Đầu tư thiết bị giảng dạy 4.0 - xu hướng tất yếu của trường nghề
Cuộc cách mạng công nghiệp 4.0 mang lại, nhiều trường nghề đang có sự tích cực trong công tác đào tạo nâng cao chất lượng nguồn nhân lực
Cuộc cách mạng công nghiệp lần thứ tư (4.0) đang tác động mạnh mẽ đến sự phát triển của nước ta, trên hầu hết các lĩnh vực công nghiệp, nông nghiệp, y tế, giáo dục và cuộc sống con người. Đứng trước những cơ hội và thách thức mà cuộc cách mạng công nghiệp 4.0 mang lại, nhiều trường nghề đang có sự tích cực trong công tác đào tạo nâng cao chất lượng nguồn nhân lực, đáp ứng tốt yêu cầu của thị trường.
![]() |
Một giờ thực hành của trường dạy nghề (ảnh: báo Gia Lai) |
Hiện nay, thị trường lao động bắt đầu có những thay đổi do ảnh hưởng của cuộc cách mạng công nghiệp 4.0. Các công việc giản đơn sẽ dần bị thay thế bởi robot, người lao động làm công việc giản đơn sẽ bị mất việc nếu không nâng cao trình độ, làm chủ công nghệ, máy móc thiết bị hiện đại ngày càng cao.
Chính vì thế, trường Cao đẳng cơ điện Hà Nội đã đầu tư hàng chục tỷ đồng để mua sắm các máy móc thiết bị hiện đại để phục vụ cho công tác dạy nghề, tạo cơ hội cho sinh viên rèn luyện kỹ năng thực hành, qua đó dễ bắt nhịp với công việc thực tế sau khi ra trường; áp dụng chương trình đào tạo nghề quốc tế mà Việt Nam nhận chuyển giao từ các nước công nghiệp phát triển như Đức và Australia; hướng đến đào tạo nhân lực cho doanh nghiệp sử dụng công nghệ trong cuộc cách mạng công nghiệp 4.0. Nhiều phòng học đã được đầu tư thiết bị hiện đại bắt kịp với cuộc cách mạng công nghiệp lần thứ 4 như công nghệ robot, công nghệ in 3D, máy CNC nâng trục, công nghệ nhà thông minh, kết nối IOT…
Em Nguyễn Thị Bích Thùy, sinh viên năm thứ 2, Khoa Cơ điện tử, trường Cao đẳng Cơ điện Hà Nội cho biết, đây là ngành học sẽ cho em nhiều cơ hội việc làm sau khi ra trường và có thể học liên thông lên đại học nếu em muốn nâng cao trình độ: “Cơ sở vật chất của nhà trường khá tốt, rất sát với doanh nghiệp. Sau này khi chúng em tốt nghiệp hoặc ra thực tập có thể nắm bắt nhanh hơn và dễ dàng làm quen hơn với các thiết bị. Đối với các thiết bị hiện đại bây giờ, em nghĩ nó cũng có một hệ thống logic với nhau cho nên phải học theo quy trình nhất định. Những thiết bị này không quá xa rời thực tế nên chúng em sẽ dễ dàng tiếp cận hơn, nắm bắt nhanh hơn, rút ngắn khoảng cách chúng em có thể làm quen với thiết bị ở doanh nghiệp”.
Thực tế, nếu không đổi mới sẽ bị tụt hậu, và khi đó các trường dạy nghề sẽ rất khó khăn trong công tác tuyển sinh. Ông Đồng Văn Ngọc, Hiệu trưởng Trường cao đẳng cơ điện Hà Nội cho biết, những nỗ lực đổi mới trang thiết bị giảng dạy của các trường nghề hiện nay là dễ hiểu trước yêu cầu ngày càng cao của thị trường lao động. Tuy nhiên, vẫn còn không ít khó khăn thách thức đối với các trường nghề, trong đó quan trọng nhất là nguồn vốn để đầu tư, đổi mới trang thiết bị dạy học. Bên cạnh đó là bồi dưỡng nâng cao trình độ chuyên môn, nghiệp vụ cho giảng viên để đáp ứng yêu cầu đổi mới; đồng thời điều chỉnh giáo trình đào đạo cho phù hợp với yêu cầu đào tạo trong tình hình mới.
