Xuất khẩu hàng hóa nửa nhiệm kỳ vượt khó

Hơn 2 năm qua, trong bối cảnh phải đối diện với rất nhiều khó khăn, thách thức do tác động của đại dịch Covid-19, lạm phát kinh tế, nhưng hoạt động sản xuất và xuất khẩu hàng hóa trên địa bàn Thanh Hóa vẫn ghi nhận mức tăng trưởng khá. Tốc độ tăng trưởng giá trị xuất khẩu bình quân giai đoạn 2021 - 2023 ước đạt 13,5%.

Số liệu từ ngành Công thương Thanh Hóa cho thấy, tổng giá trị xuất khẩu có sự tăng trưởng khả quan qua các năm. Năm 2022, giá trị xuất khẩu của tỉnh đạt trên 5,7 tỷ USD, tăng gấp 1,52 lần so với năm 2020 và chiếm 1,48% kim ngạch cả nước. Tốc độ tăng trưởng giá trị xuất khẩu bình quân giai đoạn 2021 - 2023 ước đạt 13,5%. 

Xuất khẩu hàng hóa nửa nhiệm kỳ vượt khó - Ảnh 2.

Đến nay, toàn tỉnh có 212 doanh nghiệp tham gia xuất khẩu hàng hóa sang 68 thị trường với 55 chủng loại hàng hóa. Các doanh nghiệp trong tỉnh đã và đang vận dụng tốt các hiệp định thương mại tự do FTA để khai thác thị trường, tạo lợi thế cạnh tranh và thúc đẩy xuất khẩu hàng hoá, từ đó phát triển nhanh cả về giá trị, mặt hàng, số doanh nghiệp và thị trường tiêu thụ sản phẩm.

Xuất khẩu hàng hóa nửa nhiệm kỳ vượt khó - Ảnh 3.

Bà Trịnh Thị Cúc - Giám đốc điều hành, Công ty Xuất nhập khẩu Thủy sản Thanh Hóa

Bà Trịnh Thị Cúc - Giám đốc điều hành, Công ty Xuất nhập khẩu Thủy sản Thanh Hóa cho biết: "Hiện tại công ty đã tiếp cận được các thị trường khó tính như châu Âu, Mỹ, châu Úc, thị trường châu Âu chiếm 70%. Qua những năm xuất khẩu, công ty đã rút ra kinh nghiệm cũng như yêu cầu khắt khe về tiêu chuẩn, chất lượng an toàn thực phẩm của thị trường, thay đổi thiết bị, thiết bị tự động hóa, có năng suất cao, đảm bảo sản lượng đáp ứng được hiệu quả trong kinh doanh; sản phẩm được đánh giá cao, bày trên kệ hàng siêu thị khó tính".

Thanh Hóa đặt mục tiêu giá trị xuất khẩu giai đoạn 2020-2025 tăng trưởng bình quân 14,9%/năm; phấn đấu đến năm 2025 đạt 8 tỷ USD.

Nguồn: Bản tin Thời sự 18h30 ngày 14/7