mùa mưa lũ

Đảm bảo an toàn tại các ngầm tràn
Vào mùa mưa lũ, mực nước tại các ngầm, tràn trên địa bàn thường dâng cao, nước chảy xiết. Vì vậy, việc đảm bảo an toàn cho người dân khi lưu thông qua ngầm, tràn trong mùa mưa lũ đang được chính quyền các địa phương trên địa bàn tỉnh Thanh Hoá quan tâm.

Phòng dịch bệnh mùa mưa
Sau những đợt mưa dông kéo dài, tiếp đến ngày nắng nóng đột ngột tạo thuận lợi cho nhiều vi khuẩn, dịch bệnh sinh sôi. Bộ Y tế khuyến cáo người dân nâng cao nhận thức, chủ động phòng dịch bệnh.

Khuyến cáo phòng, chống một số bệnh thường gặp trong mùa mưa lũ
Mưa lũ và ngập lụt là điều kiện thuận lợi để các loại vi khuẩn, vi rút và trung gian truyền bệnh sinh sôi phát triển và gây bệnh cho con người. Để chủ động phòng, chống dịch bệnh có nguy cơ xảy ra trong và sau lụt bão, mưa lũ, Bộ Y tế khuyến cáo về biện pháp phòng, chống dịch bệnh trước, trong mưa lũ.

Sẵn sàng phương án di dân ra khỏi vùng có nguy cơ ngập lụt
Thạch Thành là huyện miền núi nhưng lại có nhiều vùng sâu trũng nên tình trạng ngập lụt thường xuyên sảy ra trong mùa mưa lũ. Để đảm bảo tính mạng, tài sản của Nhân dân, huyện Thạch Thành đã chủ động triển khai các phương án ứng phó, trong đó trọng tâm là di dân đến nơi an toàn khi xảy ra thiên tai.

Phòng chống dịch bệnh sau mưa lũ
Từ tháng 5/2025 đến nay, nhiều địa phương đã ghi nhận các đợt mưa lớn kéo dài, gây ngập lụt cục bộ và sạt lở đất. Dự báo trong thời gian tới, tình hình thời tiết tiếp tục có nhiều diễn biến bất thường, với khả năng xuất hiện các cơn bão mới và mưa lớn trên diện rộng. Trước nguy cơ bùng phát các loại dịch bệnh mùa mưa lũ, Bộ Y tế đã có công văn yêu cầu các địa phương khẩn trương triển khai các biện pháp phòng, chống dịch nhằm bảo vệ sức khỏe cộng đồng.

Bất an khi sống trong vùng nguy cơ sạt lở
Những năm qua, người dân bản Tiến Thắng, xã Trung Thành, huyện Quan Hoá luôn sống trong bất an mỗi khi mùa mưa lũ đến. Bởi bản Tiến Thắng được xác định là khu vực có nguy cơ cao sạt lở, cần di dời đến nơi tái định cư an toàn. Chỉ cần có mưa lớn, cả bản lại phải di dời đến nơi an toàn khác. Cuộc sống thấp thỏm, bất an khiến họ chẳng thể an cư lập nghiệp.

Chuẩn bị tốt phương án di dân tại vùng ngoại đê
Phường Thiệu Dương, thành phố Thanh Hóa có 7 tổ dân phố với gần 2 nghìn hộ dân, hơn 6 nghìn nhân khẩu sinh sống ngoài đê sông Mã, thường xuyên bị ngập lụt khi có mưa lũ. Ưu tiên hàng đầu trong phòng chống thiên tai của phường là xây dựng phương án di dân khỏi vùng trũng thấp để đảm bảo an toàn về tài sản trong mùa mưa lũ.

Khẩn trương triển khai kè chống sạt lở tại xã Pù Nhi, huyện Mường Lát
Do ảnh hưởng của mưa lũ, phần đất bên bờ suối bị cuốn trôi, ăn sát vào các móng nhà khiến hơn 50 hộ dân sinh sống bên bờ suối Poong, bản Na Tao, xã Pù Nhi, huyện Mường Lát đang đối mặt với nguy cơ cao sạt lở. Để đảm bảo an cho các hộ dân, UBND huyện Mường Lát đang khẩn trương triển khai kè chống sạt lở dọc khu vực này.