“Chúng tôi đã kiểm định nhà trường theo tiêu chuẩn của Anh, đó cũng là cái tham chiếu để chúng tôi xác định nhà trường chúng tôi đang ở đâu. Tiếp theo chúng tôi sẽ sử dụng tham chiếu chính là bộ công cụ được chuyển giao từ Đức sang cho trường. Tiếp theo chúng tôi sẽ tham chiếu ở một số trường đào tạo có uy tín trên thế giới. Từ đó chúng tôi chuẩn bị trang thiết bị, cơ sở vật chất, chương trình, giáo trình, đội ngũ nhà giáo và đội ngũ quản lý. Tất cả các khâu này sẽ được khớp lại, kèm theo đó là sự liên kết với các doanh nghiệp để kết hợp giữa đào tạo với doanh nghiệp, đảm bảo khi sinh viên tốt nghiệp ra trường đáp ứng được toàn bộ yêu cầu cũng như nhu cầu sử dụng ở các doanh nghiệp lớn”- Ông Ngọc nói.
Việt Nam đang được đánh giá là một trong những nước có năng suất lao động thấp so với khu vực và thế giới. Dân số đông, nguồn lao động dồi dào không còn là lợi thế của quốc gia, thậm chí có thể trở thành gánh nặng, khi mà chất lượng lao động chưa đáp ứng được yêu cầu thực tế. Do vậy, đổi mới công tác đào tạo nghề, nâng cao chất lượng nguồn lao động đáp ứng cuộc cách mạng công nghiệp 4.0 là yêu cầu cấp bách hiện nay.
Ông Lê Quân, Thứ trưởng Bộ Lao động-Thương binh và Xã hội khẳng định, sẽ không đầu tư cho các trường nghề nếu không đảm bảo được chất lượng đầu ra, đáp ứng yêu cầu nguồn nhân lực chất lượng cao cho thị trường lao động Việt Nam nói riêng và khu vực ASEAN nói chung.
“Những trường nằm trong danh sách trường chất lượng cao được đầu tư phải có cam kết mạnh mẽ, từng ngành tuyển sinh được bao nhiêu, ra trường bao nhiêu. Thực tế có những trường làm rất tốt nhưng có những trường với quy mô đào tạo và tuyển sinh vẫn chưa đáp ứng được yêu cầu xã hội. Việc này phải gắn với trách nhiệm của hiệu trưởng. Nếu hiệu trưởng cam kết năm nay tuyển được 500 chỉ tiêu, năm sau lên 700, năm sau nữa lên 1 nghìn thì trường đó sẽ được đầu tư. Còn nếu năm nào cũng là 500 thì hết lúc để kêu rồi và không có chuyện cứ cấp ngân sách, chỉ tiêu đầu tư theo ngành nghề nữa. Từ nay đến 2020, chúng ta sẽ cấp ngân sách chuyển sang cấp kinh phí theo chất lượng sản phẩm và số lượng đầu ra”- Ông Lê Quân nói.
Nhu cầu sinh viên học các chương trình dạy nghề tiên tiến ngày một tăng xuất phát từ nhu cầu tuyển dụng của doanh nghiệp. Vì vậy, việc các trường nghề thiết kế và xây dựng chương trình đào tạo hoàn chỉnh, có mô đun, học phần về cuộc cách mạng công nghiệp 4.0 là điều tất yếu. Qua đó khẳng định thương hiệu của trường với xã hội, đặc biệt là với thị trường lao động trong và ngoài nước. Để chuẩn bị cho xu hướng ứng dụng công nghệ mới, Bộ Lao động-Thương binh và Xã hội cũng đã ban hành danh mục các ngành nghề trọng điểm được ưu tiên đầu tư, trong đó tập trung vào các nhóm ngành đáp ứng yêu cầu của cuộc cách mạng 4.0 như: Công nghệ thông tin, tự động hoá, điện tử và nhiều nghề có nhu cầu nhân lực cao như du lịch, chăm sóc sức khỏe.../.
Bài viết cùng chuyên mục
Đọc thêm

