Nét đẹp trang phục phụ nữ người Mông ở miền núi xứ Thanh
(TTV) - Ở Thanh Hóa, người Mông cư trú, sinh sống chủ yếu ở 3 huyện là Mường Lát, Quan Sơn và huyện Quan Hóa. Hiện nay, đồng bào Mông vẫn còn bảo lưu được tương đối đầy đủ những giá trị văn hóa truyền thống dân tộc mình, trong đó có trang phục của người phụ nữ, góp phần làm đa dạng sắc màu văn hóa cộng đồng các dân tộc xứ Thanh.
![]() |
Ngược lên miền núi Thanh Hóa, đến với các bản người Mông, không khó để bắt gặp hình ảnh những cô gái, những người phụ nữ Mông đang miệt mài, tỉ mẩn thêu những hoa văn, hình khối lên các tấm vải tạo để tạo ra những bộ váy áo đặc sắc của dân tộc mình.
![]() |
Để làm được một bộ váy áo hoàn chỉnh phải mất rất nhiều thời gian, công sức của các bà, các mẹ, các chị và những người thợ. Đồng bào Mông đánh giá tài năng, vẻ đẹp của người phụ nữ qua khả năng thêu thùa trên những bộ váy áo. Người Mông có câu tục ngữ: “Muốn biết người tốt xem gác bếp, muốn hay người đẹp xem quần áo”.
![]() |
Phần lớn người Mông ở Thanh Hóa di cư từ các địa phương khác ở khu vực miền núi phía Bắc thuộc 3 ngành Mông Đen, Mông Hoa và Mông Trắng, trong đó, người Mông Trắng có dân số đông nhất, ít nhất là người Mông Đen. Cách phân thành các ngành này của người Mông dựa theo trang phục.
![]() |
![]() |
![]() |
Nhìn chung, váy của phụ nữ Mông có ba màu sắc khác nhau: Váy màu trắng, váy màu đen, váy thêu hoa hoặc ghép vải hoa và quần nhuộm đen. Người Mông tạo ra trang phục quần đen rộng đũng, tạo sự thoải mái khi lao động. Phụ nữ ngành Mông Đen thường xuyên sử dụng trang phục này và mặc thêm yếm che.
![]() |
So với nhiều dân tộc anh em cùng chung sống trên rẻo cao, trang phục của người phụ nữ Mông tương đối cầu kỳ. Một bộ trang phục truyền thống gồm: Khăn quấn đầu, xà cạp, váy, áo xẻ ngực có yếm lưng, tấm vải che váy phía trước, thắt lưng và tấm vải vuông nhỏ che đằng sau lưng. Váy có hình nón cụt, nhiều nếp xếp xòe rộng, từng nếp váy đu đưa lượn sóng theo từng bước di chuyển của những cô gái Mông tạo nên sự mềm mại, nữ tính và đầy sức hút.
![]() |
Nếu trang phục của người phụ nữ Thái, phụ nữ Mường có dáng váy dạng ống với những gam màu nguyên bản, có sự tương phản giữa mầu váy và áo thì trang phục phụ nữ người Mông nổi bật bởi những gam màu rực rỡ. Trong đó, màu sắc được yêu thích nhất là màu đỏ, tiếp đến là các màu xanh dương, xanh lá và màu vàng.
![]() |
Bộ trang phục được thêu hoa văn cầu kỳ, tỉ mỉ. Bởi vậy, hiện nay, dù có một số công đoạn được may bằng máy thay vì khâu tay như trước, thì người Mông cũng vẫn mất khá nhiều thời gian để làm nên một bộ trang phục. Riêng may phần thô, một bộ quần áo đã mất 2 đến 3 ngày, phần thêu cơ bản mất khoảng 2 tuần. Bộ váy áo nào cầu kỳ thì có khi phải cả tháng mới hoàn thành.
![]() |
Hiện nay, tập quán trồng lanh, dệt vải lanh của người Mông ở Thanh Hóa hầu như không còn. Do vậy, mặc dù kiểu dáng y phục dân tộc vẫn được gìn giữ nhưng chất liệu không hoàn toàn bằng vải được làm từ cây lanh. Theo số liệu điều tra sơ bộ năm 2020 của Sở Văn hóa – Thể thao và Du lịch Thanh Hóa, người Mông ở Thanh Hóa hiện có 18.011 người, trong đó số nữ là 8.910 người.
![]() |
Hiện nay, so với các dân tộc thiểu số trong tỉnh, tỉ lệ sử dụng trang phục thường xuyên của phụ nữ Mông là cao nhất, nhưng cũng chỉ 25.3%, nghĩa là trong tổng số 8.910, thì chỉ có 2.254 phụ nữ người Mông thường xuyên sử dụng áo váy truyền thống.
![]() |
Trước sự thay đổi của đời sống và sự giao lưu mạnh mẽ cả về kinh tế, văn hóa, thì trang phục truyền thống dân tộc thiếu số nói chung, đồng bào Mông nói riêng đang đứng trước nguy cơ mai một khi ngày càng ít được sử dụng thường xuyên trong đời sống sinh hoạt, lao động sản xuất hàng ngày của cộng đồng.
![]() |
Để bảo tồn các trang phục của dân tộc thiểu số ở các huyện miền núi tỉnh Thanh Hóa, năm 2019, UBND tỉnh ban hành Kế hoạch số 130/KH-UBND về việc triển khai thực hiện Đề án "Bảo tồn, phát huy trang phục truyền thống các dân tộc thiểu số Việt Nam trong giai đoạn hiện nay" trên địa bàn tỉnh Thanh Hóa, giai đoạn 2019 – 2030, đảm bảo phù hợp với tình hình thực tế tại từng địa phương. Đề án này được thực hiện, sẽ góp phần đưa trang phục truyền thống các dân tộc nói chung, đồng bào Mông nói riêng, phổ biến hơn trong đới sống của đồng bào các dân tộc thiểu số, nâng cao lòng tự hào, ý thức bảo tồn và phát huy trang phục truyền thống các dân tộc.
Hà Huyền – Mạnh Tuấn/Chuyên mục Câu chuyện vùng cao - TTV
Bài viết cùng chuyên mục
Đọc thêm
![[Ảnh] Người dân hào hứng với màn diễu binh, diễu hành qua các tuyến phố Điện Biên Phủ](https://truyenhinhthanhhoa.qltns.mediacdn.vn/zoom/260_163/458221966042468352/2024/5/7/123-1715053914679803501237-46-0-794-1196-crop-1715053929205322293875.png)
[Ảnh] Người dân hào hứng với màn diễu binh, diễu hành qua các tuyến phố Điện Biên Phủ
Hàng nghìn người dân và du khách tại thành phố Điện Biên Phủ vô cùng hào hứng với màn diễu binh của các lực lượng quân đội, dân quân tự vệ và công an, các ban ngành, đoàn thể xã hội... qua các tuyến phố chính.

