Huyện Nga Sơn tích cực chuyển đổi cơ cấu cây trồng, vật nuôi
Thực hiện mục tiêu tái cơ cấu nông nghiệp, những năm qua, huyện Nga Sơn, tỉnh Thanh Hóa đã tích cực chuyển đổi cơ cấu cây trồng, vật nuôi. Từ đó, đã khai thác tốt tiềm năng, thế mạnh từng vùng, nâng cao giá trị canh tác và thu nhập cho nông dân, tạo động lực thúc đẩy kinh tế nông nghiệp phát triển bền vững.
Nhiều năm trước đây, gia đình bà Nguyễn Thị Hằng, thôn Đồng Xuân, xã Nga Thành nuôi lợn, dịch bệnh thường xuyên nên không có thu nhập. Năm 2021, được xã cho cho đi học tập các mô hình kinh tế, gia đình bà Hằng đã liên kết với doanh nghiệp ở Ninh Bình chuyển đổi sang nuôi dê thương phẩm. Theo đó, gia đình bà được công ty cung cấp con giống, chuyển giao kỹ thuật và bao tiêu toàn bộ sản phẩm.Với quy mô 600 con/lứa, trung bình mỗi năm gia đình bà xuất chuồng 2,5 lứa, trừ chi phí cho thu lãi 600 nghìn/con.

Từ năm 2010, huyện Nga Sơn đã xây dựng đề án chuyển đổi cơ cấu cây trồng, vật nuôi, xây dựng các mô hình kinh tế phù hợp với điều kiện thực tế. Trên cơ sở đó, huyện Nga Sơn đã chỉ đạo các xã, thị trấn tuyên truyền, vận động nông dân chuyển đổi những diện tích sản xuất kém hiệu quả sang trồng trọt, chăn nuôi, nuôi trồng thủy sản. Đồng thời, đẩy mạnh thu hút các doanh nghiệp đầu tư hợp tác với nông dân, hình thành các chuỗi liên kết bền vững.

Huyện cũng đã vận động người dân tích tụ, tập trung đất đai, quy hoạch các vùng trồng trọt, khu chăn nuôi tập trung quy mô lớn, ứng dụng công nghệ cao. Mặt khác, triển khai các cơ chế khuyến khích, hỗ trợ các mô hình sản xuất ứng dụng khoa học công nghệ như: trồng rau, quả trong nhà lưới, nuôi trồng thủy sản công nghệ cao, trang trại chăn nuôi quy mô lớn…

Ông Ngô Văn Cường, phó Chủ tịch UBND xã Nga Thủy, huyện Nga Sơn, tỉnh Thanh Hóa
Ông Ngô Văn Cường, Phó Chủ tịch UBND xã Nga Thủy, huyện Nga Sơn, tỉnh Thanh Hóa cho biết, thực hiện kế hoạch số 24 của UBND xã về chuyển đổi quy hoạch vùng nuôi trồng thủy sản phát triển kinh tế mô hình hiệu quả kinh tế cao, xã đã thực hiện chuyển đổi 51 ha mô hình ươm tôm, nuôi tôm thẻ chân trắng, nuôi cá mang lại hiệu quả rất cao cho các hộ gia đình.
Đến nay, toàn huyện đã tích tụ, tập trung đất đai được 135 ha, nâng tổng diện tích lên gần 470 ha trồng rau màu, cây ăn quả, trong đó có 36 ha sản xuất trong nhà màng, nhà lưới. Toàn huyện cũng đã phát triển được 997 trang trại, trong đó có 50 trang trại đạt tiêu chí; 10 ha nuôi trồng thủy sản công nghệ cao.

Thanh Hoá tập trung tháo gỡ rào cản để kinh tế tư nhân phát triển
Một trong những điểm nghẽn cần tháo gỡ nhất cho khu vực kinh tế tư nhân đó là rào cản về thể chế. Theo các cơ quan, tổ chức hỗ trợ doanh nghiệp và các Hiệp hội doanh nghiệp trên địa bàn tỉnh Thanh Hóa, việc hoàn thiện hệ thống pháp luật, chính sách rõ ràng, minh bạch đi đôi với cải cách thủ tục hành chính, giảm chi phí tuân thủ, xây dựng cơ chế thực thi công bằng và hiệu quả sẽ là những giải pháp quan trọng để tạo môi trường thuận lợi cho kinh tế tư nhân phát triển.