Đại hội Đảng bộ trường Đại học Văn hoá, thể thao và Du lịch Thanh Hoá, nhiệm kỳ 2025 - 2030
Sáng 29/6, Đảng bộ Trường Đại học Văn hóa, Thể thao và Du lịch Thanh Hóa tổ chức Đại hội đại biểu lần thứ V, nhiệm kỳ 2025-2030. Phó Chủ tịch UBND tỉnh Đầu Thanh Tùng dự và chỉ đạo đại hội.

Ngày 16/7, các hội đồng thi công bố kết quả thi tốt nghiệp THPT 2025
Theo quy định của Bộ Giáo dục và Đào tạo, đúng 8 giờ ngày 16/7, các hội đồng thi trên cả nước sẽ công bố kết quả thi tốt nghiệp THPT 2025.

Xây dựng trường Đại học Hồng Đức trở thành trung tâm đào tạo, nghiên cứu khoa học uy tín
Trong 5 năm qua, Đảng bộ trường Đại học Hồng Đức, tỉnh Thanh Hoá luôn phát huy vai trò hạt nhân chính trị, lãnh đạo nhà trường thực hiện hiệu quả Nghị quyết Đại hội lần thứ V, nhiệm kỳ 2020 - 2025 với 16/17 chỉ tiêu đạt và vượt kế hoạch, từng bước khẳng định vị thế là trung tâm đào tạo, nghiên cứu khoa học uy tín của khu vực Bắc Trung Bộ và cả nước.

Ban Chỉ đạo thi cấp tỉnh kiểm tra công tác tổ chức thi tốt nghiệp THPT năm 2025
Sáng 27/6, đoàn công tác của Ban Chỉ đạo cấp tỉnh Kỳ thi tốt nghiệp trung học phổ thông năm 2025 đã kiểm tra công tác tổ chức thi tại một số điểm thi trên địa bàn huyện Quảng Xương.

Đào tạo nhân lực công nghệ số đáp ứng yêu cầu phát triển
Nghị quyết 57 của Bộ Chính trị xác định: phát triển nguồn nhân lực công nghệ số là một trong những điều kiện then chốt để thực hiện các mục tiêu phát triển bền vững đến năm 2030, tầm nhìn đến năm 2045. Vì vậy, thực hiện tốt Nghị quyết 57 cũng chính là giải quyết yêu cầu cấp bách về nâng cao chất lượng nguồn nhân lực - đặc biệt là nhân lực công nghệ số để đưa Thanh Hóa trở thành cực tăng trưởng mới.

Thí sinh hoàn thành kỳ thi tốt nghiệp THPT 2025
Cùng với các thí sinh trong cả nước, hôm nay 27/6, gần 42.000 thí sinh tỉnh Thanh Hóa bước vào ngày thi cuối cùng kỳ thi tốt nghiệp THPT năm 2025 với các môn tự chọn. Thời tiết mát mẻ trên toàn tỉnh đã giúp học sinh có sức khỏe và tâm lý thoải mái để làm tốt bài thi.

Thanh Hoá: Kỳ thi tốt nghiệp THPT 2025 diễn ra ngiêm túc, an toàn
Hôm nay, 27/6, thí sinh Thanh Hoá đã hoàn thành kỳ thi tốt nghiệp THPT năm 2025. Theo đánh giá của Sở Giáo dục và đào tạo, kỳ thi diễn ra nghiêm túc, an toàn.

Đầu tư cơ sở vật chất để nâng cao chất lượng đào tạo nghề
Những năm gần đây, hoạt động giáo dục nghề nghiệp của tỉnh Thanh Hoá có những bước phát triển quan trọng. Trong đó, tỉnh Thanh Hoá đã quan tâm dành nguồn kinh phí để các trường dạy nghề đầu tư mới, đồng bộ thiết bị dạy nghề nhằm nâng cao chất lượng đào tạo nghề, đáp ứng yêu cầu của thị trường lao động.

Học sinh công lập toàn quốc được miễn học phí từ năm học 2025-2026
Chiều 26/6, Quốc hội đã thông qua Nghị quyết về miễn và hỗ trợ học phí, áp dụng với học sinh công lập cả nước. Nghị quyết có hiệu lực thi hành từ ngày được Quốc hội thông qua và áp dụng từ năm học 2025-2026.

Thanh Hóa triển khai ký hợp đồng với hơn 3.800 giáo viên trước ngày 1/7
Hội đồng nhân dân tỉnh Thanh Hóa khóa XVIII vừa thông qua nghị quyết giao chỉ tiêu hợp đồng lao động làm giáo viên trong các cơ sở giáo dục công lập trên địa bàn tỉnh. Việc ký kết hợp đồng lao động sẽ hoàn thành trước thời điểm trước ngày 1/7.
Bình luận
Thông báo
Bạn đã gửi thành công.