Các doanh nghiệp Thanh Hóa triển khai phương án sản xuất ứng phó với dịch
(TTV)- Sáng 30/3, đồng chí Nguyễn Văn Thi, Trưởng Ban Quản lý Khu kinh tế Nghi Sơn và các khu công nghiệp, thành viên Ban chỉ đạo phòng chống dịch Covid - 19 tỉnh Thanh Hoá đã làm việc với các doanh nghiệp nhằm nắm bắt tình hình sản xuất, kinh doanh và việc làm cho lao động tại các doanh nghiệp.
Các báo cáo tại buổi làm việc cho thấy, hiện nay, các doanh nghiệp sản xuất giầy da trên địa bàn tỉnh vẫn duy trì sản xuất. Tuy nhiên, do ảnh hưởng của dịch bệnh, nhiều đơn hàng đã bị hủy hoặc giãn tiến độ giao hàng, nên đã buộc các doanh nghiệp phải giảm dần số lao động.
![]() |
Tính đến ngày 26/3, đã có một số doanh nghiệp giầy da chấm dứt hợp đồng và thanh toán đủ tiền công đối với những lao động đang trong thời gian thử việc. Đối với các doanh nghiệp sản xuất hàng may mặc và doanh nghiệp thuộc các lĩnh vực khác, do chủ động được đơn hàng và nguồn nguyên phụ liệu nên vẫn duy trì sản xuất ổn định.
![]() |
Riêng với Tập đoàn Hồng Phúc, Doanh nghiệp đang có 10 nhà máy sản xuất trên địa bàn tỉnh với 90.000 lao động, đã lên phương án cắt giảm khoảng 10.000 lao động đối với lao động có hợp đồng dưới một năm , đồng thời xây dựng phương án cho các giai đoạn tiếp theo cho đến khi dịch bệnh được khống chế.
Các doanh nghiệp đề xuất Nhà nước cần có chính sách hỗ trợ để doanh nghiệp và người lao động có thể vượt qua giai đoạn khó khăn hiện nay như miễn, giảm và giãn các loại thuế, hỗ trợ đối với lao động phải nghỉ việc mà chưa đủ thời gian hưởng bảo hiểm thất nghiệp. Ngoài ra, các doanh nghiệp cũng đề nghị các cơ quan chức năng của tỉnh cung cấp thông tin đầy đủ, kịp thời về diễn biến dịch bệnh tại địa bàn, để doanh nghiệp có biện pháp ứng phó và phổ biến đến người lao động cùng thực hiện.
![]() |
Chia sẻ với những khó khăn và ghi nhận sự nỗ lực của các doanh nghiệp trong công tác phòng dịch, duy trì sản xuất kinh doanh và đảm bảo đời sống cho người lao động, đồng chí Nguyễn Văn Thi, Trưởng ban Quản lý Khu kinh tế Nghi Sơn và các khu công nghiệp cũng đề nghị: các doanh nghiệp cần thực hiện nghiêm ngặt hơn nữa công tác phòng dịch cả bên ngoài lẫn bên trong nhà máy. Các phương tiện đưa đón công nhân không được chở quá số người quy định và khử khuẩn thường xuyên.
![]() |
Tuyên truyền để người lao động nâng cao ý thức phòng dịch ở nơi làm việc cũng như ở nơi sinh sống. Những kiến nghị của doanh nghiệp thuộc thẩm quyền của Ban sẽ được giải quyết kịp thời, những vấn đề thuộc thẩm quyền của tỉnh, của Trung ương Ban sẽ báo cáo, kiến nghị để được xem xét giải quyết. Ban cũng sẽ cập nhật và thông tin kịp thời tình hình dịch bệnh hàng ngày để các công ty kiểm soát tình hình, chủ động kế hoạch sản xuất và khuyến cáo đến người lao động.
Theo Thời sự tối 30/3/2020
Bài viết cùng chuyên mục
Đọc thêm

Hợp tác xã tích tụ ruộng đất, phát triển nông nghiệp hàng hóa
Thanh Hóa hiện có hơn 800 hợp tác xã dịch vụ nông nghiệp, trong đó có khoảng 200 hợp tác xã chủ động tích tụ tập trung ruộng đất, ứng công nghệ cao, sản xuất nông nghiệp hàng hóa. Hoạt động của các hợp tác xã đã góp phần thúc đẩy phát triển kinh tế nông nghiệp trên địa bàn.

