ĐÀI PHÁT THANH VÀ TRUYỀN HÌNH THANH HÓA

Thanh Hoa Radio and Television
Đường dây nóng: 0237 3721150

Nét đẹp trang phục phụ nữ người Mông ở miền núi xứ Thanh

(TTV) - Ở Thanh Hóa, người Mông cư trú, sinh sống chủ yếu ở 3 huyện là Mường Lát, Quan Sơn và huyện Quan Hóa. Hiện nay, đồng bào Mông vẫn còn bảo lưu được tương đối đầy đủ những giá trị văn hóa truyền thống dân tộc mình, trong đó có trang phục của người phụ nữ, góp phần làm đa dạng sắc màu văn hóa cộng đồng các dân tộc xứ Thanh.

19/06/2021 22:38

 

Người Mông có nghề thủ công truyền thống đó là trồng lanh, dệt vải. Phụ nữ là những người trực tiếp làm ra trang phục.
Người Mông có nghề thủ công truyền thống đó là trồng lanh, dệt vải. Phụ nữ là những người trực tiếp làm ra trang phục.

Ngược lên miền núi Thanh Hóa, đến với các bản người Mông, không khó để bắt gặp hình ảnh những cô gái, những người phụ nữ Mông đang miệt mài, tỉ mẩn thêu những hoa văn, hình khối lên các tấm vải tạo để tạo ra những bộ váy áo đặc sắc của dân tộc mình. 

người phụ nữ Mông đang miệt mài, tỉ mẩn thêu những hoa văn, hình khối lên các tấm vải tạo để tạo ra những bộ váy áo đặc sắc của dân tộc mình.
Người phụ nữ Mông miệt mài, tỉ mẩn thêu những hoa văn, hình khối lên các tấm vải tạo để tạo ra những bộ váy áo đặc sắc của dân tộc mình.

Để làm được một bộ váy áo hoàn chỉnh phải mất rất nhiều thời gian, công sức của các bà, các mẹ, các chị và những người thợ. Đồng bào Mông đánh giá tài năng, vẻ đẹp của người phụ nữ qua khả năng thêu thùa trên những bộ váy áo. Người Mông có câu tục ngữ: “Muốn biết người tốt xem gác bếp, muốn hay người đẹp xem quần áo”.

Đồng bào Mông đánh giá tài năng, vẻ đẹp của người phụ nữ qua khả năng thêu thùa trên những bộ váy áo.
Đồng bào Mông đánh giá tài năng, vẻ đẹp của người phụ nữ qua khả năng thêu thùa trên những bộ váy áo.

Phần lớn người Mông ở Thanh Hóa di cư từ các địa phương khác ở khu vực miền núi phía Bắc thuộc 3 ngành Mông Đen, Mông Hoa và Mông Trắng, trong đó, người Mông Trắng có dân số đông nhất, ít nhất là người Mông Đen. Cách phân thành các ngành này của người Mông dựa theo trang phục.

Váy của người Mông Trắng được làm bằng vải lanh trắng tinh.
Váy của người Mông Trắng được làm bằng vải lanh trắng tinh.

 

Váy của người Mông Hoa có màu chàm, trang trí nhiều họa tiết trên gấu váy.
Váy của người Mông Hoa có màu chàm, trang trí nhiều họa tiết trên gấu váy.

 

Váy của người Mông Hoa có màu chàm, trang trí nhiều họa tiết trên gấu váy, màu đen là màu chủ đạo trên trang phục của phụ nữ Mông Đen.
Màu đen là màu chủ đạo trên trang phục của phụ nữ Mông Đen.

Nhìn chung, váy của phụ nữ Mông có ba màu sắc khác nhau: Váy màu trắng, váy màu đen, váy thêu hoa hoặc ghép vải hoa và quần nhuộm đen. Người Mông tạo ra trang phục quần đen rộng đũng, tạo sự thoải mái khi lao động. Phụ nữ ngành Mông Đen thường xuyên sử dụng trang phục này và mặc thêm yếm che.

