Phát huy vai trò của doanh nghiệp trong phát triển kinh tế - xã hội
Thời gian qua, mặc dù gặp nhiều khó khăn, nhưng các doanh nghiệp trên địa bàn huyện Thiệu Hóa đã có nhiều nỗ lực phục hồi sản xuất, tạo những bước phát triển cả về số lượng, chất lượng lẫn quy mô. Các doanh nghiệp đã năng động, sáng tạo, tiếp cận thị trường, đa dạng hóa sản phẩm góp phần tích cực vào sự phát triển kinh tế - xã hội của địa phương.
Nhận thức rõ vai trò, tầm quan trọng trong việc cải thiện mạnh mẽ môi trường đầu tư kinh doanh và phát triển doanh nghiệp là khâu đột phá, góp phần tích cực vào phát triển kinh tế - xã hội của địa phương. Thời gian qua, huyện Thiệu Hoá đã tập trung lãnh đạo, chỉ đạo thực hiện các giải pháp cụ thể, tạo điều kiện tốt nhất để các doanh nghiệp phát triển sản xuất. UBND huyện đã tăng cường đấu mối, tranh thủ các nguồn vốn hỗ trợ theo các chương trình, cơ chế, chính sách từ Trung ương, kết hợp với nguồn vốn tại chỗ, huy động từ cộng đồng đầu tư xây dựng cơ sở hạ tầng, đẩy mạnh cải cách thủ tục hành chính theo đề án "Một cửa liên thông", nhất là trong lĩnh vực đất đai, đầu tư xây dựng. Đồng thời, tăng cường đối thoại, giải quyết dứt điểm, kịp thời tháo gỡ khó khăn, vướng mắc của doanh nghiệp; ký cam kết với các nhà đầu tư về thời gian, tiến độ giải phóng mặt bằng sau khi dự án có quyết định chủ trương đầu tư, xây dựng cơ sở hạ tầng đồng bộ, hiện đại, kết nối các vùng trong huyện và các khu kinh tế trọng điểm của tỉnh.

Anh Hoàng Hữu Thanh, Giám đốc công ty Phú Hưng Thanh, huyện Thiệu Hóa, tỉnh Thanh Hóa cho biết: "Từ khi thành lập năm 2006 công ty chúng tôi đã được UBND huyện Thiệu Hóa tạo điều kiện hết sức thuận lợi về mặt bằng, nguồn vốn để xây dựng cơ sở hạ tầng và các thủ tục pháp lý khác phát triển kinh doanh".
Từ đầu năm 2023, huyện Thiệu Hóa đã phối hợp với các doanh nghiệp đẩy mạnh chương trình đưa sản phẩm Ocop vào hệ thống siêu thị, trung tâm thương mại trong cả nước. Đến nay, huyện đã có 28 sản phẩm OCOP 3 sao và 4 sao, trong đó có 9 sản phẩm OCOP và sản phẩm truyền thống, sản phẩm có thế mạnh vào hệ thống siêu thị The City.
Để thu hút doanh nghiệp đầu tư vào lĩnh vực nông nghiệp, huyện Thiệu Hóa đã tích cực thực hiện tích tụ, tập trung đất đai, hình thành các vùng sản xuất hàng hóa tập trung, quy mô lớn... đến nay Thiệu Hóa đã có 750 ha mô hình tích tụ, tập trung đất đai sản xuất nông nghiệp. Từ diện tích này, đã giúp hình thành các vùng sản xuất chuyên canh lớn, ứng dụng công nghệ cao, tạo tiền đề thu hút doanh nghiệp xây dựng mô hình liên kết lúa gạo, thực phẩm an toàn.


Ông Trịnh Đức Hùng, Trưởng phòng Nông nghiệp và Phát triển Nông thôn huyện Thiệu Hóa, tỉnh Thanh Hóa
Ông Trịnh Đức Hùng, Trưởng phòng Nông nghiệp và Phát triển Nông thôn huyện Thiệu Hóa, tỉnh Thanh Hóa cho biết thêm: "Với doanh nghiệp có ứng dụng công nghệ cao, chúng tôi tạo điều kiện về mặt bằng, khung pháp lý để doanh nghiệp có thể… Khuyến khích tổ chức cá nhân có đầu tư vào nông nghiệp, nhất là doanh nghiệp ứng dụng công nghệ cao".
Bên cạnh đó, các ngân hàng trên địa bàn huyện cũng có những chính sách hỗ trợ vốn phù hợp cho doanh nghiệp, tạo điều kiện thuận lợi cho doanh nghiệp phát triển sản xuất.

