Chuyển đổi cơ cấu cây trồng, nâng cao giá trị kinh tế trên diện tích canh tác

Thực hiện chủ trương về chuyển đổi cơ cấu, luân canh cây trồng, các địa phương trên địa bàn tỉnh Thanh Hóa đã đẩy mạnh hướng dẫn, khuyến khích người dân ứng dụng tiến bộ khoa học - kỹ thuật vào sản xuất; bố trí khung thời vụ hợp lý nhằm tăng hệ số sử dụng đất, nâng cao giá trị kinh tế trên đơn vị diện tích.

Với mục tiêu nâng cao giá trị kinh tế trên đơn vị diện tích, ngành nông nghiệp Thanh Hóa đã tập trung hướng dẫn các địa phương về khung thời vụ khép kín, cơ cấu giống cây trồng. Đồng thời, đẩy mạnh thâm canh, luân canh tăng vụ, bảo đảm diện tích thâm canh đạt trên 90% đối với cây ngô và trên 95% đối với cây lúa; khuyến khích người dân chuyển đổi cơ cấu cây trồng, đưa những loại cây trồng mới phù hợp, hiệu quả kinh tế cao vào sản xuất. 

Chuyển đổi cơ cấu cây trồng, nâng cao giá trị kinh tế trên diện tích canh tác - Ảnh 2.

Chỉ tính riêng từ năm 2020 đến nay, Thanh Hóa đã chuyển đổi linh hoạt trên 11.000 ha đất lúa, gần 10.000 nghìn ha đất trồng mía, sắn, cao su sang trồng các loại cây có giá trị kinh tế cao hơn. Từ đó, đã hình thành nhiều mô hình sản xuất nông nghiệp ứng dụng công nghệ cao đạt hiệu quả kinh tế vượt trội, với lợi nhuận trung bình đạt 200 triệu đồng/ha/năm đối với mô hình trồng trọt, cao gấp 2,5 đến 3 lần so với sản xuất các loại cây trồng truyền thống.

Chuyển đổi cơ cấu cây trồng, nâng cao giá trị kinh tế trên diện tích canh tác - Ảnh 3.

Trên cơ sở quy hoạch, kế hoạch sử dụng đất đã ban hành, các địa phương trong tỉnh đang tiếp tục rà soát, điều chỉnh quy hoạch, kế hoạch phát triển sản xuất để chuyển đổi cơ cấu cây trồng một cách phù hợp. Đồng thời, vận dụng, triển khai các cơ chế, chính sách, khuyến khích hỗ trợ nông dân xây dựng mô hình về ứng dụng khoa học - kỹ thuật mới, giống mới vào canh tác. Tỉnh Thanh Hóa phấn đấu trong năm 2023 sẽ chuyển đổi trên 2000 ha đất sản xuất nông nghiệp kém hiệu quả sang những mô hình sản xuất hiệu quả kinh tế cao.

Nguồn: Bản tin 18h30 ngày 7/6