Phát triển doanh nghiệp Khoa học và công nghệ
Thực hiện chủ trương của Đảng, Nhà nước về phát triển doanh nghiệp Khoa học và công nghệ, đến nay tỉnh Thanh Hóa có 32 doanh nghiệp Khoa học và công nghệ, đứng thứ 3 cả nước về số lượng, sau Hà Nội và thành phố Hồ Chí Minh.
Doanh nghiệp Khoa học và công nghệ của tỉnh hoạt động trên nhiều lĩnh vực: sản xuất công - nông nghiệp, thiết bị - vật tư y tế, thương mại dịch vụ, công nghệ thông tin.... Đây là những đơn vị tiên phong trong nghiên cứu, ứng dụng khoa học và công nghệ vào quản lý vận hành; tạo ra những sản phẩm có chất lượng cao; dịch vụ chăm sóc khách hàng tốt. Hoạt động của các doanh nghiệp đã góp phần đẩy mạnh thương mại hóa sản phẩm Khoa học và công nghệ, nâng cao chất lượng, hiệu quả sản xuất, kinh doanh trên địa bàn tỉnh.

Ông Lưu Văn Hoàng, Giám đốc Công ty TNHH AEONMED Việt Nam, Khu công nghiệp Lễ Môn, thành phố Thanh Hóa
Ông Lưu Văn Hoàng, Giám đốc Công ty TNHH AEONMED Việt Nam, Khu công nghiệp Lễ Môn, thành phố Thanh Hóa cho biết: "Sản phẩm dung dịch thẩm phân máu đậm đặc của công ty ra mắt thị trường từ năm 2016. Sau 6 năm thì sản phẩm không chỉ có phổ biến ở thị trường tỉnh Thanh Hoá mà có mặt có mặt ở 37 tỉnh thành. Riêng thị trường miền Bắc chiếm thị phần khoảng 50 %".
Mặc dù đứng thứ 3 toàn quốc về số lượng doanh nghiệp Khoa học và công nghệ, nhưng so với tổng số doanh nghiệp đang hoạt động trên địa bàn tỉnh, con số 32 doanh nghiệp Khoa học công nghệ vẫn còn rất thấp; hàm lượng khoa học công nghệ trong các sản phẩm, tỷ trọng giá trị của khoa học công nghệ trong nền kinh tế của tỉnh còn khiêm tốn.

Tháng 12/2021, Ủy ban Nhân dân tỉnh đã ban hành Quyết định phê duyệt "Chương trình Hỗ trợ phát triển doanh nghiệp khoa học và công nghệ và hệ sinh thái khởi nghiệp đổi mới sáng tạo tỉnh Thanh Hoá, giai đoạn 2021-2025" ; trong đó có nhiều giải pháp, chính sách thiết thực, cụ thể nhằm khuyến khích, tạo điều kiện phát triển doanh nghiệp Khoa học công nghệ và khởi nghiệp đổi mới sáng tạo, hướng tới mục tiêu đến năm 2025 toàn tỉnh sẽ có 60 doanh nghiệp Khoa học và công nghệ.

Ứng dụng công nghệ thông tin và trang thiết bị hiện đại vào quản lý, bảo vệ, phòng chống cháy rừng
Để làm tốt công tác quản lý, bảo vệ rừng, thời gian qua, Sở Nông nghiệp và Phát triển nông thôn Thanh Hoá đã chỉ đạo các đơn vị trực thuộc triển khai nhiều cách làm sáng tạo. Trong đó, việc tăng cường ứng dụng công nghệ thông tin, tiến bộ khoa học kỹ thuật và sử dụng trang thiết bị hiện đại vào quản lý, bảo vệ, phòng chống cháy rừng đã mang lại hiệu quả rõ rệt.

Ứng dụng công nghệ trong đào tạo, sát hạch lái xe
Thời gian qua, các cơ sở đào tạo lái xe trên địa bàn tỉnh Thanh Hóa đã đã không ngừng đầu tư về cơ sở vật chất, xe ô tô, thiết bị, máy móc ứng dụng thông tin phục vụ quá trình giảng dạy, phối hợp chặt chẽ với các cơ quan, đơn vị chức năng quản lý, giám sát công tác đào tạo, sát hạch cấp giấy phép lái xe. Đặc biệt với việc triển khai chương trình dạy mới theo Thông tư 04, đang được các cơ sở triển khai, thực hiện, đáp ứng các quy định về tiêu chuẩn cơ sở đào tạo theo hướng ngày càng hoàn thiện, nâng cao.

