Bất ngờ tìm thấy kiếm cổ nghìn năm tuổi khi đi hái nấm
Một người đàn ông đang tìm kiếm nấm trong một khu rừng ở Cộng hòa Séc đã vô tình tìm thấy một thanh kiếm cổ và rìu đồng, cả hai đều được cho có niên đại khoảng 3.300 năm trước.
Chuôi kiếm bằng đồng đúc được trang trí tinh xảo với các bản khắc hình tròn và hàng dấu hình lưỡi liềm.
"Tôi thấy một mảnh kim loại nhô ra từ một số viên đá. Tôi đá nó đi và thấy rằng đó là một lưỡi kiếm, một phần của kiếm. Sau đó tôi đào thêm một số nữa và tìm thấy một chiếc rìu bằng đồng”, Roman Novák cho biết.
Novák đã báo cáo phát hiện của mình cho các nhà khảo cổ học và một cuộc khai quật chính thức về địa điểm hiện đang được lên kế hoạch bởi một nhóm từ Bảo tàng Silesian gần đó ở thành phố Opava.
Nhà khảo cổ học Jiří Juchelka từ Bảo tàng Silesian cho biết: "Hiện tại, chúng tôi đang rà soát kỹ lưỡng địa điểm và tìm kiếm những phát hiện có thể có khác. Địa điểm này cách xa các thị trấn đương đại và các khu định cư thời tiền sử được biết đến, trong một khu vực cận biên về mặt khảo cổ”.
Juchelka và các đồng nghiệp của ông đã hoàn thành một số phân tích về các hiện vật, bao gồm các cuộc kiểm và quét tia X để phát hiện cấu trúc bên trong.
Các nhà nghiên cứu đã xác định rằng thanh kiếm đồng được trang trí lộng lẫy được chế tác trong thời kỳ đồ đồng ở Bắc Âu. Những loại kim loại được sử dụng trong thanh kiếm cho thấy nó có thể được làm bên ngoài khu vực nơi nó được tìm thấy, trong khi rìu bằng đồng có thể là một sản phẩm địa phương.
Theo Juchelka, thanh kiếm sẽ là một món đồ đắt tiền vào thời điểm đó, khi nền văn hóa Urnfield chỉ mới xuất hiện ở trung tâm châu Âu.
Tia X cho thấy các bọt khí trên khắp thanh kiếm, có thể là kết quả của cách nó được chế tác - kỹ thuật làm kiếm phổ biến nhất vào thời điểm đó liên quan đến việc đổ đồng nóng chảy vào khuôn, chứ không phải là phương pháp rèn kim loại.
Các nhà nghiên cứu cho biết, các bong bóng khí cũng giải thích tại sao thanh kiếm không đặc biệt mạnh.
Juchelka cho biết thanh kiếm có thể được sử dụng cho các nghi lễ, thay vì chiến đấu. Tuy nhiên, các nhà khảo cổ học không chắc làm thế nào mà thanh kiếm và rìu lại kết hợp với nhau trong rừng ở Séc.
Trang Phạm/Dân trí
Theo MSN
Bài viết cùng chuyên mục
Đọc thêm
Bộ Công Thương ban hành kế hoạch hành động thực hiện đột phá phát triển khoa học, công nghệ
Bộ trưởng Bộ Công Thương vừa ban hành Quyết định số 116 về Kế hoạch hành động của Bộ Công Thương thực hiện Nghị quyết số 57 của Bộ Chính trị về đột phá phát triển khoa học, công nghệ, đổi mới sáng tạo và chuyển đổi số quốc gia. Trong đó, quyết định số 116 nêu rõ 7 nhiệm vụ, giải pháp.
Xác định 45 nhiệm vụ khoa học và công nghệ cấp tỉnh năm 2025
Hội đồng Khoa học và Công nghệ tỉnh Thanh Hóa, nhiệm kỳ 2021 - 2026 vừa tổ chức phiên họp thứ Nhất (Kỳ họp thứ Nhất) xác định nhiệm vụ khoa học công nghệ cấp tỉnh năm 2025.
