Tích cực chuyển đổi cơ cấu cây trồng trước nguy cơ hạn hán và xâm nhập mặn
Theo thống kê từ Chi cục Thủy lợi Thanh Hóa, mỗi vụ sản xuất, tỉnh Thanh Hoá có từ 9.000 đến 11.000 ha bị xâm nhập mặn và hạn hán. Năm 2023 này, dự báo tình hình hạn hán, xâm nhập mặn do ảnh hưởng của hiện tượng El-Nino sẽ tăng cao bất thường. Do vậy, việc lựa chọn cây trồng, mô hình phù hợp để chuyển đổi cơ cấu, góp phần giảm nhu cầu sử dụng nước, nâng cao hiệu quả kinh tế trong sản xuất nông nghiệp đang được các địa phương tập trung triển khai.
Quảng Xương là địa phương nằm ở cuối nguồn tưới, có tới 5 xã nằm trong diện thường xuyên bị hạn và xâm nhập mặn. Theo tính toán của Ủy ban nhân dân huyện, trong vụ chiêm xuân 2022 – 2023 và vụ mùa tới đây sẽ có từ 1.000 đến 1.500 ha lúa bị hạn và nhiễm mặn. Để hạn chế thiệt hại, ngay từ đầu vụ chiêm xuân 2022 – 2023, Ủy ban nhân dân huyện Quảng Xương đã vận động Nhân dân đưa các loại cây trồng mới, phù hợp với điều kiện canh tác, có khả năng chịu hạn cao vào thay thế cho cây lúa. Các diện tích chuyển đổi sang trồng rau màu, bí xanh, cà chua, dưa lưới, dưa chuột baby… đều đang sinh trưởng, phát triển tốt.
Từ năm 2015 đến nay, toàn huyện đã chuyển đổi được hơn 600 ha trồng lúa thường xuyên bị xâm nhập mặn, năng suất thấp sang trồng các loại cây có khả năng chịu hạn cao. Ông Trần Văn Chung, Phó trưởng phòng Nông nghiệp và Phát triển nông thôn huyện Quảng Xương cho biết: "Tại những vùng có hạn và xâm nhập mặn, chúng tôi đã vận động Nhân dân chuyển sang trồng các loại cây có giá trị và chiu được hạn, thời gian tới chúng tôi sẽ tiếp tục vận động người dân chuyển đổi sang các loại cây có giá trị cao hơn và chống chịu được tình trang thiếu nước".
Với sự tích cực và chủ động, hiện nay 24 xã thường xuyên có diện tích hạn và xâm nhập mặn tập trung ở các huyện Hà Trung, Nga Sơn, Hoằng Hoá, Hậu Lộc, Quảng Xương đã chuyển được từ 30 đến 40% diện tích vùng thiếu nước sang trồng cây chịu hạn. Các loaị cây như cà tím, bí xanh, dưa lê, rau màu đã được đưa vào trồng thành công, có đầu ra ổn định. Một số địa phương đã lựa chọn và sử dụng các loại giống lúa có khả năng chịu mặn như: Nhị Ưu 838, Bắc Thơm số 7, Nam Dương 99 đưa vào gieo cấy thay cho các giống lúa thông thường, triển khai thực hiện có hiệu quả các dự án phục vụ thau chua, rửa mặn, đầu tư cơ sở hạ tầng, áp dụng tiến bộ khoa học – kỹ thuật vào sản xuất.
Đối với những diện tích đang trồng lúa có độ nhiễm mặn cao, ảnh hưởng đến năng suất, các địa phương đã chuyển sang trồng các loại cây màu hàng hóa và chuyển đổi sang xây dựng trang trại tổng hợp, nuôi trồng thủy sản. Hiệu quả kinh tế bình quân sau chuyển đổi tăng 30%, thậm chí có diện tích tăng tới 50% so với trước khi chưa chuyển đổi. Các xã, huyện cũng đã xây dựng, triển khai cơ chế hỗ trợ giống, phân bón và kinh phí làm nhà màng, xây dựng hệ thống tưới nhỏ giọt cho các hộ dân tham gia chuyển đổi, nhẳm khuyến khích, nhân rộng mô hình. Nhận định từ phía các đơn vị thuỷ nông cho thấy các diện tích chuyển đổi cơ cấu đều đã góp phần làm giảm áp lực về cấp nước trong mùa nắng nóng.
