Hợp tác đào tạo cán bộ lãnh đạo quản lý tỉnh Hủa Phăn, Lào
Thực hiện biên bản thỏa thuận hợp tác giữa tỉnh Thanh Hóa và tỉnh Hủa Phăn, nước CHDCND Lào, giai đoạn 2021-2025, những năm qua Trường Chính Trị tỉnh Thanh Hóa đã phối hợp chặt chẽ với Trường Chính trị - Hành chính tỉnh Hủa Phăn, mở các lớp Trung cấp Lý luận chính trị - hành chính dành cho cán bộ lãnh đạo, quản lý cấp phòng của tỉnh Hủa Phăn. Đây là một trong những hoạt động có ý nghĩa thiết thực không chỉ góp phần giúp tỉnh bạn nâng cao chất lượng đội ngũ cán bộ lãnh đạo, đáp ứng yêu cầu nhiệm vụ phát triển trong giai đoạn mới; mà còn góp phần tăng cường mối quan hệ hữu nghị truyền thống, đoàn kết, hợp tác toàn diện giữa hai tỉnh.
Chị Von Pheng Đi Thong Phon – Phó Phòng năng lượng và mỏ, huyện Viêng Xay, tỉnh Hủa Phăn, nước CHDCND Lào hiện đang theo học lớp Trung cấp lý luận chính trị dành cho cán bộ lãnh đạo, quản lý cấp phòng của tỉnh Hủa Phăn tại Trường Trung cấp tỉnh Thanh Hóa. Năm nay, chị và các học viên Lào được đón Tết cổ truyền Bunpimay trên đất Thanh Hóa. Trong không khí ấm cúng, trang trọng, mang đậm bản sắc dân tộc Lào, các học viên cùng đông đảo các thầy, cô giáo đã cùng nhau thực hiện nghi lễ truyền thống như: tắm tượng phật, buộc chỉ cổ tay, té nước cầu chúc may mắn trong năm mới… Qua đó, tạo khí thế vui tươi, phấn khởi, động viên, khích lệ tinh thần học tập của các học viên Lào, giới thiệu những nét đẹp văn hoá truyền thống của đất nước Lào đến người dân tỉnh Thanh Hóa.
Từ năm 2017 đến nay, Trường Chính trị tỉnh Thanh Hóa đã tổ chức được 5 khóa đào tạo lý luận chính trị dành cho cán bộ lãnh đạo, quản lý cấp phòng của tỉnh Hủa Phăn, với tổng số 199 học viên. Trong thời gian học tập tại trường, các học viên sẽ được các giảng viên Trường Chính trị tỉnh Thanh Hóa truyền đạt những vấn đề cơ bản về Chủ nghĩa Mác - Lênin, tư tưởng Hồ Chí Minh; lịch sử Đảng Cộng sản Việt Nam; đường lối, chính sách của Đảng và Nhà nước Việt Nam; xây dựng Đảng, Mặt trần tổ quốc và các tổ chức chính trị - xã hội Việt Nam; những nội dung cơ bản về Nhà nước và pháp luật Việt Nam; quản lý hành chính nhà nước; kỹ năng lãnh đạo, quản lý... Khóa học nhằm trang bị cho đội ngũ cán bộ lãnh đạo, quản lý cấp phòng của tỉnh Hủa Phăn những kiến thức cơ bản, cần thiết về lý luận chính trị; củng cố, nâng cao bản lĩnh chính trị, phẩm chất đạo đức cách mạng, trình độ lãnh đạo, quản lý và kỹ năng tổ chức thực hiện thắng lợi các nhiệm vụ được Đảng, Nhà nước và Nhân dân Lào giao phó.

