Đề nghị sửa Luật Căn cước công dân hướng đến mục tiêu phục vụ công dân số
Bộ Công an đang đề nghị xây dựng Luật Căn cước công dân (sửa đổi) nhằm phục vụ giải quyết thủ tục hành chính và cung cấp dịch vụ công trực tuyến; phát triển kinh tế, xã hội; phục vụ công dân số; hoàn thiện hệ sinh thái phục vụ kết nối, khai thác, bổ sung làm giàu dữ liệu dân cư và phục vụ chỉ đạo, điều hành của lãnh đạo các cấp.
|
Bộ Công an cho biết, qua 6 năm tổ chức triển khai thực hiện Luật Căn cước công dân đã cho thấy sự triển khai nghiêm túc, hiệu quả của các Bộ, ngành, UBND, Công an các cấp.
Việc triển khai thực hiện Luật Căn cước công dân đã đảm bảo được yêu cầu quản lý nhà nước về căn cước công dân trong tình hình mới, góp phần thực hiện thắng lợi các nhiệm vụ chính trị, kinh tế, xã hội ở các cấp, hỗ trợ đắc lực trong phòng ngừa, đấu tranh chống tội phạm, giữ gìn an ninh, trật tự…
Khó khăn, vướng mắc từ quy định của Luật Căn cước công dân
Theo Bộ Công an, hiện nay, công dân có nhiều loại giấy tờ tùy thân khác nhau như thẻ Căn cước công dân, thẻ bảo hiểm y tế, sổ bảo hiểm xã hội, giấy khai sinh, giấy phép lái xe, thẻ học sinh, sinh viên, thẻ hội viên, thẻ hành nghề... Việc có quá nhiều loại giấy tờ khác nhau được cơ quan có thẩm quyền cấp cho công dân gây ra khó khăn nhất định cho công dân trong lưu trữ, sử dụng, nhất là trong thực hiện các thủ tục hành chính, các tiện ích, dịch vụ công; không phù hợp với xu hướng chuyển đổi số, ứng dụng công nghệ thông tin vào hoạt động quản lý nhà nước, hoạt động xã hội đang ngày càng phát triển ở nước ta.
Trong khi đó, Luật Căn cước công dân không có các quy định về việc khai thác, sử dụng thông tin trên thẻ Căn cước công dân (bao gồm thông tin về căn cước công dân và các thông tin trên giấy tờ khác của công dân được tích hợp vào thẻ Căn cước công dân qua chíp điện tử và mã QR code) nên việc phát triển các ứng dụng, dịch vụ tiện ích của thẻ Căn cước công dân vào giao dịch dân sự, thực hiện chuyển đổi số, cải cách thủ tục hành chính còn gặp nhiều khó khăn, thiếu đồng bộ, thống nhất; nhiều đơn vị chưa tham gia triển khai vì đây không phải là nội dung được quy định trong luật.
Các quy định của Luật Căn cước công dân về việc quản lý, vận hành, khai thác, sử dụng thông tin trong Cơ sở dữ liệu quốc gia về dân cư, cơ sở dữ liệu Căn cước công dân còn chưa được đầy đủ, bao quát, chủ yếu được quy định ở các văn bản quy phạm pháp luật hướng dẫn thi hành luật; trong khi đó, đây là vấn đề lớn, tác động rộng rãi đến nhiều chủ thể khác nhau bao gồm các cơ quan nhà nước, tổ chức chính trị, tổ chức chính trị - xã hội, các tổ chức, doanh nghiệp được giao thực hiện một số dịch vụ công và tổ chức, cá nhân khác, nên cần được luật hóa.
Trong thực hiện chuyển đổi số, việc xác định, định danh công dân trên môi trường điện tử (công dân số) là rất cần thiết; Luật Căn cước công dân là văn bản quan trọng quy định về quản lý, định danh một công dân cụ thể nhưng hiện nay mới chỉ tập trung vào việc quản lý công dân qua Cơ sở dữ liệu căn cước công dân, Cơ sở dữ liệu quốc gia về dân cư, qua thẻ Căn cước công dân mà chưa có quy định về việc xác định, quản lý, định danh công dân trên môi trường điện tử nên gây khó khăn trong phát triển các tiện ích, triển khai dịch vụ công, quản lý các giao dịch điện tử quan trọng trong lĩnh vực tài chính, ngân hàng, chứng khoán, bảo hiểm, bất động sản... chưa bảo đảm, bảo vệ được quyền, lợi ích chính đáng của công dân trên môi trường điện tử.
Do đó, để tháo gỡ khó khăn, vướng mắc trong thi hành Luật Căn cước công dân năm 2014 và đáp ứng yêu cầu, nhiệm vụ được Đảng, Chính phủ, Thủ tướng Chính phủ, cần thiết phải sửa đổi, bổ sung Luật Căn cước công dân năm 2014 để tạo cơ sở pháp lý triển khai thực hiện.
Bổ sung nhiều quy định trong Luật Căn cước công dân (sửa đổi)
Trên cơ sở rà soát Luật Căn cước công dân, Bộ Công an đề xuất hướng sửa đổi, bổ sung Luật Căn cước công dân như sau:
1- Bổ sung quy định về việc tích hợp một số thông tin khác của công dân (ngoài thông tin về căn cước công dân) vào thẻ Căn cước công dân và thay thế việc sử dụng một số loại giấy tờ do cơ quan có thẩm quyền cấp chứa thông tin đã được tích hợp; bổ sung quy định về nguyên tắc, trình tự, thủ tục để thu thập, tích hợp thông tin; bổ sung quy định về hình thức tích hợp, trách nhiệm của các cơ quan, tổ chức, cá nhân liên quan đến việc thực hiện tích hợp thông tin; bổ sung quy định về loại thông tin được tích hợp.
2- Chỉnh lý quy định về Cơ sở dữ liệu căn cước công dân và bổ sung các nhóm thông tin vào trong Cơ sở dữ liệu quốc gia về dân cư, Cơ sở dữ liệu căn cước công dân, theo đó bổ sung một số nhóm thông tin vào Cơ sở dữ liệu quốc gia về dân cư gồm: Thông tin về số chứng minh nhân dân của công dân, ngày cấp, nơi cấp; người giám hộ, người được giám hộ; thông tin về diện chính sách; thông tin về người không quốc tịch nhưng đã sinh sống ổn định, lâu dài tại Việt Nam (người gốc Việt Nam được sinh ra tại Việt Nam hoặc người gốc Việt Nam được sinh ra tại nước ngoài nhưng đã trở về Việt Nam sinh sống liên tục từ 05 năm trở lên).
3- Bổ sung quy định cấp thẻ Căn cước công dân cho công dân là trẻ em dưới 14 tuổi; bổ sung quy định giải quyết vướng mắc trong cấp thẻ Căn cước công dân cho người không có nơi thường trú, không đầy đủ một số thông tin cá nhân khác như ngày, tháng sinh, quê quán (theo 03 cấp hành chính), có thông tin kê khai về dân tộc, tôn giáo khác không nằm trong danh mục quy định của cơ quan quản lý nhà nước chuyên ngành; bổ sung quy định về cấp giấy chứng nhận căn cước cho người không quốc tịch nhưng đã sinh sống ổn định, lâu dài tại Việt Nam.
4- Hoàn thiện quy định về quản lý, vận hành, khai thác, sử dụng thông tin trong Cơ sở dữ liệu quốc gia về dân cư, Cơ sở dữ liệu căn cước công dân; định danh điện tử; cấp, hủy số định danh của cá nhân; quy định về việc sử dụng thống nhất thẻ Căn cước công dân và việc hạn chế phát sinh thủ tục hành chính có liên quan.
Theo Cổng thông tin điện tử Chính phủ
Bài viết cùng chuyên mục
Đọc thêm

