Phát huy giá trị sản phẩm OCOP gắn với giữ gìn bản sắc văn hóa truyền thống
Tính đến hết tháng 9/2023, Thanh Hóa có 396 sản phẩm được xếp hạng OCOP. Khu vực miền núi có trên 100 sản phẩm. Nhóm địa phương có từ 6 đến 12 sản phẩm là các huyện Như Thanh, Như Xuân, Thường Xuân, Thạch Thành … và ít sản phẩm nhất là Quan Sơn, Mường Lát. Khu vực này có nhiều sản phẩm nông nghiệp, tiểu thủ công nghiệp đặc trưng, độc đáo, có giá trị văn hóa và trở thành sản phẩm chủ lực mang lại thu nhập cho người dân.
Tạo nét riêng của vùng miền
Nem An Cúc huyện Như Thanh được công nhận sản phẩm OCOP 3 sao vào tháng 11/2022. Từ khi sản phẩm được công nhận OCOP đến nay, lượng tiêu thụ tăng 15 – 20%.


Khi tham gia chương trình OCOP, cơ sở Nem An Cúc luôn tuân thủ về tiêu chuẩn an toàn thực phẩm và bảo vệ môi trường khi sản xuất, đồng thời phát huy yếu tố văn hóa truyền thống, nguồn gốc sản phẩm để mang tới hương vị đậm bản sắc quê hương. Vì vậy thương hiệu Nem An Cúc ngày càng được nhiều người biết đến.
Trước đây nem lợn mán chỉ được người dân huyện Như Thanh làm để sử dụng vào những ngày Tết cổ truyền, nay thì có quanh năm, trong các bữa tiệc, cưới hỏi và giỗ chạp… Tuy nhiên, muốn nghề tồn tại và phát triển lâu dài, các hộ làm nem lợn mán ở Như Thanh đã cải tiến mẫu mã, nâng cao chất lượng sản phẩm truyền thống của địa phương, không sử dụng các chất phụ gia độc hại, bảo đảm yêu cầu về vệ sinh an toàn thực phẩm. Sản phẩm đã tạo được nét riêng cho vùng đất Như Thanh, đầu ra khá thuận lợi, làm đến đâu tiêu thụ hết đến đó, góp phần tạo việc làm, tăng thu nhập cho người dân.
Trong các sản phẩm OCOP của huyện Như Xuân, "Cam đường canh Như Xuân và cam xã Đoài Như Xuân" khi tham gia sản phẩm OCOP được xem là cây giảm nghèo, làm giàu của người dân địa phương. Hiện toàn xã có gần 200 ha đất nông nghiệp trồng cây ăn quả có múi theo tiêu chuẩn VietGAP, đáp ứng đủ tiêu chí xếp hạng sản phẩm OCOP.

Các sản phẩm OCOP nổi tiếng như: Cam đường canh Như Xuân và cam xã Đoài Như Xuân (3 sao, công nhận năm 2020); bưởi da xanh và bưởi diễn Thành Công (3 sao, công nhận năm 2022), những sản phẩm này đều xuất phát từ tư duy làm nông nghiệp quy mô lớn, từng bước tạo ra thương hiệu nông sản riêng. Nhờ các loại cây này, xã Xuân Hòa, huyện Như Xuân đã trở thành một trong những vựa hoa quả lớn với nhiều sản phẩm có chất lượng ở khu vực miền núi của tỉnh Thanh Hóa.
Sau nhiều chuyến tham quan, học hỏi kinh nghiệm, cùng với tư duy dám nghĩ, dám làm, góp sức xây dựng thương hiệu nông sản đặc trưng của quê hương, ông Lê Khắc Khoa ở thôn 8, xã Xuân Hòa đã quyết định chuyển đổi hơn 2 ha đất trồng mía, sắn sang trồng cam. Nhờ áp dụng khoa học kỹ thuật và chăm sóc tốt theo tiêu chuẩn VietGAP, vườn cam của ông sau 6 năm đã cho thu hoạch.
Khi canh tác theo hướng VietGap, ông Khoa được tiếp cận với kỹ thuật tiên tiến như: sử dụng thuốc bảo vệ thực vật có nguồn gốc sinh học, áp dụng công nghệ tưới nhỏ giọt của Israel. Tuy nhiên, để tránh tình trạng "được mùa, rớt giá", ông Khoa luôn quan tâm đến chất lượng giống cây; tập trung nâng cao kỹ thuật chăm sóc theo quy trình VietGAP, GlobalGAP, nhằm nâng cao năng suất, chất lượng sản phẩm, góp phần tăng sức cạnh tranh trên thị trường.
Ông Lê Khắc Khoa, thôn 8, xã Xuân Hòa, huyện Như Xuân, Thanh Hóa
Sản phẩm gắn với với cộng đồng
Là những sản phẩm mang tính cộng đồng, địa phương, nên hầu hết các sản phẩm đạt tiêu chuẩn OCOP đều chứa đựng những nét truyền thống của cộng đồng các dân tộc. Do đó, để gìn giữ, phát huy giá trị văn hóa trong sản phẩm OCOP, các địa phương miền núi đã lựa chọn những sản phẩm đặc trưng, có thế mạnh để đầu tư sản xuất, gia tăng số lượng, chất lượng, tạo sức lan tỏa đến người tiêu dùng. Sản phẩm OCOP khi được công nhận không chỉ tạo việc làm, nâng cao thu nhập, mà còn góp phần quảng bá văn hóa vùng miền tới cộng đồng, người tiêu dùng trên thị trường.
Sản phẩm OCOP muối mắc khẻn Mường Đeng của xã Yên Thắng, huyện Lang Chánh mới được đẩy mạnh tuyên truyền, quảng bá trong thời gian gần đây. Khi Yên Thắng tập trung đẩy mạnh phát triển du lịch, bà con cũng mong muốn giới thiệu với du khách về những sản phẩm đặc trưng gắn với truyền thống, văn hóa, ẩm thực độc đáo của địa phương. Trước đây sản phẩm muối mắc khẻn được bày bán mang tính dân dã truyền thống, nhưng gần đây đã chú trọng nhiều hơn đến yếu tố bao bì, mẫu mã sản phẩm, nguồn gốc xuất xứ, an toàn vệ sinh, nên được nhiều du khách chú ý.


