Doanh nghiệp Dệt may ứng phó với thiếu hụt nguồn cung nguyên phụ liệu
(TTV) - Từ đầu tháng 2/2022 đến nay, khi Trung Quốc tiếp tục thực hiện chính sách "Zero Covid", tình hình giao thương, thông quan hàng hóa tại các cửa khẩu biên giới Việt –Trung và từ các cảng biển Trung Quốc đều giảm công suất. Điều này khiến hàng hóa, nguyên phụ liệu đầu vào nhập khẩu từ thị trường này về chậm, ảnh hưởng không nhỏ đến hoạt động sản xuất, buộc các doanh nghiệp dệt may Thanh Hóa phải tìm các giải pháp ứng phó.
![]() |
Trong khi hầu hết các doanh nghiệp may mặc đang gặp khó khăn do thiếu nguyên liệu sản xuất vì hầu hết nguyên liệu đều nhập từ Trung Quốc, thì Công ty TNHH May Huệ Anh cơ bản đủ nguyên liệu cho sản xuất đến hết tháng 9 năm nay. Bởi ngoài Trung Quốc, doanh nghiệp đã chủ động tìm kiếm nguồn cung từ thị trường Hàn Quốc và trong nước, đồng thời linh hoạt các phương án, hình thức giao, nhập hàng. Do vậy, 16 chuyền may của đơn vị vẫn đang hoạt động hết công suất, đảm bảo sản xuất ổn định và đáp ứng được tiến độ giao hàng cho các đối tác đến từ thị trường Mỹ, EU và một số nước Châu Á.
![]() |
![]() |
Tuy nhiên, đến thời điểm này, số doanh nghiệp dệt may có đủ nguồn cung nguyên phụ liệu, đảm bảo hoạt động sản xuất trong quý 2 và quý 3/2022 không nhiều. Theo Hiệp hội Dệt may Thanh Hóa, Trung Quốc vẫn là thị trường chủ lực cung cấp nguyên phụ liệu cho ngành dệt may. Chính vì vậy, khi thị trường này hạn chế giao thương, nhiều doanh nghiệp trong ngành phải đối mặt với tình trạng đứt gãy nguồn cung. Các đơn hàng nguyên phụ liệu về chậm 1 tháng, cá biệt có những đơn hàng về chậm đến hơn 2 tháng so với kế hoạch. Nguy cơ bị gián đoạn, giảm công suất kéo theo chậm trễ đơn hàng đang đặt ra những sức ép vô cùng lớn cho doanh nghiệp. Trong khi đó, việc chuyển qua nhập khẩu từ thị trường khác là không dễ bởi chi phí vận chuyển và logistics đang ở mức quá cao. Giải pháp trước mắt mà doanh nghiệp dệt may thực hiện là tìm kiếm thêm nguồn cung nguyên phụ liệu và thương lượng với đối tác để kéo dài thời gian giao hàng.
![]() Theo Ông Trịnh Xuân Lâm, Chủ tịch HĐQT Công ty cổ phần Tập đoàn Tiên Sơn, chủ tịch Hiệp hội Dệt may tỉnh Thanh Hóa cho biết: Các doanh nghiệp giờ đang chia đơn hàng ra để làm. Một số doanh nghiệp tìm kiếm đơn hàng từ nước khác, như Hàn Quốc, Châu Âu, nhưng dù sao cũng không đáp ứng được. Trong cái chung đó, với Tiên Sơn, chúng tôi cũng đang rất linh hoạt tìm kiếm đối tác trong nước, các thị trường, nhưng chỉ được 20%, vẫn bị thiếu hụt ít nhất 30%. Chúng tôi đang đàm phán với khách hàng kéo giãn thời gian, cung ứng nguyên phụ liệu của 1 số nước khác. |
![]() |
Trong khó khăn do gián đoạn nguồn cung nguyên phụ liệu, các doanh nghiệp dệt may Thanh Hóa vẫn đang nỗ lực tìm các giải pháp để duy trì sản lượng, năng suất, đáp ứng các đơn hàng đã ký kết. Về phía ngành Công Thương cũng cho biết, ngoài việc hỗ trợ thông tin thị trường, kết nối cung cầu, sẽ tăng cường việc mở rộng các thị trường mới để giúp doanh nghiệp tránh phụ thuộc vào một thị trường cả ở chiều nhập và xuất khẩu. Đặc biệt, sẽ tận dụng có hiệu quả những lợi thế, các cam kết trong các FTA mà Việt Nam đã tham gia. Bộ Công Thương cũng khuyến nghị doanh nghiệp dệt may đẩy mạnh hơn nữa việc nghiên cứu, chủ động trong các khâu thiết kế sản phẩm, giảm tỉ lệ gia công và tự chủ nguồn nguyên phụ liệu, đa dạng thị trường xuất khẩu./.
Theo Hồng Ngọc - Lê Quang - Thanh Tùng/Bản tin Thanh Hóa ngày mới 2/5
Bài viết cùng chuyên mục
Đọc thêm

Thanh Hóa có thêm 25 sản phẩm OCOP
Theo thông tin từ Văn phòng UBND tỉnh, trong quý 1 năm 2025, tỉnh Thanh Hóa có thêm 25 sản phẩm OCOP, trong đó có 1 sản phẩm OCOP 5 sao là nước mắm cốt đặc biệt của Công ty TNHH Thực phẩm và Thương mại dịch vụ Lê Gia ở xã Hoằng Phụ, huyện Hoằng Hóa. Hiện toàn tỉnh có 631 sản phẩm OCOP, trong đó có 2 sản phẩm 5 sao quốc gia, còn lại là các sản phẩm 3 và 4 sao.