Ông Trần Hưng, Giám đốc Chi nhánh thuỷ lợi Hoằng Hoá cho biết: "Thời gian gần đây nắng nóng tăng cao, chúng tôi đã vận hành liên tục các trạm bơm và định suất qui định về bơm điện Ủy ban nhân dân tỉnh giao cho đơn vị hiện đã lên tới 98%. Hạn hán sẽ rất phức tạp, do đó rất mong các địa phương đồng hành cùng chúng tôi để có nhiều diện tích sử dụng nước tiết kiệm, năng suất cao".
Bà Nguyễn Thị Anh Nga, Phó Chi cục trưởng, Chi cục thuỷ lợi tỉnh Thanh Hoá cũng cho biết: "Diễn biến về hạn hán và xâm nhập mặn sẽ rất phức tạp, chúng tôi đã có nhiều giải pháp như đôn đốc các đơn vị thuỷ nông tích trữ nước, thường xuyên có văn bản nhắc nhở các đơn vị thuỷ điện vận hành đúng qui định để đảm bảo nguồn cho cây trồng, sản xuất".
Thời điểm này, mực nước trên các sông chính ở Thanh Hoá đều thấp hơn so với cùng kỳ từ 0,5 đến 1m, thời gian nắng nóng kéo dài, nền nhiệt cao, nhiệt độ trung bình cao hơn cùng kỳ các năm trước từ 0,5 đến 1 độ C và đặc biệt là lượng mưa giảm hơn 30% so với năm 2022.
Hiện tại, các đơn vị thuỷ nông cũng đã khẩn trương tu bổ, nâng cấp các trạm bơm, tăng cường giữ ngọt, ngăn mặn để phục vụ sản xuất. Tại 135 trạm bơm tưới của Công ty trách nhiệm hữu hạn một thành viên thuỷ lợi Bắc Sông Mã và Sông Chu, nơi có nhiều địa phương bị hạn, xâm nhập mặn đều đã vận hành liên tục để cấp nước, phục vụ sản xuất. Đặc biệt, để việc chuyển đổi cơ cấu cây trồng vùng nhiễm mặn phát huy hiệu quả bền vững, các địa phương đã có phương án đồng hành cùng bà con nông dân trong việc định hướng, lựa chọn cây trồng phù hợp với biến đổi khí hậu. Tăng cường xây dựng và thực hiện nghiêm kế hoạch chuyển đổi, tránh việc phát triển tự phát các loại cây trồng, ảnh hưởng đến hiệu quả kinh tế và định hướng phát triển sản xuất nông nghiệp của từng địa phương.
168 tỷ đồng cho vay ứng dụng công nghệ cao
Thời gian qua, Ngân hàng Nhà nước – Chi nhánh tỉnh Thanh Hóa đã chỉ đạo và đôn đốc các tổ chức tín dụng trên địa bàn tạo điều kiện tốt nhất cho khách hàng có nhu cầu vay vốn đầu tư sản xuất, kinh doanh ứng dụng công nghệ cao trong nông nghiệp.
Cơ quan thuế tăng cường chống thất thu ngân sách
Tổng cục Thuế vừa yêu cầu cơ quan thuế các cấp tiếp tục tập trung đẩy mạnh chuyển đổi số, ứng dụng công nghệ thông tin, nâng cao hiệu lực, hiệu quả trong quản lý thu, nhất là thu từ hoạt động thương mại điện tử, nhà cung cấp nước ngoài.