Với mong muốn quảng bá ẩm thực của dân tộc Thái trên vùng đất Yên Thắng đến với mọi miền, chị Hà Thị Xem đã quyết định đầu tư sản xuất muối mắc khẻn khô. Học tập công thức làm muối mắc khẻn từ bà con địa phương, chị Xem đã chế biến thành công muối mắc khẻn truyền thống và sản xuất theo hướng hàng hóa. Để có được sản phẩm ngon, giữ được hương vị đặc trưng thì công tác đảm bảo vệ sinh an toàn thực phẩm trong quá trình thu mua nguyên liệu và chế biến sản phẩm được chị Xem đặt lên hàng đầu. Cơ sở của chị luôn tuân thủ chặt chẽ các quy định về an toàn thực phẩm. Đồng thời, liên kết với Đoàn thanh niên, Hội Phụ nữ địa phương để bao tiêu nguồn nguyên liệu tại chỗ, góp phần tăng thêm thu nhập, tạo công ăn việc làm cho bà con dân bản.
Tháng 5 vừa qua, muối mắc khẻn Mường Đeng đã được công nhận đạt sản phẩm OCOP 3 sao. Có được kết quả trên là bởi xã đã tổ chức tuyên truyền sâu rộng về mục đích, ý nghĩa của chương trình OCOP đến đông đảo Nhân dân, tạo điều kiện thuận lợi để HTX, tổ hợp tác và hộ gia đình mở rộng sản xuất, tăng cường liên kết để tăng năng suất và chất lượng sản phẩm. Sản phẩm đẹp, có chất lượng tốt từ chương trình OCOP được thị trường trong và ngoài tỉnh đón nhận và tin dùng.
Ông Hà Văn Hạnh, Phó Chủ tịch UBND xã Yên Thắng, huyện Lang Chánh, Thanh Hóa
Phát huy giá trị sản phẩm OCOP nhằm thúc đẩy kinh tế, nâng cao thu nhập, cải thiện đời sống của người dân, gắn với bảo tồn các giá trị văn hóa, bảo vệ cảnh quan môi trường, góp phần xây dựng nông thôn mới bền vững. Khi người dân tham gia làm sản phẩm OCOP đòi hỏi sự chuyên nghiệp hóa, chuẩn hóa, từng bước đáp ứng yêu cầu ngày càng cao của người tiêu dùng, tạo nên hồn cốt của sản phẩm truyền thống. Nhờ đó, yếu tố văn hóa truyền thống trong các sản phẩm OCOP sẽ lan tỏa ngày càng sâu rộng. Chương trình phát triển sản phẩm OCOP không chỉ giúp đồng bào các dân tộc miền núi xứ Thanh nâng cao chất lượng cuộc sống, mà còn góp phần đắc lực giữ gìn, phát huy bản sắc văn hóa truyền thống của quê hương.

Đại hội Đảng bộ Công ty Cổ phần bia Hà Nội – Thanh Hóa lần thứ XII, nhiệm kỳ 2025-2030
Công ty Cổ phần bia Hà Nội – Thanh Hóa vừa tổ chức Đại hội đại biểu lần thứ XII, nhiệm kỳ 2025-2030.