Trường Chính trị tỉnh Thanh Hóa được Học viện chính trị Quốc gia Hồ Chí Minh đánh giá là một trong những đơn vị có nhiều đổi mới, sáng tạo trong đào tạo cán bộ, lãnh đạo cho nước bạn Lào. Trường đã trú trọng đổi mới phương pháp giảng dạy theo hướng tích cực, phát huy tính chủ động của học viên, giúp việc tiếp thu kiến thức thuận lợi, dễ dàng hơn, góp phần đảm bảo chất lượng đào tạo. Trong quá trình giảng dạy, các giảng viên đã áp dụng hiệu quả phương pháp "3 tăng, 3 quản, và 3 đồng hành hỗ trợ". Đặc biệt từ khóa 4, nhà trường đã áp dụng Mô hình "03 vì; 04 chủ động, sáng tạo; 05 đồng hành, hỗ trợ", mang lại hiệu quả thiết thực với mục tiêu tất cả Vì học viên Lào.
Để đảm bảo thực hiện tốt phương châm đào tạo "học đi đôi với hành, lý luận gắn liền với thực tiễn", trong thời gian học tập tại Thanh Hóa, nhà trường đã tổ chức cho các học viên Lào được đi thực tế, tìm hiểu các mô hình phát triển kinh tế, xã hội và du lịch ở trong và ngoài tỉnh, giao lưu văn hoá, học hỏi kinh nghiệm để vận dụng vào thực tiễn công tác. Cùng với đó, Trường Chính trị tỉnh đã cố gắng tạo điều kiện thuận lợi cho học viên Lào về ăn ở, học tập ... giúp các học viên yên tâm học tập tại trường.
Tiến sĩ Khương Phú Tùng, Trưởng phòng Tổ chức hành chính - Thông tin tư liệu, Trường Chính trị tỉnh Thanh Hóa cho biết: "Nhà trường quân tâm cơ sở vật chất, trường lớp học cho học viên Lào, cùng với đó là đổi mới công tác quản lý, dạy học, nâng cao chất lượng giảng dạy góp phần xây dựng quan hệ Thanh Hóa-Hủa phăn, Việt Nam - Lào."

Hợp tác đào tạo cán bộ lãnh đạo quản lý giữa Trường Chính trị tỉnh Thanh Hóa và Trường Chính trị - hành chính tỉnh Hủa Phăn thể hiện mối quan hệ hợp tác, tạo điều kiện trao đổi các vấn đề mà hai trường cùng quan tâm trong các lĩnh vực đào tạo, bồi dưỡng cán bộ, trao đổi về đổi mới phương pháp giảng dạy; đổi mới nghiên cứu khoa học, tổng kết thực tiễn; đổi mới quản lý, nâng cao chất lượng đào tạo, bồi dưỡng giữa hai trường nhằm nâng cao hơn nữa trình độ chuyên môn, nghiệp vụ, nâng cao trình độ lý luận, đáp ứng yêu cầu nhiệm vụ trong tình hình mới. Đa số các học viên sau khi được đào tạo, bồi dưỡng tại Trường Chính trị tỉnh Thanh Hóa trở về quê hương đã phát huy tốt trí tuệ, bản lĩnh trong thực hiện nhiệm vụ chuyên môn. Nhiều đồng chí hiện đang giữ trọng trách đứng đầu các cơ quan, ban, ngành của tỉnh Hủa Phăn.

Học viên Thăm Mạ Vông Chit Mạ Con, Lớp K5 Trung cấp lý luận chính trị, Trường Chính trị tỉnh Thanh Hóa
Học viên Thăm Mạ Vông Chit Mạ Con, Lớp K5 Trung cấp lý luận chính trị, Trường Chính trị tỉnh Thanh Hóa chia sẻ: "Chúng tôi được tạo điều kiện về học tập, sinh hoạt, sau này những kiến thức học được sẽ mang về phục vụ cho công việc."
Những đóng góp trong công tác đào tạo, bồi dưỡng cán bộ Lào tại Thanh Hóa cũng như tại Trường Chính trị tỉnh có vai trò quan trọng đối với sự phát triển của tỉnh Hủa Phăn; qua đó thúc đẩy mối quan hệ hữu nghị, hợp tác toàn diện giữa hai tỉnh Thanh Hóa – Hủa Phăn, hai dân tộc Việt Nam - Lào tiếp tục phát triển.

Thúc đẩy sản xuất và tiêu thụ sản phẩm
6 tháng đầu năm 2025, dù phải đối diện với rất nhiều khó khăn, thách thức, song hoạt động sản xuất kinh doanh trên địa bàn tỉnh Thanh Hoá vẫn tiếp tục duy trì đà tăng trưởng tích cực. Các chỉ số về sản xuất công nghiệp, xuất khẩu, tổng mức bán lẻ hàng hoá và doanh thu dịch vụ thương mại đều có mức tăng trưởng cao hơn so với cùng kỳ. Có được kết quả trên là nhờ các đơn vị, doanh nghiệp đã tập trung triển khai nhiều giải pháp thúc đẩy sản xuất cũng như kết nối, tiêu thụ sản phẩm hàng hoá.