Xây dựng mô hình sản xuất rau - hoa theo hướng hàng hoá ở vùng biên
Sáng ngày 20/11, tại xã Đồng Lương, huyện Lang Chánh, Viện Nông nghiệp Thanh Hóa, tổ chức Hội thảo khoa học đánh giá kết quả kinh tế - xã hội của các mô hình thuộc dự án “Ứng dụng khoa học và công nghệ xây dựng mô hình sản xuất rau và hoa theo hướng sản xuất hàng hóa tại một số huyện biên giới Thanh Hóa – Hủa Phăn nước Cộng hòa Dân chủ Nhân dân Lào”.
PGBank khai trương Chi nhánh Thanh Hóa
Sáng ngày 20/11, Ngân hàng thương mại cổ phần Thịnh vượng và Phát triển (PGBank) đã khai trương Chi nhánh Thanh Hóa tại số 15 đường Trần Phú, phường Điện Biên, thành phố Thanh Hóa. Đồng chí Nguyễn Văn Thi, Ủy viên Ban Thường vụ tỉnh ủy, Phó Chủ tịch Thường trực UBND tỉnh tới dự.
Huyện Thọ Xuân đẩy mạnh thu ngân sách nhà nước
Để tạo nguồn lực thúc đẩy phát triển kinh tế - xã hội tại địa phương, huyện Thọ Xuân đã tập trung thực hiện các giải pháp đảm bảo hoàn thành chỉ tiêu thu ngân sách nhà nước.
Xuất khẩu hàng hóa gia tăng tại các thị trường chủ lực
Chỉ còn hơn 1 tháng nữa là kết thúc năm 2024. Đây là thời điểm các doanh nghiệp xuất khẩu tăng tốc để hoàn thành mục tiêu kế hoạch năm. Nhiều tín hiệu tích cực cho thấy, xuất khẩu của hầu hết các ngành hành, nhóm hàng chủ yếu của tỉnh Thanh Hóa đều tăng tại các thị trường chủ lực.
Đưa gạo Thanh Hoá ra thị trường thế giới
Mới đây, 300 tấn gạo đã được Công ty Cổ phần mía đường Lam Sơn xuất sang thị trường Singapore. Việc sản phẩm gạo “made in Thanh Hoá” được xuất khẩu chính ngạch ra thế giới với quy mô lớn đã mở ra hướng phát triển không chỉ cho doanh nghiệp mà còn nâng tầm giá trị hạt gạo xứ Thanh.
Năm 2024: Xuất khẩu nông, lâm, thủy sản có thể đạt 62 tỷ USD
Xuất khẩu nông, lâm, thuỷ sản của Việt Nam 10 tháng qua tăng hơn 20% so với cùng kỳ năm 2023. Bộ Nông nghiệp và Phát triển nông thôn dự báo 2 tháng còn lại của năm 2024, kim ngạch xuất khẩu mỗi tháng có thể đạt khoảng 5,5 tỷ USD, nâng kim ngạch xuất khẩu cả năm đạt mức kỷ lục 62 tỷ USD.
Đảm bảo nguồn cung thịt lợn dịp cuối năm
Bộ Nông nghiệp và Phát triển nông thôn cho biết, thịt lợn có vai trò rất quan trọng trong việc bình ổn giá thực phẩm, do đó cần đảm bảo nguồn cung thịt lợn tăng thêm từ 10% đến 15% dịp trước, trong và sau Tết Nguyên đán, không để xảy ra dịch bệnh và biến động giá cả.
Đẩy mạnh thu mua và chế biến sắn nguyên liệu
Bước vào vụ thu hoạch và chế biến sắn niên vụ 2024 – 2025, thị trường tiêu thụ tinh bột sắn gặp nhiều khó khăn, giá giảm mạnh. Song các nhà máy chế biến trên địa bàn tỉnh Thanh Hóa vẫn thu mua sắn nguyên liệu với giá hợp lý, hài hòa giữa lợi ích của người trồng sắn với nhà máy.
Bình luận
Thông báo
Bạn đã gửi thành công.