Thanh Hóa tập trung phát triển Doanh nghiệp khoa học và công nghệ

Thực hiện chương trình hỗ trợ phát triển doanh nghiệp khoa học công nghệ và hệ sinh thái đổi mới sáng tạo tỉnh Thanh Hóa giai đoạn 2021 – 2025, đến nay, Thanh Hóa đã có 32 doanh nghiệp khoa học và công nghệ, đứng thứ ba cả nước về số lượng doanh nghiệp, sau Hà Nội và TP Hồ Chí Minh.

Được triển khai từ năm 2008, phần mềm quản lý bệnh viện của Công ty TNHH Minh Lộ, thành Phố Thanh Hóa, đến nay đã có mặt ở 50 tỉnh, thành. 

Thanh Hóa tập trung phát triển Doanh nghiệp khoa học và công nghệ - Ảnh 2.

Trên địa bàn tỉnh Thanh Hóa, phần mềm đã được triển khai tại 85 cơ sở y tế và phòng khám tư nhân; góp phần cải cách thủ tục hành chính, quản lý khám chữa bệnh, thanh toán viện phí và BHYT …, hạn chế những sai sót, nâng cao hiệu quả trong công tác chẩn đoán, điều trị, chăm sóc sức khỏe bệnh nhân.

Thanh Hóa tập trung phát triển Doanh nghiệp khoa học và công nghệ - Ảnh 3.

Bác sỹ chuyên khoa 2, Hà Khánh Dư Giám đốc Bệnh viện Nội tiết Thanh Hóa

Bác sỹ chuyên khoa 2 Hà Khánh Dư, Giám đốc Bệnh viện Nội tiết Thanh Hóa cho biết: "Việc quản lý bệnh viện chặt chẽ từ hồ sơ bệnh án, đến thuốc men, vật tư hóa chất, chính xác. Qua đó, giảm thời gian thủ tục hành chính"

Công ty TNHH Minh Lộ là 1 trong số 32 doanh nghiệp khoa học và công nghệ của tỉnh, chuyên phát triển hệ sinh thái phần mềm phục vụ ngành y tế. Công ty đang tập trung phát triển nguồn nhân lực để nâng cao chất lượng sản phẩm, đáp ứng yêu cầu hiện đại hóa bệnh viện, tiến tới bệnh viện thông minh. Đồng thời phối hợp với các bệnh viện để phân tích quy trình nghiệp vụ, xây dựng sản phẩm sát với nhu cầu thực tế.

Thanh Hóa tập trung phát triển Doanh nghiệp khoa học và công nghệ - Ảnh 4.

Anh Nguyễn Thanh Bình, Phó Giám đốc Công ty TNHH Minh Lộ, Thành Phố Thanh Hóa cho biết: "Tiến tới, Công ty triển khai bệnh án điện tử, tập trung tích hợp công nghệ AI để hỗ trợ cho người dân. Để nâng cao chất lượng các sản phẩm, với Minh Lộ tập trung phát triển nguồn nhân lực. Minh Lộ có đội ngũ chất lượng cao tự nghiên cứu, tự phát triển phần mềm".

Doanh nghiệp khoa học và công nghệ của tỉnh hoạt động trên nhiều lĩnh vực như: công nông nghiệp; thiết bị, vật tư y tế; công nghệ thông tin; vật liệu xây dựng… Đây là các doanh nghiệp đã tiên phong đầu tư đổi mới công nghệ, nghiên cứu ứng dụng các tiến bộ khoa học kỹ thuật vào sản xuất. Qua đó, góp phần đẩy mạnh thương mại hóa các sản phẩm công nghiệp, nâng cao chất lượng sản xuất kinh doanh trên địa bàn tỉnh.

Thanh Hóa tập trung phát triển Doanh nghiệp khoa học và công nghệ - Ảnh 5.

Anh Nguyễn Ngọc Huấn, Giám đốc Trung tâm Nghiên cứu Phát triển Khoa học và Công nghệ Tiến Nông, Công ty Cổ phần Công nông nghiệp Tiến Nông, tỉnh Thanh Hóa

Anh Nguyễn Ngọc Huấn, Giám đốc Trung tâm Nghiên cứu Phát triển Khoa học và Công nghệ Tiến Nông, Công ty Cổ phần Công nông nghiệp Tiến Nông, tỉnh Thanh Hóa cho biết: "Trung tâm tập trung vào nghiên cứu phát triển nông nghiệp hữu cơ và nhóm nghiên cứu chuyên sâu, phục vụ hình thức sản xuất nông nghiệp công nghệ cao"

Mặc dù Thanh Hóa đứng thứ 3 toàn quốc về số lượng doanh nghiệp khoa học và công nghệ với 32 đơn vị, nhưng con số ấy vẫn còn rất thấp so với trên 17.000 doanh nghiệp đang hoạt động trên địa bàn. Đa số doanh nghiệp trong tỉnh là doanh nghiệp nhỏ nên nguồn kinh phí đầu tư cho hoạt động khoa học công nghệ hạn chế. Thanh Hóa phấn đấu đến năm 2025 có ít nhất 60 doanh nghiệp khoa học và công nghệ. 

Thanh Hóa tập trung phát triển Doanh nghiệp khoa học và công nghệ - Ảnh 6.

Cùng với sự nỗ lực của các doanh nghiệp, thì việc xây dựng hành lang pháp lý và các cơ chế, chính sách ưu đãi là yếu tố hết sức quan trọng mà các cấp, ngành chức năng cần quan tâm thực hiện, để đạt mục tiêu trên.

Nguồn: THNM 19/05/2023