Đưa sản phẩm truyền thống xuất ngoại
Thanh Hóa có nhiều làng nghề truyền thống nổi tiếng như chiếu cói, mây tre đan, dệt thổ cẩm, bánh gai, nước mắm, nem chua. Trong bối cảnh hội nhập sâu rộng, tỉnh Thanh Hóa đang từng bước xây dựng thương hiệu và mở rộng thị trường xuất khẩu cho các sản phẩm truyền thống, ban hành nhiều chính sách hỗ trợ phát triển làng nghề và đưa sản phẩm truyền thống vươn xa.

Nguyên nhân hóa đơn tiền điện tháng 6/2025
Tháng 6 vừa qua, nhu cầu sử dụng điện của đa số các hộ đều tăng cao khiến số tiền phải nộp cũng tăng trông thấy. Có nhiều nguyên nhân dẫn đến tình trạng trên.

Thẩm quyền cấp Giấy chứng nhận quyền sử dụng đất với trường hợp đăng ký biến động trên địa bàn tỉnh Thanh Hóa
Sở Nông nghiệp và Môi trường thông báo về thẩm quyền cấp Giấy chứng nhận quyền sử dụng đất, quyền sở hữu tài sản gắn liền với đất và xác nhận thay đổi đối với trường hợp đăng ký biến động như sau:

Thu hút đầu tư vào tỉnh Thanh Hoá tăng 15,6% so với cùng kỳ
6 tháng đầu năm, toàn tỉnh Thanh Hoá đã thu hút được 61 dự án đầu tư trực tiếp, trong đó có 5 dự án FDI với tổng số vốn đầu tư đăng ký 12.904 tỷ đồng và 198,6 triệu USD, tăng 15,6% so với cùng kỳ.

6 tháng đầu năm xuất khẩu ngành dệt may Thanh Hoá tăng 16% so với cùng kỳ
Những tháng đầu năm, thị trường dệt may có sự biến động, ảnh hưởng từ những thay đổi trong các chính sách thuế quan của Mỹ. Mặc dù vậy, các doanh nghiệp dệt may trên địa bàn tỉnh Thanh Hóa đã có những biện pháp linh hoạt nhằm ổn định sản xuất và duy trì đà tăng trưởng.

Lãi suất tiền gửi tiết kiệm trong quý 2 năm 2025 duy trì ở mức thấp
Lãi suất tiền gửi tiết kiệm trong quý 2 cũng như nửa đầu năm 2025 tiếp tục duy trì ở mức thấp nhất trong nhiều năm. Tuy nhiên, dòng tiền từ dân cư và doanh nghiệp vẫn tiếp tục chảy mạnh vào hệ thống ngân hàng.

Thu hút đầu tư vào tỉnh Thanh Hoá tăng 15,6% so với cùng kỳ
6 tháng đầu năm, Thanh Hoá đã thu hút được 61 dự án đầu tư trực tiếp, trong đó có 5 dự án FDI với tổng số vốn đầu tư đăng ký trên 12.900 tỷ đồng và 198,6 triệu USD, tăng 15,6% so với cùng kỳ.

Tưới tiết kiệm – Giải pháp hiệu quả, bền vững trong sản xuất nông nghiệp
Hiện nay, nhiều trang trại, nông hộ trên địa bàn Thanh Hóa đã ứng dụng công nghệ tưới nước tiết kiệm trong sản xuất. Tưới tiết kiệm có ưu điểm là giảm công lao động, tiết kiệm phân bón và sử dụng nước hiệu quả. Giải pháp này cũng giúp áp lực do tình trạng hạn hán, tiết kiệm tài nguyên nước, hướng tới nền nông nghiệp thông minh, bền vững.

Đảm bảo tiến độ, chất lượng tổng điều tra nông thôn, nông nghiệp năm 2025
Diễn ra từ ngày 1/7/2025, tổng điều tra nông thôn, nông nghiệp 2025 được thực hiện nhằm thu thập thông tin toàn diện về nông nghiệp, lâm nghiệp, thủy sản và thực trạng phát triển nông thôn, phục vụ công tác điều hành, hoạch định các chính sách phát triển kinh tế - xã hội tại địa phương. Vì vậy, tỉnh Thanh Hoá đang tập chỉ đạo đẩy nhanh tiến độ tổng điều tra, đảm bảo thu thập thông tin nhanh chóng, chính xác, chất lượng.
Bình luận
Thông báo
Bạn đã gửi thành công.