Xuất khẩu tiếp tục nỗ lực vượt khó
6 tháng đầu năm 2023, tổng giá trị xuất khẩu hàng hóa trên địa bàn tỉnh Thanh Hóa đạt hơn 2,5 tỷ USD, giảm 6,7% so với cùng kỳ và bằng 45,7% so với kế hoạch năm. Dù không được như kỳ vọng, nhưng kết quả trên cũng cho thấy sự nỗ lực cố gắng của các doanh nghiệp xuất khẩu trong bối cảnh phải đối mặt với muôn vàn khó khăn do biến động của thị trường quốc tế.
6 tháng đầu năm, 2 mặt hàng xuất khẩu chủ lực và có thế mạnh của tỉnh Thanh Hóa là dệt may, da giày đều gặp nhiều khó khăn do đơn hàng và đơn giá giảm mạnh. Theo thống kê của Hiệp hội Dệt may tỉnh, có tới 70% doanh nghiệp hội viên bị thiếu đơn hàng và phải chật vật tìm các phương án duy trì sản xuất, giữ chân người lao động.
Đáng chú ý, số đơn hàng của nhiều doanh nghiệp giảm từ 35%-50%, thậm chí giảm sâu hơn do sức mua từ các thị trường chủ lực như Mỹ, EU, Hàn Quốc, Nhật,..bị suy giảm; lượng hàng tồn kho tăng cao. Trong khó khăn, nhiều doanh nghiệp đã chủ động tìm các giải pháp ứng phó, ưu tiên tìm kiếm đơn hàng từ các thị trường mới, đồng thời, tận dụng tối đa các đơn hàng, kể cả các đơn hàng ngắn để bảo đảm duy trì sản xuất và giữ chân người lao động.
Ông Trần Công Tuệ, Giám đốc Công ty TNHH sản xuất dịch vụ và thương mại Trường Phát, tỉnh Thanh Hóa cho biết: "Riêng ngành may mặc chịu nhiều tổn thất. Công ty Trường Phát may mắn và cũng là nỗ lực cố gắng của cán bộ nhân viên trong thời gian qua, chúng tôi vẫn có đơn hàng đầy đủ, hiện vẫn không phải giảm giờ làm, giảm lao động, vẫn duy trì mức lương tăng 10-15% so với 2021".
6 tháng năm 2023, xuất khẩu chính ngạch của các doanh nghiệp trên địa bàn tỉnh Thanh Hóa đạt trên 2,4 tỷ USD, giảm 6,5%, xuất khẩu tiểu ngạch đạt 22,4 triệu USD, giảm 10% so với cùng kỳ. Hầu hết các thị trường chủ lực đều giảm do lạm phát, kinh tế khó khăn, nhu cầu sụt giảm mạnh, tuy nhiên mức độ tác động đến xuất khẩu từng ngành hàng có sự khác nhau. Ngoài dệt may, một số ngành hàng khác cũng có đơn hàng và khối lượng xuất khẩu giảm mạnh, như: đá ốp lát, da giày, dăm gỗ.
Trước khó khăn, thách thức, nhiều doanh nghiệp xuất khẩu hàng hóa của tỉnh đã từng bước khắc phục và điều chỉnh hoạt động sản xuất, kinh doanh, đa dạng hóa các hình thức tiếp cận và mở rộng thị trường. Đồng thời nắm bắt những lợi thế từ các Hiệp định thương mại tự do để thúc đẩy xuất khẩu hàng hóa. Nhờ đó, 6 tháng qua, Thanh Hóa vẫn có 212 doanh nghiệp tham gia xuất khẩu hàng hóa, tăng 27 doanh nghiệp so với cùng kỳ; hàng hóa xuất khẩu sang 68 thị trường, tăng 9,6% so với cùng kỳ với 55 chủng loại hàng hóa.
Ông Nguyễn Công Hùng, Giám đốc điều hành Công ty xuất nhập khẩu gỗ Trường Sơn, tỉnh Thanh Hóa cho biết: "Đối với ngành gỗ, bắt đầu có dấu hiệu phục hồi, đặc biệt khi chúng tôi tác cấu trúc lại từ lãnh đạo cho đến sản phẩm chủ lực, thị trường chủ lực. Khi mà có sản phẩm có chất lượng và giá thành tốt, các nhu cầu ở thị trường nước ngoài vẫn duy trì, khi giá thành tốt sẽ đẩy mạnh tiêu dùng hơn vì vậy các quý còn lại trong năm 2023 chúng tôi thấy hoàn toàn lạc quan".
Năm 2023, tỉnh Thanh Hóa đặt mục tiêu tổng giá trị xuất khẩu hàng hóa đạt 5,5 tỷ USD. Như vậy, 6 tháng cuối năm giá trị xuất khẩu cần phải đạt 3 tỷ USD để hoàn thành mục tiêu cả năm. Theo đánh giá của ngành Công thương, đây là nhiệm vụ có thể khả thi, khi các dự báo cho thấy hoạt động xuất khẩu sẽ phục hồi dần trong những tháng cuối năm.
