Xây dựng sản phẩm OCOP- động lực phát triển kinh tế hộ

18:33 - 28/10/2023

Được triển khai từ năm 2018, đến nay, Thanh Hóa đã có trên 414 sản phẩm OCOP. Ngoài chủ thể là các doanh nghiệp, hợp tác xã, tổ hợp tác, thì sản phẩm OCOP thuộc các hộ sản xuất kinh doanh chiếm gần 40%. Việc xây dựng sản phẩm OCOP đã tạo động lực để các hộ gia đình sản xuất chuyên nghiệp hơn, nâng cao giá trị sản phẩm.

Cơ sở bánh lá răng bừa Nga My của chị Hoàng Thị Minh Ngà ở thị trấn Tân Phong, huyện Quảng Xương ban đầu chỉ cung cấp sản phẩm cho những người quen trong xã. Quá trình xây dựng sản phẩm OCOP, chị Ngà đã đăng ký tem nhãn truy suất nguồn gốc, đầu tư thêm máy hút chân không để bảo quản tốt hơn trong quá trình vận chuyển. Hiện nay, mỗi ngày cơ sở bánh lá răng bừa Nga My cung cấp ra thị trường trong và ngoài tỉnh hàng nghìn bánh, tạo việc làm và thu nhập cho 10 lao động thường xuyên và thời vụ tại địa phương.

Xây dựng sản phẩm OCOP- động lực phát triển kinh tế hộ - Ảnh 2.

Tính đến tháng 10/2023, Thanh Hóa đã có 414 sản phẩm OCOP, trong đó gần 40% là sản phẩm là của các hộ sản xuất, kinh doanh. Quá trình xây dựng sản phẩm OCOP, các hộ đều quan tâm nâng cao chất lượng, bao bì nhãn mác, đa dạng sản phẩm, đầu tư thiết bị, mở rộng quy mô sản xuất. Các hộ cũng được ưu tiên hỗ trợ thông qua các chính sách phát triển OCOP, quảng bá, tiêu thụ sản phẩm. Nhờ đó, các sản phẩm trong quá trình xây dựng OCOP và sau khi đạt chứng nhận có doanh số bán hàng, lợi nhuận tăng lên từ 20-40%. Cùng với các doanh nghiệp và khu vực kinh tế tập thể, việc phát triển sản phẩm OCOP là cơ hội để các hộ gia đình tổ chức sản xuất, tiêu thụ sản phẩm theo hướng hàng hóa, nâng cao hiệu quả kinh kế.

Nguồn: Bản tin 18h30 ngày 28/10/2023