Bão số 3 đang di chuyển nhanh, tiếp tục tăng cấp
Trung tâm Dự báo khí tượng thuỷ văn Quốc gia, hồi 13 giờ, tâm bão WIPHA ở vào khoảng 20,5°N – 119,0°E, trên vùng biển phía Đông Bắc khu vực Bắc Biển Đông.

Chi trả quyền lợi bảo hiểm bảo an tín dụng cho khách hàng
Công ty Cổ phần Bảo hiểm Ngân hàng Nông nghiệp - Chi nhánh Thanh Hóa (ABIC Thanh Hóa) vừa phối hợp với Ngân hàng Nông nghiệp và Phát triển Nông thôn chi nhánh Lang Chánh tổ chức chi trả quyền lợi bảo hiểm bảo an tín dụng với tổng số tiền hơn 600 triệu đồng cho 3 khách hàng tham gia bảo hiểm khoản vay tại Agribank.

Bão WIPHA di chuyển theo hướng Tây Bắc với tốc độ khoảng 20km/h
Theo Đài Khí tượng thủy văn tỉnh Thanh Hoá, bão WIPHA ở trên vùng biển phía Đông Bắc khu vực Bắc Biển Đông. Sức gió mạnh nhất vùng gần tâm bão mạnh cấp 9 (75-88km/giờ), giật cấp 11; di chuyển theo hướng Tây Bắc với tốc độ khoảng 20km/h.

