Thường Xuân: Bảo tồn và phát triển bền vững cây quế ngọc

18:30 - 04/06/2023

Đứng trước sự suy giảm nghiêm trọng về diện tích trồng quế, sáu năm qua, huyện Thường Xuân đã thực hiện Đề án “Bảo tồn và phát triển bền vững cây quế Ngọc huyện Thường Xuân giai đoạn 2015 – 2020, định hướng đến năm 2025”. Đề án đã thu hút một số chương trình, dự án, góp phần bảo tồn và phát triển bền vững loại cây dược liệu lâu đời này.

Để tạo sinh kế cho người trồng quế theo hình thức "lấy ngắn nuôi dài", Ban quản lý khu bảo tồn thiên nhiên Xuân Liên đã thực hiện mô hình trồng xen canh cây quế và cây nông nghiệp, cây quế và cây keo lai. 6 năm qua đã có 1.479  ha quế được trồng xen canh với cây keo lai cho thu nhập khoảng 40-50 triệu đồng 1 ha. Quế trồng xen canh cây nông nghiệp cho thu nhập từ 15-20 triệu đồng 1 ha.

Thường Xuân: Bảo tồn và phát triển bền vững cây quế ngọc  - Ảnh 2.

Ngoài ra, từ nguồn kinh phí của các chương trình, dự án, Ban quản lý khu bảo tồn thiên nhiên Xuân Liên đã đầu tư 6 hệ thống nồi nấu tinh dầu quế cho 5 hộ gia đình và 1 hợp tác xã trên địa bàn huyện Thường Xuân. Từ đó giúp người trồng quế tận thu được các nguyên liệu cành, lá quế để tăng thu nhập, đồng thời phát triển được sản phẩm tinh dầu quế để cung cấp cho thị trường.

Thường Xuân: Bảo tồn và phát triển bền vững cây quế ngọc  - Ảnh 3.

Anh Nguyễn Văn Bình, Thôn Thác Làng, Xã Vạn Xuân, huyện Thường Xuân, tỉnh Thanh Hóa cho biết, hiện tại nhà máy đã đi vào hoạt động và thu mua với giá từ 150-200.000/1 tạ. Qua đó mang lại thu nhập đáng kể cho người dân, từ đó giúp người dân yên tâm bám nghề trồng quế.

Thường Xuân: Bảo tồn và phát triển bền vững cây quế ngọc  - Ảnh 4.

Thực hiện đề án Bảo tồn và phát triển bền vững cây quế, đến nay huyện Thường Xuân đã phát triển thêm được 1.100 ha quế tập trung và trên 1 triệu cây quế trồng phân tán; Phát triển 2 sản phầm tinh dầu Quế và Quế thanh được công nhận sản phẩm OCOP 3 sao. Dự kiến đến năm 2025, huyện Thường Xuân sẽ phát triển 9.000 ha cây quế tập trung và 3,5 triệu cây trồng phân tán.

Nguồn: Bản tin 18h30/TTV