Xu hướng và cơ hội phát triển doanh nghiệp năm 2025
Sáng 3/4, Hiệp hội Doanh nghiệp thành phố Thanh Hoá đã phối hợp với Trung tâm hỗ trợ khởi nghiệp đổi mới sáng tạo, trường Đại học Hồng Đức tổ chức chương trình cà phê doanh nhân với chủ đề "Xu hướng và cơ hội phát triển doanh nghiệp năm 2025".

Thanh Hóa: Quí 1, sản lượng thịt hơi xuất chuồng đạt hơn 84.000 tấn
Quý 1 năm 2025, sản lượng thịt hơi xuất chuồng tỉnh Thanh Hóa đạt hơn 84.000 tấn, đạt 25,6% kế hoạch cả năm.

Nỗ lực vượt khó giữ vững thị trường khách hàng
Nỗ lực vượt qua nhiều khó khăn thách thức, trong quý 1/2025, tình hình hoạt động tại nhiều đơn vị doanh nghiệp trên địa bàn tỉnh Thanh Hoá đã ghi nhận sự tăng trưởng tích cực với thị trường, khách hàng được mở rộng. Đây là điều kiện thuận lợi để các doanh nghiệp tăng tốc thực hiện mục tiêu sản xuất kinh doanh đã đề ra trong năm 2025.

Thanh Hóa tạo việc làm mới cho 14.700 lao động
Quý 1 năm 2025, Trung tâm Dịch vụ việc làm tỉnh Thanh Hóa đã tổ chức 2 phiên giao dịch, ngày hội việc làm, thu hút 40 lượt doanh nghiệp, đơn vị và 2.000 lượt người lao động tham gia tuyển dụng, qua đó kết nối việc làm thành công cho 250 lao động.

Tổng giá trị nhập khẩu hàng hóa quý 1 ước đạt 2,57 tỷ USD
Năm 2025, thị trường xuất khẩu của các doanh nghiệp trọng điểm ở tỉnh Thanh Hóa như; Mỹ, các nước Liên minh Châu Âu và Châu Á đều có tín hiệu tăng trưởng tốt, tạo thuận lợi cho hoạt động sản xuất. Các doanh nghiệp đã tích cực nhập khẩu nhiều mặt hàng nguyên, phụ liệu làm đầu vào sản xuất.

Hơn 3.000 tỷ đồng cho vay xuất, nhập khẩu
Các tổ chức tín dụng trên địa bàn tỉnh Thanh Hóa đã chú trọng nguồn vốn cho vay vào hoạt động sản xuất, kinh doanh các lĩnh vực ưu tiên, trong đó có xuất, nhập khẩu. Tính đến cuối tháng 3 năm 2025, dư nợ cho vay đối với lĩnh vực xuất, nhập khẩu của các tổ chức tín dụng trên địa bàn tỉnh đạt hơn 3.000 tỷ đồng.

Thành lập mới 579 doanh nghiệp trong quý 1
Theo thống kê từ Sở Tài chính, trong quý 1 năm 2025, tỉnh Thanh Hóa đã thành lập mới 579 doanh nghiệp, tăng 14,9% so với cùng kỳ, bằng 19,3% kế hoạch, đứng đầu khu vực Bắc Trung bộ và thứ 6 cả nước, sau các tỉnh, thành phố: Hồ Chí Minh, Hà Nội, Bình Dương, Đồng Nai, Đà Nẵng. Tổng vốn điều lệ đăng ký khoảng 3.958 tỷ đồng, giảm 32% so với cùng kỳ.

Xây dựng thương hiệu gắn với sự phát triển của hợp tác xã
Hội Liên hiệp phụ nữ tỉnh vừa tổ chức Diễn đàn “Kết nối doanh nghiệp, các Hợp tác xã” và truyền thông “Xây dựng thương hiệu gắn với sự phát triển của hợp tác xã” cho thành viên các mô hình kinh tế tập thể trên địa bàn.

Đất nông nghiệp được thí điểm làm nhà ở thương mại
Nghị quyết 171 của Quốc hội về thí điểm thực hiện dự án nhà ở thương mại qua thỏa thuận nhận quyền hoặc đang có quyền sử dụng đất, có hiệu lực thi hành từ ngày 1/4.
Bình luận
Thông báo
Bạn đã gửi thành công.