công nghệ số
Thu hút đầu tư vào lĩnh vực giáo dục
Những năm qua, nhiều doanh nghiệp trong và ngoài tỉnh đã tập trung nguồn vốn đầu tư vào lĩnh vực giáo dục ngoài công lập trên địa bàn. Qua đó, góp phần vào việc nâng cao dân trí, bồi dưỡng nhân tài, tạo nguồn nhân lực chất lượng cho Thanh Hóa trong sự nghiệp công nghiệp hóa và hiện đại hóa đất nước.
Tiếp tục tìm kiếm các sản phẩm khoa học, công nghệ xuất sắc 2025
Hiệp hội Phần mềm và dịch vụ công nghệ thông tin Việt Nam vừa chính thức phát động Giải thưởng Sao Khuê 2025. Đây là một trong những giải thưởng uy tín của ngành công nghệ thông tin Việt Nam.
Ứng dụng công nghệ AI chấm thi trắc nghiệm
Ứng dụng trí tuệ nhân tạo vào giáo dục đang là xu hướng mới trên toàn cầu. Việc ứng dụng công nghệ AI đã tạo ra kỷ nguyên mới cho lĩnh vực giáo dục. Có rất nhiều phần mềm hỗ trợ việc dạy học của giáo viên và học sinh được thuận tiện hơn, trong đó có phần mềm ứng dụng công nghệ AI trong chấm thi trắc nghiệm. Phần mềm này đang được ứng dụng thí điểm tại trường THCS Cù Chính Lan, thành phố Thanh Hoá.
Thanh Hóa: Phát triển kinh tế số chưa được như kỳ vọng
Thực hiện Nghị quyết số 06 của Ban Thường vụ Tỉnh ủy Thanh Hóa về chuyển đổi số đến năm 2025, định hướng đến năm 2030, Thanh Hóa luôn quan tâm lãnh đạo, chỉ đạo phát triển hạ tầng viễn thông, doanh nghiệp công nghệ số nhằm thúc đẩy phát triển kinh tế số. Tuy nhiên, việc ứng dụng công nghệ thông tin trong quản lý nhà nước, phát triển kinh tế số một số ngành, lĩnh vực còn chậm, dẫn đến tốc độ phát triển của lĩnh vực này chưa được như kỳ vọng.
Thủ tướng: Dứt khoát bỏ tư duy "không biết mà vẫn quản, không quản được thì cấm"
Thủ tướng Phạm Minh Chính nhấn mạnh cần dứt khoát bỏ tư duy "không quản được thì cấm, không biết mà vẫn quản", quán triệt tư duy "ai quản lý tốt nhất thì giao", người dân và doanh nghiệp được làm những gì luật không cấm, cái gì cấm thì đưa vào luật, cái gì không cấm thì phải tạo không gian cho sáng tạo, cái gì doanh nghiệp và người dân làm được, làm tốt hơn thì Nhà nước dứt khoát không làm.
Ứng dụng công nghệ số vào quản lý và hoạt động giáo dục mầm non
Hiện nay việc ứng dụng công nghệ số trong hoạt động tại các trường mầm non đã trở nên phổ biến. Nhiều cơ sở giáo dục mầm non đã lựa chọn một giải pháp số mang tính tổng thể nhằm nâng cao hiệu quả quản lý và tăng sự tương tác giữa phụ huynh – nhà trường.
Chữ ký số là một thành phần của hạ tầng số Việt Nam
Tại "Chiến lược hạ tầng số đến năm 2025 và định hướng đến năm 2030", Chính phủ xác định chữ ký số và chứng thực chữ ký số là một yếu tố thuộc hạ tầng tiện ích số và công nghệ số. Mục tiêu đặt ra trong chiến lược là tỷ lệ dân số trưởng thành có chữ ký số hoặc chữ ký điện tử đạt trên 50% vào năm 2024 và hơn 70% vào năm 2030.
Chợ truyền thống thích ứng thời kỳ công nghệ số
Kinh doanh thương mại điện tử cùng với sự bùng nổ của các siêu thị đã khiến cho hoạt động kinh doanh tại các chợ truyền thống gặp một số khó khăn. Để bắt nhịp với xu thế mới, những tiểu thương kinh doanh tại các chợ truyền thống đang từng bước thay đổi, tiếp cận thêm với các nền tảng công nghệ để thu hút khách hàng.