Ông Nguyễn Hữu Hải, Trưởng phòng Giao dịch ngân hàng Viettinbank Thiệu Hóa, chi nhánh Bắc Thanh Hóa chia sẻ: "Chúng tôi luôn ưu tiên nguồn vốn ưu đãi dành riêng cho các doanh nghiệp, luôn đồng hành, sẵn sàng hỗ trợ về thủ tục, tạo điều kiện tốt nhất để các doanh nghiệp vay vốn sản xuất, kinh doanh".
Huyện Thiệu Hóa hiện có 410 doanh nghiệp hoạt động chủ yếu trên lĩnh vực may mặc, sản xuất hàng thủ công mỹ nghệ, chế biến nông sản, xây dựng và thương mại, dịch vụ. Hàng năm, các doanh nghiệp trên địa bàn huyện đã tạo việc làm cho hàng vạn lao động địa phương với thu nhập từ 5 đến 8 triệu đồng/người/tháng; đóng góp trên dưới 20 tỷ đồng vào thu ngân sách nhà nước. Bên cạnh đó, các doanh nghiệp còn tích cực thực hiện các chính sách an sinh xã hội, chung tay, hỗ trợ xây dựng nông thôn mới; hỗ trợ xây dựng nhà cho hộ nghèo, tham gia các hoạt động nhân đạo, từ thiện, khuyến học, khuyến tài... Nhờ những đóng góp quan trọng của các doanh nghiệp và đội ngũ doanh nhân, tình hình kinh tế - xã hội huyện Thiệu Hóa trong những năm qua vẫn duy trì được nhịp độ phát triển khá, nhiều chỉ tiêu đạt kết quả cao so với bình quân chung của cả tỉnh, bảo đảm an sinh xã hội. Huyện Thiệu Hoá đề ra mục tiêu đến năm 2025 sẽ có trên 800 doanh nghiệp trên địa bàn.


Ông Lê Xuân Hoàn, Phó Chủ tịch UBND huyện Thiệu Hóa, tỉnh Thanh Hóa
Ông Lê Xuân Hoàn, Phó Chủ tịch UBND huyện Thiệu Hóa, tỉnh Thanh Hóa cho biết: "Thời gian tới, với phương châm xác định sự thành công của doanh nghiệp cũng chính là thành công của địa phương để từ đó chúng tôi tiếp tục có giải pháp tạo điều kiện thuận lợi nhất để thu hút và phát triển doanh nghiệp".
Với vai trò là lực lượng xung kích trên mặt trận kinh tế, cùng với doanh nghiệp, doanh nhân trong tỉnh, cộng đồng các doanh nghiệp huyện Thiệu Hoá cũng đang đứng trước những thời cơ thuận lợi đan xen với nhiều khó khăn, thách thức. Tuy nhiên, với sự quan tâm của cấp ủy Đảng, chính quyền; sự nỗ lực, đoàn kết và đổi mới, các doanh nghiệp trên địa bàn huyện sẽ ngày càng phát triển bền vững, có nhiều đóng góp quan trọng vào mục tiêu phát triển kinh tế - xã hội của địa phương, để Thiệu Hoá trở thành huyện khá của tỉnh vào năm 2025, một trong những huyện dẫn đầu của tỉnh vào năm 2030 và trở thành thị xã trong tương lai không xa.

Mở rộng gói tín dụng tiếp sức cho nông lâm thủy sản
100 nghìn tỷ đồng là quy mô gói tín dụng ưu đãi dành cho ngành nông, lâm, thuỷ sản vừa được Ngân hàng Nhà nước công bố mới đây.