Rà soát, thay thế biển báo giao thông theo địa danh sau sáp nhập
Thực hiện yêu cầu của Cục Đường bộ Việt Nam về cập nhật, điều chỉnh biển báo giao thông phù hợp với thực tế địa phương sau sắp xếp đơn vị hành chính, hiện nay Văn phòng Khu Quản lý đường bộ I đang phối hợp với các đơn vị liên quan của tỉnh Thanh Hóa, tiến hành rà soát hiện trạng hệ thống biển báo giao thông trên các tuyến đường, từ đó xây dựng kế hoạch chỉnh sửa, thay thế phù hợp theo quy định và tiêu chuẩn hiện hành trong thời gian sớm nhất.

Đề xuất bỏ phù hiệu xe kinh doanh vận tải
Hiệp hội Vận tải ô tô Việt Nam đang kiến nghị Cục Đường bộ Việt Nam bỏ quy định xe kinh doanh vận tải phải dán phù hiệu vì không còn phù hợp thực tế và gây tốn kém cho doanh nghiệp.

Ngày 19/7, khu vực tỉnh Thanh Hóa tiếp tục có nắng nóng, có nơi nắng nóng gay gắt
Theo Đài Khí tượng thủy văn tỉnh Thanh Hoá, ngày 19/7, khu vực tỉnh Thanh Hóa tiếp tục có nắng nóng, có nơi nắng nóng gay gắt; nhiệt độ không khí cao nhất từ 36 - 38 độ C, có nơi trên 38 độ C, độ ẩm tương đối thấp nhất từ 45 - 50%. Ngày 20/7 nắng nóng ở Thanh Hóa suy giảm.

Bão WIPHA trở thành cơn bão số 03 trong năm 2025
Theo Đài Khí tượng thủy văn tỉnh Thanh Hoá, bão WIPHA đã đi vào vùng biển phía Đông Bắc của khu vực Bắc Biển Đông, trở thành cơn bão số 03 trong năm 2025.

Đa dạng hình thức tuyên truyền về phòng ngừa cháy nổ và tai nạn thương tích
Thời gian gần đây, trên địa bàn cả nước liên tiếp xảy ra nhiều vụ cháy nổ và tai nạn thương tích nghiêm trọng, đặc biệt là tai nạn đuối nước, gây nên những mất mát đau lòng cả về tính mạng và tài sản của Nhân dân. Với quyết tâm phòng ngừa từ sớm, từ xa, từ cơ sở, Giám đốc Công an tỉnh đã chỉ đạo lực lượng Công an Thanh Hóa đẩy mạnh, đa dạng hóa hình thức tuyên truyền nhằm tác động sâu sắc đến từng người dân, nâng cao ý thức phòng ngừa cháy nổ và kỹ năng phòng tránh tai nạn của Nhân dân trên địa bàn tỉnh.

Xác lợn chết trên các tuyến kênh thuỷ lợi tiếp tục gia tăng
Từ đầu tháng 7/2025 đến nay, tình trạng vứt xác lợn chết xuống các tuyến kênh Chính, kênh Bắc, kênh Nam thuộc hệ thống kênh Bái Thượng diễn ra nghiêm trọng. Mặc dù các ngành chức năng đã triển khai nhiều biện pháp ngăn chặn, nhưng số lượng xác lợn trôi nổi trên kênh vẫn tiếp tục gia tăng, đe dọa nghiêm trọng đến môi trường, chất lượng nguồn nước và sức khỏe cộng đồng.

Triển khai quyết liệt các giải pháp phòng, chống Dịch tả lợn châu Phi
Từ đầu năm đến nay cả nước đã xuất hiện trên 514 ổ dịch Dịch tả lợn châu Phi tại 28/34 tỉnh, thành phố. Hiện nay, cả nước có 248 ổ dịch tại 20 tỉnh, thành phố chưa qua 21 ngày. Nguy cơ dịch bệnh Dịch tả lợn châu Phi có chiều hướng gia tăng. Để phòng, chống, kiểm soát dịch bệnh Dịch tả lợn châu Phi kịp thời, hiệu quả, Thủ tướng Chính phủ vừa có Công điện yêu cầu Chủ tịch UBND các tỉnh, thành phố trực thuộc Trung ương chủ động chỉ đạo, tổ chức triển khai quyết liệt, đồng bộ, có hiệu quả các biện pháp phòng, chống bệnh Dịch tả lợn châu Phi.
Bình luận
Thông báo
Bạn đã gửi thành công.