Nâng cao giá trị các sản phẩm nông nghiệp từ ứng dụng khoa học và công nghệ
Xác định khoa học và công nghệ là khâu then chốt để nâng cao năng suất, chất lượng, hiệu quả và sức cạnh tranh của sản phẩm nông nghiệp, các địa phương trên địa bàn tỉnh đã và đang đẩy mạnh chuyển giao ứng dụng tiến bộ khoa học và công nghệ trong sản xuất nông nghiệp, hỗ trợ và tạo điều kiện thuận lợi cho các tổ chức, cá nhân, các doanh nghiệp đầu tư phát triển nông nghiệp công nghệ cao.

Hiệu quả ứng dụng công nghệ GroFarm trong nuôi tôm công nghiệp
GroFarm là giải pháp kỹ thuật nuôi tôm thẻ chân trắng siêu thâm canh với mật độ cao đang được người dân ở các địa phương ven biển của tỉnh đầu tư ứng dụng nhằm kiểm soát môi trường nuôi tôm, giúp thâm canh tăng vụ, nâng cao năng suất và mang lại hiệu quả kinh tế cao.

Ứng dụng khoa học kỹ thuật, nâng cao chất lượng khám, chữa bệnh
Trước nhu cầu khám, chữa bệnh và chăm sóc sức khỏe ngày càng cao của nhân dân, Bệnh viện Đa khoa thị xã Bỉm Sơn đã đầu tư, nâng cấp trang thiết bị y tế, đẩy mạnh nghiên cứu, ứng dụng tiến bộ khoa học kỹ thuật và công nghệ y học hiện đại vào công tác khám, điều trị, đồng thời, bồi dưỡng trình độ chuyên môn cho đội ngũ y, bác sĩ, góp phần nâng cao chất lượng, hiệu quả chăm sóc sức khỏe cho nhân dân.

Thanh Hóa đẩy mạnh ứng dụng công nghệ trong sản xuất cát nhân tạo
Thời gian qua, một số doanh nghiệp trên địa bàn tỉnh Thanh Hóa đã đầu tư máy móc, thiết bị hiện đại sản xuất cát nhân tạo từ nguồn nguyên liệu đá, góp phần giảm áp lực cạn kiệt nguồn tài nguyên cát tự nhiên và những tác động của việc khai thác cát đối với môi trường.

Trường Cao đẳng công nghiệp Thanh Hóa chuyển đổi số trong giáo dục nghề nghiệp
Là một trong những cơ sở giáo dục nghề nghiệp sớm ứng dụng công nghệ thông tin, chuyển đổi số, đến nay Trường Cao đẳng công nghiệp Thanh Hóa đã có cơ sở hạ tầng công nghệ thông tin, hạ tầng mạng tương đối đồng bộ.

Tổ chức Giải thưởng Khoa học và công nghệ dành cho sinh viên trong các cơ sở giáo dục đại học năm 2023
Bộ GD&ĐT vừa ban hành kế hoạch tổ chức xét tặng Giải thưởng khoa học và công nghệ dành cho sinh viên trong các cơ sở giáo dục đại học năm 2023.

Ngành dệt may Thanh Hóa ứng dụng công nghệ nâng cao hiệu quả sản xuất
Dệt may là một trong những ngành hàng xuất khẩu chủ lực và giữ vai trò quan trọng đối với tăng trưởng của nền kinh tế. Hiện nay, ngành dệt may đang đứng trước cơ hội và thách thức lớn của cuộc cách mạng công nghiệp 4.0, đòi hỏi các doanh nghiệp phải đẩy mạnh đổi mới công nghệ để bắt nhịp xu hướng và mở rộng thị trường, tăng năng suất lao động, hiệu quả cạnh tranh. Tại Thanh Hóa, nhiều doanh nghiệp dệt may đã và đang từng bước đầu tư đổi mới công nghệ, ứng dụng các giải pháp chuyển đổi số, góp phần nâng cao năng suất, hiệu quả hoạt động.

Công ty CP dược TH PHARMA ứng dụng công nghệ trong sản xuất thuốc đông dược
Công ty Cổ phần dược TH PHARMA, khu Công nghiệp Tây Bắc Ga, Thành Phố Thanh Hóa chuyên sản xuất thực phẩm bảo vệ sức khỏe, hóa mỹ phẩm, vật tư y tế với trên 200 sản phẩm.
Bình luận
Thông báo
Bạn đã gửi thành công.