Thị trường thời trang: Thương hiệu Việt phát triển bền vững
Giữa cao điểm kiểm tra về hàng giả, hàng nhái, gian lận thương mại, nhiều cửa hàng thời trang đóng cửa né tránh thì các thương hiệu Việt đóng trên địa bàn tỉnh Thanh Hóa vẫn duy trì hoạt động tốt. Đó là do các nhãn hàng thời trang Việt minh bạch thông tin, đảm bảo chất lượng nên đã tạo uy tín trên thị trường, được khách hàng ưu tiên lựa chọn.

Ngành dệt may Thanh Hóa linh hoạt thị trường nhằm duy trì đà tăng trưởng
Trong 6 tháng đầu năm nay, thị trường ngành dệt may có sự biến động, đặc biệt kể từ thời điểm Mỹ đưa ra chính sách áp thuế 46% đối với các mặt hàng xuất khẩu của Việt Nam. Mặc dù vậy, các doanh nghiệp sản xuất, kinh doanh dệt may trên địa bàn tỉnh Thanh Hóa đã có những biện pháp linh hoạt, đẩy mạnh mở rộng thị trường, khai thác hiệu quả các đơn hàng, đầu tư máy móc, thiết bị nhằm đảm bảo ổn định sản xuất và duy trì đà tăng trưởng.

Đảm bảo đủ nguồn cung xăng dầu trong mọi tình huống
Theo báo cáo của Cục Quản lý và Phát triển thị trường trong nước, tổng nguồn xăng dầu tối thiểu năm 2025 được Bộ Công Thương phân giao cho các thương nhân đầu mối là hơn 29 triệu m³/tấn. Trong 6 tháng đầu năm, tổng nguồn xăng dầu đưa ra thị trường ước đạt trên 13 triệu m³/tấn, tương đương 47% tổng kế hoạch, tăng 1,1% so với cùng kỳ năm 2024.

Xuất nhập khẩu tích cực, thu ngân sách tăng mạnh
Theo số liệu từ Cục Hải quan, trong 6 tháng đầu năm, trung bình mỗi ngày thu ngân sách từ hoạt động xuất, nhập khẩu đạt 1.850 tỷ đồng, tăng khoảng 215 tỷ đồng/ngày so với cùng kỳ năm 2024.

Nâng cấp trải nghiệm trong thanh toán không tiền mặt để thu hút người dùng
Không chỉ mở rộng về phạm vi sử dụng, thanh toán không tiền mặt trong nửa đầu năm 2025 còn ghi nhận sự nâng cấp về chất lượng trải nghiệm cho người sử dụng tiện lợi, nhanh chóng… Cùng với đó là nhiều phương thức thanh toán hiện đại, tiện dụng và phổ biến nên đã thu hút người dùng.

Giải ngân vốn đầu tư công duy trì tích cực
Theo báo cáo từ Bộ Tài chính, tiến độ giải ngân vốn đầu tư công của cả nước tiếp tục duy trì tốc độ tích cực, vượt tỷ lệ giải ngân cùng kỳ năm 2024.

Những chính sách kinh tế mới có hiệu lực từ 1/7
Từ hôm nay 1/7, nhiều Luật, Nghị định, Thông tư và chính sách pháp luật mới trong các lĩnh vực trọng yếu như thuế, thương mại điện tử, tín dụng nông nghiệp… sẽ chính thức có hiệu lực, tạo hành lang pháp lý mới cho hoạt động sản xuất - kinh doanh và quản lý nhà nước.

Ngành dệt may Thanh Hóa nỗ lực duy trì đà tăng trưởng
6 tháng đầu năm nay, thị trường dệt may có sự biến động, ảnh hưởng từ những thay đổi trong các chính sách thuế quan của Mỹ. Mặc dù vậy, các doanh nghiệp dệt may trên địa bàn tỉnh Thanh Hóa đã có những biện pháp linh hoạt nhằm ổn định sản xuất và duy trì đà tăng trưởng.

60% doanh nghiệp lạc quan về triển vọng kinh doanh
Kết quả nghiên cứu triển vọng doanh nghiệp năm 2025 do Ngân hàng UOB Việt Nam vừa công bố cho thấy, 60% doanh nghiệp Việt Nam vẫn lạc quan về triển vọng trong năm tới và 46% cho biết đã lên kế hoạch mở rộng hoạt động ra thị trường quốc tế.
Bình luận
Thông báo
Bạn đã gửi thành công.