Cần sớm xử lý vướng mắc trong việc quản lý và sử dụng đất ở bờ Sông Hoạt, Hà Trung
Tại xã Yên Dương, huyện Hà Trung, việc quản lý và sử dụng đất đối với những hộ dân mua đất ở trái thẩm quyền trong hành lang thoát lũ Sông Hoạt đang gặp những khó khăn, vướng mắc, mà chưa có phương án giải quyết nhiều năm nay.

Huyện Thọ Xuân chủ động chuẩn bị ứng phó với thiên tai theo phương châm 4 tại chỗ
Không để công tác sắp xếp, tinh gọn bộ máy ảnh hưởng đến công tác chuẩn bị phòng chống thiên tai. Đây là yêu cầu được huyện Thọ Xuân đặt ra đối với các phòng, đơn vị chức năng và các xã, thị trấn trong quá trình thực hiện công tác chuẩn bị phòng chống thiên tai.

Người dân xã Lương Trung, huyện Bá Thước mong mỏi một cây cầu
Sáng ngày 23/5 đã xảy ra vụ lật đò trên sông Mã, đoạn qua xã Lương Trung, huyện Bá Thước, trên đò đang chở 10 học sinh. Rất may, vụ lật đò không có thiệt hại về người. Tuy nhiên, vụ việc khiến người dân nơi đây càng thêm bất an và mong mỏi sớm có một cây cầu nối 2 bờ sông.

Đảm bảo tiến độ thi công trạm bơm Hoằng Khánh, huyện Hoằng Hóa
Công trình trạm bơm Hoằng Khánh, nay thuộc xã Hoằng Xuân, huyện Hoằng Hóa được đầu tư xây dựng mới nhằm đáp ứng yêu cầu nước phục vụ sản xuất nông nghiệp và sinh hoạt cho nhân dân các xã của huyện Hoằng Hóa và một phần thành phố Thanh Hóa. Công trình này đang được đẩy nhanh tiến độ thi công nhằm đáp ứng yêu cầu vượt lũ do quá trình thi công công trình buộc phải cắt đê hữu sông Mã.

Nhiều dự án xây dựng gặp khó khăn do nguồn cung vật liệu khan hiếm và giá tăng cao
Trong thời gian gần đây, nhiều mỏ vật liệu xây dựng trên địa bàn tỉnh Thanh Hóa đang nằm trong diện thanh tra, kiểm tra hoặc tạm dừng hoạt động, khiến cho nguồn cung giảm mạnh. Trong khi đó, nhu cầu vật liệu xây dựng phục vụ các dự án tăng cao. Điều này đã ảnh hưởng rất lớn đến tiến độ thực hiện các dự án trên địa bàn tỉnh. Nhiều công trình dự án do thiếu vật liệu xây dựng phải thi công cầm chừng. Một số dự án cần gấp rút hoàn thành thì phải mua với giá cao.

Đảm bảo tiến độ dự án khắc phục khẩn cấp hậu quả thiên tai
Hiện nay, trên địa bàn tỉnh Thanh Hóa, nhiều công trình, dự án khắc phục khẩn cấp hậu quả thiên tai đang được triển khai xây dựng. Các địa phương, chủ đầu tư đang tích cực đôn đốc đơn vị thi công đẩy nhanh tiến độ, phấn đấu hoàn thành công trình theo kế hoạch đã đề ra.

Phó Chủ tịch Ủy ban Nhân dân tỉnh Lê Đức Giang kiểm tra một số công trình trọng điểm phòng, chống thiên tai
Sáng ngày 23/7, đồng chí Phó Chủ tịch Ủy ban Nhân dân (UBND) tỉnh Lê Đức Giang đã đi kiểm tra thực tế một số công trình trọng điểm phòng, chống thiên tai trên địa bàn các huyện Thường Xuân và Như Thanh.