Chuyển đổi số trong xây dựng Nông thôn mới ở Hậu Lộc
Thực hiện chương trình chuyển đổi số trong xây dựng nông thôn mới, hướng tới nông thôn mới thông minh giai đoạn 2021 – 2025, huyện Hậu Lộc đã triển khai nhiều mô hình, chương trình, hoạt động về chuyển đổi số ở nông thôn, từng bước đáp ứng yêu cầu chuyển đổi số toàn diện.
Thực hiện các mục tiêu về khoa học công nghệ trong nông nghiệp
Sáng ngày 16/1, Viện Nông nghiệp Thanh Hóa đã tổ chức hội nghị tổng kết công tác năm 2024, triển khai nhiệm vụ trọng tâm năm 2025.
Giải bài toán chi phí logistics bằng ứng dụng công nghệ mới
Việt Nam đã và đang chú trọng vào việc xây dựng và phát triển hạ tầng logistics, thúc đẩy trở thành ngành kinh tế mũi nhọn của đất nước.
Chính phủ ban hành Chương trình hành động thực hiện Nghị quyết 57
Chính phủ vừa ban hành chương trình hành động thực hiện Nghị quyết 57 đề ra 2 mục tiêu và 7 nhiệm vụ cụ thể để thúc đẩy khoa học, công nghệ, đổi mới sáng tạo và chuyển đổi số quốc gia.
Xác định nhiệm vụ khoa học và công nghệ cấp tỉnh năm 2025
Chiều ngày 15/1, hội đồng Khoa học và Công nghệ tỉnh Thanh Hóa, nhiệm kỳ 2021 - 2026 tổ chức phiên họp thứ Nhất (Kỳ họp thứ Nhất) xác định nhiệm vụ khoa học công nghệ cấp tỉnh năm 2025. Phó Chủ tịch Ủy ban Nhân dân tỉnh Lê Đức Giang, Chủ tịch Hội đồng Khoa học và Công nghệ tỉnh chủ trì phiên họp.
Nghiên cứu, chuyển giao kỹ thuật thâm canh cây trồng mới phục vụ sản xuất nông nghiệp
Với mục tiêu chuyển giao các tiến bộ khoa học công nghệ trong sản xuất nông nghiệp theo hướng hàng hóa, những năm qua Viện Nông nghiệp Thanh Hóa đã đẩy mạnh nghiên cứu, khảo nghiệm các giống cây trồng mới phù hợp với điều kiện sản xuất tại các địa phương, góp phần chuyển đổi phương thức sản xuất, nâng cao thu nhập cho nông dân.
Mô hình trồng chanh không hạt ứng dụng công nghệ cao
Do nắm bắt được Lào và Thái Lan là 2 thị trường tiêu thụ rất lớn lượng chanh không hạt, nông dân Nguyễn Đình Thế, Thôn 4, Phường Thiệu Khánh, Thành phố Thanh Hoá đã mạnh dạn chuyển đổi diện tích trồng lúa kém hiệu sang đầu tư trồng chanh không hạt.
Trường Đại học Hồng Đức hỗ trợ nông dân nuôi ruồi lính đen và giun quế
Dự án "Xây dựng mô hình nuôi ruồi lính đen và giun quế xử lý rác thải hữu cơ tạo nguồn thức ăn trong chăn nuôi và phân hữu cơ cho cây trồng tại một số xã nghèo thuộc vùng miền núi tỉnh Thanh Hóa" thời gian qua đã mang lại nhiều lợi ích trong việc xử lý rác thải hữu cơ, giảm ô nhiễm môi trường, tạo nguồn thức ăn chăn nuôi và phân bón hữu cơ cho cây trồng.
Bình luận
Thông báo
Bạn đã gửi thành công.