Phụ nữ ngành Mông Đen thường xuyên sử dụng trang phục này và mặc thêm yếm che.
Phụ nữ ngành Mông Đen thường xuyên sử dụng trang phục  quần đen rộng đũng và mặc thêm yếm che.

So với nhiều dân tộc anh em cùng chung sống trên rẻo cao, trang phục của người phụ nữ Mông tương đối cầu kỳ. Một bộ trang phục truyền thống gồm: Khăn quấn đầu, xà cạp, váy, áo xẻ ngực có yếm lưng, tấm vải che váy phía trước, thắt lưng và tấm vải vuông nhỏ che đằng sau lưng. Váy có hình nón cụt, nhiều nếp xếp xòe rộng, từng nếp váy đu đưa lượn sóng theo từng bước di chuyển của những cô gái Mông tạo nên sự mềm mại, nữ tính và đầy sức hút.

Trang sức đi cùng với các bộ trang phục của phụ nữ Mông.
Trang sức đi cùng với các bộ trang phục của phụ nữ Mông.

Nếu trang phục của người phụ nữ Thái, phụ nữ Mường có dáng váy dạng ống với những gam màu nguyên bản, có sự tương phản giữa mầu váy và áo thì trang phục phụ nữ người Mông nổi bật bởi những gam màu rực rỡ. Trong đó, màu sắc được yêu thích nhất là màu đỏ, tiếp đến là các màu xanh dương, xanh lá và màu vàng.

màu sắc được yêu thích nhất là màu đỏ, tiếp đến là các màu xanh dương, xanh lá và màu vàng.
Màu sắc được yêu thích nhất trên các bộ trang phục của người phụ nữ Mông là màu đỏ, tiếp đến là các màu xanh dương, xanh lá và màu vàng.

Bộ trang phục được thêu hoa văn cầu kỳ, tỉ mỉ. Bởi vậy, hiện nay, dù có một số công đoạn được may bằng máy thay vì khâu tay như trước, thì người Mông cũng vẫn mất khá nhiều thời gian để làm nên một bộ trang phục. Riêng may phần thô, một bộ quần áo đã mất 2 đến 3 ngày, phần thêu cơ bản mất khoảng 2 tuần. Bộ váy áo nào cầu kỳ thì có khi phải cả tháng mới hoàn thành.

Bộ váy áo nào cầu kỳ thì có khi phải cả tháng mới hoàn thành.
Để làm ra một bộ váy áo cầu kỳ, người phụ nữ Mông có khi phải mất cả tháng mới hoàn thành.

Hiện nay, tập quán trồng lanh, dệt vải lanh của người Mông ở Thanh Hóa hầu như không còn. Do vậy, mặc dù kiểu dáng y phục dân tộc vẫn được gìn giữ nhưng chất liệu không hoàn toàn bằng vải được làm từ cây lanh. Theo số liệu điều tra sơ bộ năm 2020 của Sở Văn hóa – Thể thao và Du lịch Thanh Hóa, người Mông ở Thanh Hóa hiện có 18.011 người, trong đó số nữ là 8.910 người.

Hiện nay, so với các dân tộc thiểu số trong tỉnh, tỉ lệ sử dụng trang phục thường xuyên của phụ nữ Mông là cao nhất, nhưng cũng chỉ 25.3%, nghĩa là trong tổng số 8.910, thì chỉ có 2.254 phụ nữ người Mông thường xuyên sử dụng áo váy truyền thống.

Trước sự thay đổi của đời sống và sự giao lưu mạnh mẽ cả về kinh tế, văn hóa, thì trang phục truyền thống dân tộc thiếu số nói chung, đồng bào Mông nói riêng đang đứng trước nguy cơ mai một khi ngày càng ít được sử dụng thường xuyên trong đời sống sinh hoạt, lao động sản xuất hàng ngày của cộng đồng.