Công ty Điện lực Thanh Hóa tổ chức diễn tập phòng chống thiên tai và tìm kiếm cứu nạn và xử lý sự cố
Ngày 29/4, tại huyện Cẩm Thủy, Công ty Điện lực Thanh Hóa tổ chức diễn tập phòng chống thiên tai và tìm kiếm cứu nạn, xử lý sự cố, đảm bảo an toàn và ứng dụng công nghệ thông tin trong hoạt động cấp công ty năm 2025.

Tự hào về lịch sử dân tộc
Hoà chung không khí phấn khởi, tự hào của cả nước, những ngày này, trên địa bàn thành phố Thanh Hoá đã và đang diễn ra nhiều hoạt động ý nghĩa chào mừng kỷ niệm 50 năm Ngày Giải phóng miền Nam, thống nhất đất nước (30/4/1975-30/4/2025).

Gặp mặt các cựu thanh niên xung phong trong kháng chiến chống Mỹ
Nhân kỷ niệm 50 năm Ngày Giải phóng miền Nam, thống nhất đất nước, sáng ngày 29/4, Hội Cựu Thanh niên xung phong tỉnh Thanh Hóa tổ chức gặp mặt các hội viên đã tham gia trong kháng chiến chống Mỹ.

Mở toang “Cánh cửa thép” Xuân Lộc
Liên tiếp thất bại tại mặt trận chiến lược Tây Nguyên, Huế - Đà Nẵng, dưới sự cố vấn của Mỹ, ngụy quyền Sài Gòn đã tổ chức một tuyến phòng thủ mới kéo dài từ Phan Rang qua Xuân Lộc, đến Tây Ninh để bảo vệ Sài Gòn, trong đó Xuân Lộc là điểm trọng yếu. Tại đây, địch tập trung lực lượng tinh nhuệ nhất để thiết lập tuyến phòng thủ vững chắc, với niềm tin Xuân Lộc sẽ là “pháo đài bất khả xâm phạm”, là “cánh cửa thép” bảo vệ Sài Gòn từ hướng Đông. Nhưng dưới sự chỉ đạo linh hoạt của Bộ Chỉ huy chiến dịch và tinh thần chiến đấu quả cảm của các đơn vị chủ lực, chỉ sau 12 ngày đêm, phòng tuyến Xuân Lộc đã bị đập tan, tạo thế tiến công chiến lược quyết định cho Chiến dịch Hồ Chí Minh lịch sử.

Đại hội Đảng bộ Tập đoàn xây dựng Miền Trung nhiệm kỳ 2025 - 2030
Chiều ngày 29/4, Đảng bộ Tập đoàn xây dựng Miền Trung đã tổ chức đại hội lần thứ V, nhiệm kỳ 2025 - 2030.

Tổ chức đội tàu đặc biệt “Đoàn tàu Thống Nhất”
Dịp lễ 30/4, 1/5 năm nay, ngành Đường sắt ra mắt “Đoàn tàu Thống nhất” với thiết kế riêng mang nhiều ý nghĩa đặc biệt nhằm gợi nhắc hành khách về quá khứ hào hùng và lịch sử vẻ vang ngày 30/4/1975, và tri ân các thế hệ cha anh đã đổ mồ hôi và xương máu để giành lại độc lập cho đất nước.

Đường dây nóng tiếp nhận thông tin về giao thông dịp nghỉ lễ 30/4 - 1/5
Ban An toàn giao thông tỉnh Thanh Hoá đã công bố đường dây nóng để tiếp nhận thông tin về tình hình trật tự an toàn giao thông dịp nghỉ lễ 30/4 và 1/5.

Lấn chiếm hành lang giao thông trên tuyến tỉnh lộ 515 qua huyện Thiệu Hoá
Thời gian vừa qua trên tuyến tỉnh lộ 515 và 515C qua huyện Thiệu Hoá, tình trạng lấn chiếm hành lang an toàn giao thông, đấu nối trái phép xảy ra khá phổ biến làm ảnh hưởng kết cấu hạ tầng giao thông đường bộ và nguy cơ mất an toàn giao thông.

Bảo đảm thông tin liên lạc thông suốt dịp nghỉ lễ 30/4 và 1/5
Bộ Khoa học và Công nghệ yêu cầu các doanh nghiệp viễn thông tăng cường các phương án đảm bảo thông tin liên lạc, xây dựng kế hoạch cụ thể, bố trí cán bộ, công chức, viên chức, người lao động trực đảm bảo thông tin liên lạc trong kỳ nghỉ Lễ 30/4 và 1/5.
Bình luận
Thông báo
Bạn đã gửi thành công.