Doanh nghiệp dệt may đối diện nhiều khó khăn

Từ đầu quý 4 trở lại đây, nhiều doanh nghiệp dệt may tại Thanh Hóa đã rơi vào tình trạng thiếu đơn hàng, phải giảm giờ làm, hoặc chấp nhận đơn hàng giá thấp nhằm duy trì sản xuất.

Thời điểm này các năm trước, các doanh nghiệp dệt may Thanh Hóa liên tục phải tăng ca sản xuất, tuyển dụng thêm lao động mới đáp ứng kịp các đơn hàng ký kết. Song năm nay đa phần các doanh nghiệp mới ký kết đơn hàng đủ sản xuất từ 50-60% công suất trong tháng 11, tháng 12. 

Doanh nghiệp dệt may đối diện nhiều khó khăn  - Ảnh 1.

Đơn hàng của năm 2013 hầu như chưa có. Không chỉ "ăn đong" từng đơn hàng mà nhiều đơn vị còn bị ép giá xuống tới 20-30%.

Doanh nghiệp dệt may đối diện nhiều khó khăn  - Ảnh 2.

Ông Vũ Công Thắng - Phó Chủ tịch Hiệp hội Dệt may tỉnh Thanh Hóa

Ông Vũ Công Thắng - Phó Chủ tịch Hiệp hội Dệt may tỉnh Thanh Hóa cho biết: "Ba tháng cuối năm, đơn hàng rất khó khăn, các doanh nghiệp, kể cả chúng tôi đã ký được đơn hàng, khách hàng sẵn sàng hủy đơn hàng, đơn hàng chỉ đủ 60% công suất thôi. Do vậy, hiệp hội, các thành viên cũng đang liên kết chia sẻ đơn hàng, cùng nhau vượt qua giai đoạn khó khăn này".

Trước mắt, các doanh nghiệp dệt may Thanh Hóa phải triển khai một số giải pháp tạm thời như: chấp nhận đơn hàng giá thấp để duy trì việc làm cho người lao động, hoặc cho công nhân giãn việc, cắt giảm nhân sự do không đủ nguồn lực tài chính. Nhiều dự báo cho thấy những khó khăn về đơn hàng, thị trường của ngành dệt may sẽ còn kéo dài đến nửa đầu năm 2023.

Doanh nghiệp dệt may đối diện nhiều khó khăn  - Ảnh 3.

Nguồn: Bản tin thời sự 18h30 ngày 03/11/2022