Các trang trại ứng dụng công nghệ số trong sản xuất, kinh doanh
Hiện nay, tỉnh Thanh Hóa hiện có hơn 1500 trang trại. Thời gian qua, nhiều trang trại đã áp dụng công nghệ, chuyển đổi số quản lý, vận hành và sản xuất, kinh doanh. Qua đó tiết kiệm chi phí, nâng cao hiệu quả hoạt động và là cơ hội để thay đổi tư duy sản xuất từ nhỏ lẻ, manh mún sang nền nông nghiệp tiên tiến, hiện đại.
Cần phải quản lý, giám sát tài sản mã hóa tại Việt Nam
Việt Nam đang đứng thứ 3 toàn cầu về chỉ số chấp nhận tài sản mã hóa, đứng thứ 7 thế giới về dân số sở hữu tài sản mã hóa, đồng thời nằm trong 30 quốc gia có tỷ lệ sở hữu tài sản mã hóa cao nhất. Điều này đặt ra yêu cầu phải quản lý, giám sát tài sản mã hóa.
Áp dụng tự động hóa nâng cao hiệu quả sản xuất trong doanh nghiệp
Hiện nay, với sự phát triển của công nghệ số, các doanh nghiệp sản xuất đã đẩy mạnh việc ứng dụng, cải tiến công nghệ, hệ thống máy móc của mình để tạo ra những sản phẩm có chất lượng tốt nhất. Đó chính là cơ sở để nâng cao vị thế cạnh tranh, giúp doanh nghiệp đứng vững trên thị trường.
Đài Phát thanh và Truyền hình Thanh Hóa đạt mức Tốt trong đánh giá mức độ chuyển đổi số báo chí toàn quốc năm 2024
Theo Cục Báo chí, Bộ Thông tin và Truyền thông, kết quả đánh giá, đo lường mức độ trưởng thành chuyển đổi số báo chí năm 2024 dựa trên 5 trụ cột: Chiến lược; Hạ tầng số, nền tảng số và an toàn thông tin; Sự đồng nhất về tổ chức và chuyên môn; Độc giả, khán giả, thính giả và Mức độ ứng dụng công nghệ số. Đài Phát thanh - Truyền hình tỉnh Thanh Hóa nằm trong nhóm các cơ quan báo chí đạt mức Tốt về mức độ trưởng thành Chuyển đổi số báo chí năm 2024, (có 5 mức đánh giá: Xuất sắc, tốt, khá, trung bình, yếu).
Thúc đẩy ứng dụng công nghệ số, du lịch thông minh
Với việc đẩy mạnh ứng dụng chuyển đổi số, phát triển du lịch thông minh, hình ảnh “Du lịch Thanh Hóa - Hương sắc bốn mùa” ngày càng lan tỏa đến các thị trường khách trong nước và quốc tế.
Chỉ thị của Thủ tướng về đẩy mạnh đào tạo nhân lực cho ngành công nghiệp bán dẫn và một số ngành công nghệ số cốt lõi
Phó Thủ tướng Lê Thành Long vừa ký Chỉ thị số 43 ngày 4/12/2024 của Thủ tướng Chính phủ về việc đẩy mạnh đào tạo nhân lực cho ngành công nghiệp bán dẫn và một số ngành công nghệ số cốt lõi.
Đổi mới việc dạy và học tiếng Anh
Hiện nay, tiếng Anh không chỉ là ngôn ngữ phổ cập toàn cầu, là môn học, môn thi chính thức trong hệ thống giáo dục Việt Nam mà còn là chìa khóa mở ra nhiều cơ hội cho học sinh trong tuyển sinh, xét tuyển. Vì vậy, các cơ sở giáo dục đều thúc đẩy việc dạy và học môn tiếng Anh ngày càng mạnh mẽ. Các trung tâm tiếng Anh xuất hiện ngày càng nhiều, với những phương pháp giảng dạy mới, hiện đại, nhằm nâng cao trình độ sử dụng tiếng Anh cho người học ở mọi lứa tuổi.