Cẩm Thủy phấn đấu trở thành huyện Nông thôn mới vào năm 2025
Đại hội Đảng bộ huyện Cẩm Thủy lần thứ 26, nhiệm kỳ 2020 - 2025 đề ra mục tiêu đến năm 2025 sẽ đạt chuẩn huyện nông thôn mới, đời sống vật chất, tinh thần của người dân được nâng cao, với thu nhập bình quân đạt 70 triệu đồng/người/năm. Sau hơn nửa nhiệm kỳ triển khai thực hiện nghị quyết, công tác xây dựng Nông thôn mới ở huyện Cẩm Thủy đã đạt được nhiều kết quả quan trọng, tạo động lực và niềm tin vững chắc để đảng bộ, chính quyền và nhân dân huyện Cẩm Thủy tiếp tục nỗ lực, phấn đấu hoàn thành các mục tiêu, nhiệm vụ mà Nghị quyết đã đề ra.

Thanh Hóa phát huy giá trị di sản gắn với phát triển du lịch
Thanh Hóa là tỉnh có tài nguyên di sản văn hóa phong phú và độc đáo với nhiều phong tục, tập quán, nghệ thuật kiến trúc, lễ hội văn hóa dân gian đặc sắc... của các dân tộc anh em cùng sinh sống. Bảo tồn và phát huy giá trị di sản gắn với phát triển du lịch là một trong những nhiệm vụ trọng tâm, đã và đang được Tỉnh ủy, UBND tỉnh chỉ đạo ngành văn hóa thể thao và lịch, các địa phương thực hiện. Từ đó, giá trị của di sản ngày càng được nâng lên, phục vụ tốt cho công cuộc phát triển kinh tế xã hội của tỉnh.