Để bảo tồn các trang phục của dân tộc thiểu số ở các huyện miền núi tỉnh Thanh Hóa, năm 2019, UBND tỉnh ban hành Kế hoạch số 130/KH-UBND về việc triển khai thực hiện Đề án "Bảo tồn, phát huy trang phục truyền thống các dân tộc thiểu số Việt Nam trong giai đoạn hiện nay" trên địa bàn tỉnh Thanh Hóa, giai đoạn 2019 – 2030, đảm bảo phù hợp với tình hình thực tế tại từng địa phương. Đề án này được thực hiện, sẽ góp phần đưa trang phục truyền thống các dân tộc nói chung, đồng bào Mông nói riêng, phổ biến hơn trong đới sống của đồng bào các dân tộc thiểu số, nâng cao lòng tự hào, ý thức bảo tồn và phát huy trang phục truyền thống các dân tộc.

Hà Huyền – Mạnh Tuấn/Chuyên mục Câu chuyện vùng cao - TTV


Ý kiến bạn đọc

Xem thêm bình luận

Đọc thêm

Hoang sơ Bãi Đông

Hoang sơ Bãi Đông

15:57 , 13/05/2023

Khi cái nắng oi ả của mùa hạ bao trùm không gian thì cũng là lúc rất nhiều người tìm về với những vùng biển để tận hưởng bầu không khí trong lành, mát mẻ và vô cùng khoan khoái. Nếu như bạn đã quá quen thuộc với sự đông đúc, tấp nập của Sầm Sơn hay Hải Tiến và muốn tìm cho mình một trải nghiệm mới mẻ hơn, yên bình hơn thì hãy đến với Bãi Đông hoang sơ, trữ tình.

Hè về với biển xứ Thanh

Hè về với biển xứ Thanh

22:16 , 08/05/2023

Du lịch biển là thế mạnh của xứ Thanh với những bãi biển đẹp nức tiếng như Sầm Sơn, Hải Tiến, Hải Hòa, Tiên Trang... Đến với biển, du khách không những được đắm mình trong dòng nước mát lạnh, thưởng thức những món hải sản tươi ngon, đậm đà mà còn có cơ hội tìm hiểu nhiều trầm tích văn hóa ở các làng biển.

Hoa hậu Hoàn vũ Việt Nam tham gia trồng rừng tại Khu bảo tồn Thiên nhiên Xuân Liên, huyện Thường Xuân

Hoa hậu Hoàn vũ Việt Nam tham gia trồng rừng tại Khu bảo tồn Thiên nhiên Xuân Liên, huyện Thường Xuân

18:30 , 13/04/2023

Trung tâm Bảo tồn Thiên nhiên Gaia vừa phối hợp với lực lượng chức năng và người dân huyện Thường Xuân tổ chức trồng rừng tại Khu Bảo tồn Thiên nhiên Xuân Liên, huyện Thường Xuân, tỉnh Thanh Hoá. Chương trình có sự tham gia của Hoa hậu Hoàn vũ Việt Nam 2017, Top 5 Hoa hậu Hoàn vũ Thế giới - H'Hen Niê.

Điểm hẹn phía Tây Bắc xứ Thanh

Điểm hẹn phía Tây Bắc xứ Thanh

16:09 , 31/03/2023

Khác với sự ồn ào, náo nhiệt nơi phồn hoa đô thị, Quan Sơn lại luôn đem đến cho ta những khoảng khắc êm đềm, yên tĩnh bởi những triền núi, cánh rừng ngút ngàn màu xanh chạy đến hết tầm mắt, cùng với tiếng chim hót và tiếng suối chảy róc rách làm say đắm lòng người.

Bàn Bù – Miền thắng tích kỳ thú

Bàn Bù – Miền thắng tích kỳ thú

17:19 , 28/03/2023

Bàn Bù - miền thắng tích kỳ thú ở miền Tây xứ Thanh. Nơi đây vừa thâm nghiêm, thanh tịnh vừa kỳ vĩ, bí ẩn; là điểm hẹn hấp dẫn thu hút du khách đến tham quan, thưởng ngoạn.

