp số; đến năm 2030, có ít nhất 150 doanh nghiệp số.

Chuyển đổi số, động lực phát triển kinh tế - xã hội và hội nhập- Ảnh 1.

Năm 2024 là năm "Phổ cập hạ tầng số và sáng tạo ứng dụng số để phát triển kinh tế số - động lực mới cho tăng trưởng kinh tế và năng suất lao động". Theo đó, tỉnh Thanh Hóa xác định: thể chế, hạ tầng và nguồn nhân lực tiếp tục là những giải pháp đột phá chiến lược đưa Thanh Hóa tiến xa trong tiến trình chuyển đổi số.

Chuyển đổi số, động lực phát triển kinh tế - xã hội và hội nhập- Ảnh 2.


Nguồn: Cải cách hành chính 17/02/2024