Mùa vàng Pù Luông
Khu bảo tồn thiên nhiên Pù Luông thuộc 2 huyện Quan Hóa và Bá Thước là điểm du lịch hấp dẫn ở xứ Thanh với khí hậu quanh năm mát mẻ; được ví đẹp tựa như Sa Pa của Tây Bắc, hay xứ sở mộng mơ Đà Lạt của núi rừng Tây Nguyên. Thời điểm này, Pù Luông đang chuẩn bị bước vào mùa lúa chín. Những bông lúa trĩu cành phủ màu vàng tại các thửa ruộng bậc thang tạo cho nơi đây một khung cảnh thiên nhiên tuyệt đẹp.

Những người “giữ lửa” cho văn hóa vùng cao
Trong hơi thở sôi động của nhịp sống hiện đại, đâu đó khắp các bản vùng cao, vùng đồng bào dân tộc thiểu số, chúng ta vẫn dễ dàng bắt gặp những nét đẹp văn hóa truyền thống của các dân tộc. Để những giá trị văn hóa đặc sắc luôn hiện hữu, không thể không kể đến vai trò “giữ lửa” của chị em phụ nữ miền sơn cước. Mỗi người phụ nữ, đặc biệt là những người cao tuổi, ở các bản làng vùng đồng bào dân tộc Thái, vẫn ngày đêm cần mẫn, âm thầm, nỗ lực trao truyền với mong ước bảo tồn, gìn giữ giá trị văn hóa cho muôn đời sau...

Đỗ Chung – Người họa sỹ lãng du
Hoạ sĩ Đỗ Chung là một nghệ sỹ có tiếng ở xứ Thanh. Ở tuổi “thất thập cổ lai hy”, đôi chân đi không còn vững, tay bắt đầu run, nhưng chính niềm đam mê với hội hoạ đã níu chân ông lại với cuộc đời.

Hoang sơ Bãi Đông
Khi cái nắng oi ả của mùa hạ bao trùm không gian thì cũng là lúc rất nhiều người tìm về với những vùng biển để tận hưởng bầu không khí trong lành, mát mẻ và vô cùng khoan khoái. Nếu như bạn đã quá quen thuộc với sự đông đúc, tấp nập của Sầm Sơn hay Hải Tiến và muốn tìm cho mình một trải nghiệm mới mẻ hơn, yên bình hơn thì hãy đến với Bãi Đông hoang sơ, trữ tình.

Hè về với biển xứ Thanh
Du lịch biển là thế mạnh của xứ Thanh với những bãi biển đẹp nức tiếng như Sầm Sơn, Hải Tiến, Hải Hòa, Tiên Trang... Đến với biển, du khách không những được đắm mình trong dòng nước mát lạnh, thưởng thức những món hải sản tươi ngon, đậm đà mà còn có cơ hội tìm hiểu nhiều trầm tích văn hóa ở các làng biển.

Hoa hậu Hoàn vũ Việt Nam tham gia trồng rừng tại Khu bảo tồn Thiên nhiên Xuân Liên, huyện Thường Xuân
Trung tâm Bảo tồn Thiên nhiên Gaia vừa phối hợp với lực lượng chức năng và người dân huyện Thường Xuân tổ chức trồng rừng tại Khu Bảo tồn Thiên nhiên Xuân Liên, huyện Thường Xuân, tỉnh Thanh Hoá. Chương trình có sự tham gia của Hoa hậu Hoàn vũ Việt Nam 2017, Top 5 Hoa hậu Hoàn vũ Thế giới - H'Hen Niê.

Điểm hẹn phía Tây Bắc xứ Thanh
Khác với sự ồn ào, náo nhiệt nơi phồn hoa đô thị, Quan Sơn lại luôn đem đến cho ta những khoảng khắc êm đềm, yên tĩnh bởi những triền núi, cánh rừng ngút ngàn màu xanh chạy đến hết tầm mắt, cùng với tiếng chim hót và tiếng suối chảy róc rách làm say đắm lòng người.
Bình luận
Thông báo
Bạn đã gửi thành công.