Luật căn cước hướng đến chuyển đổi số, phục vụ tốt hơn cho người dân

21:28 - 09/12/2023

Có hiệu lực từ 1/7/2024, Luật Căn cước với nhiều quy định cụ thể về căn cước, định danh điện tử... hướng tới Chính phủ số, nền kinh tế số, xã hội số và phục vụ tốt hơn cho người dân và doanh nghiệp.

Tại Kỳ họp thứ 6 vừa qua, Quốc hội thông qua Luật Căn cước, đổi tên thẻ căn cước công dân thành "thẻ căn cước." Luật căn cước, giúp hoàn thiện pháp luật, đáp ứng thực tiễn về quản lý dân cư, cải cách hành chính, bảo đảm quyền con người, quyền công dân. Luật Căn cước được thông qua giúp giải quyết thủ tục hành chính và cung cấp dịch vụ công trực tuyến, phục vụ phát triển kinh tế-xã hội, phục vụ công dân số, hoàn thiện hệ sinh thái, phục vụ kết nối, khai thác, bổ sung làm giàu dữ liệu dân cư và phục vụ hiệu quả cho chỉ đạo, điều hành của lãnh đạo các cấp.

Luật căn cước hướng đến chuyển đổi số, phục vụ tốt hơn cho người dân- Ảnh 1.

Để tạo điều kiện thuận lợi cho người dân sau khi Luật Căn cước được Quốc hội thông qua, Điều 46 Luật Căn cước đã quy định các loại giấy tờ có giá trị pháp lý đã phát hành có sử dụng thông tin từ chứng minh nhân dân, căn cước công dân được giữ nguyên giá trị sử dụng. Cơ quan Nhà nước không được yêu cầu công dân thay đổi, điều chỉnh thông tin về chứng minh nhân dân, căn cước công dân trong giấy tờ đã cấp.

Nguồn: Cải cách hành chính 09/12/2023