Không chỉ là ký ức

Không chỉ là ký ức

15:39 , 03/02/2023

Xe đạp không chỉ đơn giản là phương tiện giao thông mà còn là một phần ký ức đối với nhiều người. Ngày chưa xa ấy, cùng với máy khâu, xe đạp là thứ tài sản có giá trị khá lớn mà mỗi gia đình đều hết mực bảo quản và giữ gìn.

Những người dệt sắc xuân dâng đời

Những người dệt sắc xuân dâng đời

22:36 , 20/01/2023

Mùa xuân, cây cối đâm chồi nẩy lộc, trăm hoa đua nở, tô điểm cho đất trời thêm rạng rỡ, khiến lòng người xốn xang. Những cánh đồng như thảm hoa khổng lồ đang khoe sắc tỏa hương, là tâm huyết, mồ hôi, công sức của bao người lặng thầm đổ ra. Để có những chậu hoa, cây cảnh đẹp cho các gia đình trưng tết, người nông dân phải cần mẫn sớm hôm, chịu đựng nắng mưa sương giá. Để có những điểm vui chơi, check–in đẹp, phải có những bàn tay, khối óc công phu sáng tạo… Biết bao người đã không quản khó nhọc, để dâng đời hương sắc mùa xuân.

Buông lỏng giám sát tại đoạn đê sông Mã đang bị sụt lún

Buông lỏng giám sát tại đoạn đê sông Mã đang bị sụt lún

18:40 , 17/11/2022

Theo thông tin Đài Phát thanh truyền hinh Thanh Hóa phản ánh, mái đê tả sông Mã đoạn từ K49+950 - K50+950, xã Hoằng Đại, thành phố Thanh Hóa bị sụt lún do mưa lũ vào đầu tháng 10/2022, UBND tỉnh đã yêu cầu chính quyền địa phương cắt cử lực lượng canh đê 24/24 giờ, cắm biển cảnh báo nguy hiểm, cấm các xe có tải trọng trên 10 tấn lưu thông trên tuyến đê đang có sự cố để bảo đảm an toàn. Song, theo ghi nhận mới đây của phóng viên, việc quản lý, giám sát tại khu vực này đang bị buông lỏng.

Ký sự Nhất nghệ tinh - Nghề nuôi ong mật ở Yên Nhân

Ký sự Nhất nghệ tinh - Nghề nuôi ong mật ở Yên Nhân

23:31 , 20/09/2022

Những năm gần đây, nghề nuôi ong lấy mật đã mang lại hiệu quả kinh tế cao cho nhiều hộ dân miền Tây xứ Thanh. Tuy nhiên, không phải địa phương nào cũng xây dựng được thương hiệu mật ong để giúp người dân thoát nghèo như ở xã Yên Nhân, huyện Thường Xuân. Từ việc khai thác các tổ ong rừng tự nhiên về làm mật theo cách truyền thống, đến nay, người dân nơi đây đã nuôi ong lấy mật đạt tiêu chuẩn, năng suất chất lượng cao, sau khi trải qua một quá trình dài học hỏi, đúc rút kinh nghiệm.

Ký sự Nhất nghệ tinh- Măng chua Phú Nghiêm

Ký sự Nhất nghệ tinh- Măng chua Phú Nghiêm

09:13 , 19/09/2022

Ai đã từng ghé qua vùng đất Phú Nghiêm, huyện Quan Hóa có lẽ đều say đắm vẻ đẹp thiên nhiên của nơi này. Trải qua lịch sử phát triển lâu dài, Phú Nghiêm trở thành vùng đất chứa đựng nhiều nét văn hóa ẩm thực của đồng bào dân tộc Thái. Được mệnh danh là một trong những thủ phủ tre luồng của Quan Hóa, Phú Nghiêm bạt ngàn màu xanh của những rừng tre, nứa, luồng, vầu…Tre luồng không chỉ che chở cho con người, là nguyên liệu của các vật dụng thiết yếu, mà còn góp phần làm nên một trong những món ăn trứ danh của vùng đất này- đặc sản măng chua. Thu hái, chế biến măng là việc làm quen thuộc, một nghề truyền thống lâu đời của người dân nơi đây.