Tuy nhiên, vẫn còn nhiều khó khăn phía trước đối hoạt động xuất khẩu, nhất là với những mặt hàng xuất khẩu chủ lực, đòi hỏi các doanh nghiệp phải thường xuyên bám sát diễn biến của thị trường, có các giải pháp ứng phó linh hoạt để duy trì, phát triển hoạt động sản xuất, kinh doanh. Trong đó, việc đảm bảo chất lượng, tăng khả năng đàm phán với khách hàng, đa dạng hóa sản phẩm, khai thác tốt thị trường tiêu thụ sẽ là giải pháp tối ưu để có thể thích ứng trước những biến động nhanh và khó lường của thương mại toàn cầu.
PGBank khai trương Chi nhánh Thanh Hóa
Sáng ngày 20/11, Ngân hàng thương mại cổ phần Thịnh vượng và Phát triển (PGBank) đã khai trương Chi nhánh Thanh Hóa tại số 15 đường Trần Phú, phường Điện Biên, thành phố Thanh Hóa. Đồng chí Nguyễn Văn Thi, Ủy viên Ban Thường vụ tỉnh ủy, Phó Chủ tịch Thường trực UBND tỉnh tới dự.
Huyện Thọ Xuân đẩy mạnh thu ngân sách nhà nước
Để tạo nguồn lực thúc đẩy phát triển kinh tế - xã hội tại địa phương, huyện Thọ Xuân đã tập trung thực hiện các giải pháp đảm bảo hoàn thành chỉ tiêu thu ngân sách nhà nước.
Xuất khẩu hàng hóa gia tăng tại các thị trường chủ lực
Chỉ còn hơn 1 tháng nữa là kết thúc năm 2024. Đây là thời điểm các doanh nghiệp xuất khẩu tăng tốc để hoàn thành mục tiêu kế hoạch năm. Nhiều tín hiệu tích cực cho thấy, xuất khẩu của hầu hết các ngành hành, nhóm hàng chủ yếu của tỉnh Thanh Hóa đều tăng tại các thị trường chủ lực.
Đưa gạo Thanh Hoá ra thị trường thế giới
Mới đây, 300 tấn gạo đã được Công ty Cổ phần mía đường Lam Sơn xuất sang thị trường Singapore. Việc sản phẩm gạo “made in Thanh Hoá” được xuất khẩu chính ngạch ra thế giới với quy mô lớn đã mở ra hướng phát triển không chỉ cho doanh nghiệp mà còn nâng tầm giá trị hạt gạo xứ Thanh.
Năm 2024: Xuất khẩu nông, lâm, thủy sản có thể đạt 62 tỷ USD
Xuất khẩu nông, lâm, thuỷ sản của Việt Nam 10 tháng qua tăng hơn 20% so với cùng kỳ năm 2023. Bộ Nông nghiệp và Phát triển nông thôn dự báo 2 tháng còn lại của năm 2024, kim ngạch xuất khẩu mỗi tháng có thể đạt khoảng 5,5 tỷ USD, nâng kim ngạch xuất khẩu cả năm đạt mức kỷ lục 62 tỷ USD.
Đảm bảo nguồn cung thịt lợn dịp cuối năm
Bộ Nông nghiệp và Phát triển nông thôn cho biết, thịt lợn có vai trò rất quan trọng trong việc bình ổn giá thực phẩm, do đó cần đảm bảo nguồn cung thịt lợn tăng thêm từ 10% đến 15% dịp trước, trong và sau Tết Nguyên đán, không để xảy ra dịch bệnh và biến động giá cả.
Đẩy mạnh thu mua và chế biến sắn nguyên liệu
Bước vào vụ thu hoạch và chế biến sắn niên vụ 2024 – 2025, thị trường tiêu thụ tinh bột sắn gặp nhiều khó khăn, giá giảm mạnh. Song các nhà máy chế biến trên địa bàn tỉnh Thanh Hóa vẫn thu mua sắn nguyên liệu với giá hợp lý, hài hòa giữa lợi ích của người trồng sắn với nhà máy.
300 tấn gạo Thanh Hoá xuất sang thị trường Singapore
Mới đây, 300 tấn gạo đã được Công ty Cổ phần mía đường Lam Sơn xuất sang thị trường Singapore. Việc sản phẩm gạo “made in Thanh Hoá” được xuất khẩu chính ngạch ra thế giới với quy mô lớn đã mở ra hướng phát triển không chỉ cho doanh nghiệp mà còn nâng tầm giá trị hạt gạo xứ Thanh.
Cẩm Thuỷ: 60 ngày đêm tăng tốc giải ngân vốn đầu tư công
Do một số vướng mắc trong giải phóng mặt bằng và tình hình thời tiết mưa nhiều ảnh hưởng đến tiến độ thi công nên đến hết tháng 10/2024, huyện Cẩm Thuỷ mới giải ngân vốn đầu tư công đạt 62,7%, thấp hơn bình quân chung của cả tỉnh. Vì vậy, chính quyền địa phương đang quyết liệt chỉ đạo đồng bộ các giải pháp nhằm thực hiện chiến dịch 60 ngày đêm tăng tốc giải ngân vốn đầu tư công.
Xuất khẩu sắn và sản phẩm từ sắn đạt trên 955 triệu USD
10 tháng năm 2024, xuất khẩu sắn và sản phẩm từ sắn đạt hơn 2 triệu tấn, trị giá hơn 955 triệu USD, giảm 12,7% về lượng và giảm 7% về trị giá so với cùng kỳ.
Bình luận
Thông báo
Bạn đã gửi thành công.