Quý 1/2025: Việt Nam thu hơn 34.000 tỷ đồng từ thương mại điện tử
Trong 3 tháng đầu năm nay, tổng số thuế thu từ hoạt động thương mại điện tử đạt 34.500 tỷ đồng, tăng 19% so với cùng kỳ năm 2024. Đây là tín hiệu tích cực cho thấy hiệu quả của công tác quản lý thuế trong lĩnh vực kinh doanh trên nền tảng số.

Giải pháp giữ dòng vốn FDI trong biến động thuế quan
Những biến động về chính sách thuế quan trên toàn cầu được đánh giá sẽ ảnh hưởng đến dòng vốn đầu tư trực tiếp nước ngoài (FDI) vào Việt Nam. Tuy nhiên điểm sáng là trong quý 1 và đầu tháng 4 năm nay, Việt Nam vẫn đang ghi nhận lượng vốn FDI thực hiện tăng trưởng tích cực. Nhiều giải pháp đang được Chính phủ và các địa phương triển khai để giữ được nhịp tăng trưởng FDI trong các quý tiếp theo.

Đảm bảo vốn cho sản xuất kinh doanh
Thực hiện chỉ đạo của Thủ tướng Chính phủ về đảm bảo cung cấp đủ vốn tín dụng phục vụ tăng trưởng kinh tế, ngành ngân hàng đã thực hiện nhiều giải pháp để khơi thông dòng vốn ngay từ đầu năm, tránh tình trạng tăng trưởng chậm, thậm chí bị âm như những năm trước.

Hộ kinh doanh có doanh thu 1 tỷ đồng trở lên phải sử dụng hóa đơn điện tử
Từ 1/6 tới đây, các hộ kinh doanh, cá nhân kinh doanh có doanh thu hàng năm từ 1 tỷ đồng trở lên, sẽ phải sử dụng hóa đơn điện tử khởi tạo từ máy tính tiền, có kết nối dữ liệu điện tử với cơ quan Thuế. Đây là quy định tại Nghị định số 70 của Chính phủ.

Tiếp tục thí điểm dịch vụ Mobile - Money đến hết năm 2025
Chính phủ vừa ban hành Nghị quyết số 87 về việc gia hạn thời gian thí điểm dùng tài khoản viễn thông thanh toán cho các hàng hóa, dịch vụ có giá trị nhỏ.

Nhiều dự án xây dựng gặp khó khăn do nguồn cung vật liệu khan hiếm
Thời gian gần đây, nhiều mỏ vật liệu xây dựng trên địa bàn tỉnh Thanh Hóa đang nằm trong diện thanh tra, kiểm tra hoặc tạm dừng hoạt động, khiến cho nguồn cung giảm mạnh. Điều này đã ảnh hưởng rất lớn đến tiến độ thực hiện các dự án. Nhiều công trình do thiếu vật liệu xây dựng phải thi công cầm chừng. Một số dự án cần gấp rút hoàn thành thì phải vật liệu với giá cao.

Hiệu quả liên kết sản xuất khoai tây vụ Đông xuân
Vụ Đông Xuân năm nay, các địa phương trên địa bàn tỉnh đã tích cực liên kết với các doanh nghiệp sản xuất khoai tây theo chuỗi giá trị. Việc liên kết này đã giúp ổn định đầu ra cho sản phẩm, thúc đẩy sản xuất nông nghiệp hàng hóa tập trung, tăng giá trị thu nhập trên một đơn vị diện tích.

Ngọc Lặc nâng tầm chất lượng sản phẩm OCOP
Là huyện miền núi có nguồn nông sản khá dồi dào, nhiều tiềm năng để phát triển thành sản phẩm OCOP, những năm qua, huyện Ngọc Lặc đã đẩy mạnh tuyên truyền, từng bước khai thác tiềm năng, lợi thế của địa phương để xây dựng các sản phẩm nông sản đặc trưng thành sản phẩm OCOP.

Xuất khẩu gạo đón tín hiệu tích cực
Sau thời gian dài giảm sâu, từ đầu tháng 3/2025 đến nay, giá gạo xuất khẩu đã tăng trở lại và lên ngưỡng gần 400 USD/tấn đối với gạo 5% tấm. Giá gạo xuất khẩu Việt Nam đã vượt một số trong khu vực và trên thế giới.
Bình luận
Thông báo
Bạn đã gửi thành công.