Mở rộng gói tín dụng tiếp sức cho nông lâm thủy sản
100 nghìn tỷ đồng là quy mô gói tín dụng ưu đãi dành cho ngành nông, lâm, thuỷ sản vừa được Ngân hàng Nhà nước công bố mới đây.

Quý 1/2025: Việt Nam thu hơn 34.000 tỷ đồng từ thương mại điện tử
Trong 3 tháng đầu năm nay, tổng số thuế thu từ hoạt động thương mại điện tử đạt 34.500 tỷ đồng, tăng 19% so với cùng kỳ năm 2024. Đây là tín hiệu tích cực cho thấy hiệu quả của công tác quản lý thuế trong lĩnh vực kinh doanh trên nền tảng số.

Giải pháp giữ dòng vốn FDI trong biến động thuế quan
Những biến động về chính sách thuế quan trên toàn cầu được đánh giá sẽ ảnh hưởng đến dòng vốn đầu tư trực tiếp nước ngoài (FDI) vào Việt Nam. Tuy nhiên điểm sáng là trong quý 1 và đầu tháng 4 năm nay, Việt Nam vẫn đang ghi nhận lượng vốn FDI thực hiện tăng trưởng tích cực. Nhiều giải pháp đang được Chính phủ và các địa phương triển khai để giữ được nhịp tăng trưởng FDI trong các quý tiếp theo.

Đảm bảo vốn cho sản xuất kinh doanh
Thực hiện chỉ đạo của Thủ tướng Chính phủ về đảm bảo cung cấp đủ vốn tín dụng phục vụ tăng trưởng kinh tế, ngành ngân hàng đã thực hiện nhiều giải pháp để khơi thông dòng vốn ngay từ đầu năm, tránh tình trạng tăng trưởng chậm, thậm chí bị âm như những năm trước.

Hộ kinh doanh có doanh thu 1 tỷ đồng trở lên phải sử dụng hóa đơn điện tử
Từ 1/6 tới đây, các hộ kinh doanh, cá nhân kinh doanh có doanh thu hàng năm từ 1 tỷ đồng trở lên, sẽ phải sử dụng hóa đơn điện tử khởi tạo từ máy tính tiền, có kết nối dữ liệu điện tử với cơ quan Thuế. Đây là quy định tại Nghị định số 70 của Chính phủ.

Tiếp tục thí điểm dịch vụ Mobile - Money đến hết năm 2025
Chính phủ vừa ban hành Nghị quyết số 87 về việc gia hạn thời gian thí điểm dùng tài khoản viễn thông thanh toán cho các hàng hóa, dịch vụ có giá trị nhỏ.

Nhiều dự án xây dựng gặp khó khăn do nguồn cung vật liệu khan hiếm
Thời gian gần đây, nhiều mỏ vật liệu xây dựng trên địa bàn tỉnh Thanh Hóa đang nằm trong diện thanh tra, kiểm tra hoặc tạm dừng hoạt động, khiến cho nguồn cung giảm mạnh. Điều này đã ảnh hưởng rất lớn đến tiến độ thực hiện các dự án. Nhiều công trình do thiếu vật liệu xây dựng phải thi công cầm chừng. Một số dự án cần gấp rút hoàn thành thì phải vật liệu với giá cao.

Hiệu quả liên kết sản xuất khoai tây vụ Đông xuân
Vụ Đông Xuân năm nay, các địa phương trên địa bàn tỉnh đã tích cực liên kết với các doanh nghiệp sản xuất khoai tây theo chuỗi giá trị. Việc liên kết này đã giúp ổn định đầu ra cho sản phẩm, thúc đẩy sản xuất nông nghiệp hàng hóa tập trung, tăng giá trị thu nhập trên một đơn vị diện tích.

Ngọc Lặc nâng tầm chất lượng sản phẩm OCOP
Là huyện miền núi có nguồn nông sản khá dồi dào, nhiều tiềm năng để phát triển thành sản phẩm OCOP, những năm qua, huyện Ngọc Lặc đã đẩy mạnh tuyên truyền, từng bước khai thác tiềm năng, lợi thế của địa phương để xây dựng các sản phẩm nông sản đặc trưng thành sản phẩm OCOP.
Bình luận
Thông báo
Bạn đã gửi thành công.