nhà ở xã hội
Nâng cao chất lượng hoạt động tín dụng chính sách xã hội
Chiều ngày 22/10, Ban đại diện Hội đồng quản trị Ngân hàng Chính sách xã hội tỉnh tổ chức Hội nghị đánh giá kết quả hoạt động 9 tháng và triển khai nhiệm vụ 3 tháng cuối năm 2024. Đồng chí Nguyễn Văn Thi, Ủy viên Ban Thường vụ Tỉnh ủy, Phó Chủ tịch Thường trực UBND tỉnh, Trưởng Ban đại diện Hội đồng quản trị Ngân hàng chính sách xã hội tỉnh chủ trì hội nghị.
Thắt chặt chính sách tín dụng với người đầu cơ bất động sản
Thắt chặt chính sách tín dụng với người đầu cơ bất động sản là một trong những giải pháp về chính sách tín dụng được Hội Môi giới Bất động sản Việt Nam đề xuất nhằm điều tiết thị trường khi có sự biến động tăng hoặc giảm trên 20% trong 3 tháng hoặc khi thị trường có các biến động khác ảnh hưởng đến ổn định kinh tế - xã hội mà không gây tác động tiêu cực đến nhu cầu mua nhà để ở của người dân.
Giải ngân gói tín dụng 120.000 tỷ đồng phát triển nhà ở xã hội còn chậm
Bộ Xây dựng cho biết, đến nay gói tín dụng 120.000 tỷ đồng phát triển nhà ở xã hội mới giải ngân được trên 1.300 tỷ đồng, trong đó hơn 1.250 tỷ đồng cho các chủ đầu tư vay, gần 50 tỷ đồng cho người mua nhà vay.
Tạo điều kiện hơn nữa để các đối tượng thụ hưởng tiếp cận với nhà ở xã hội
Đẩy mạnh cải cách thủ tục hành chính, tạo điều kiện thuận lợi cho doanh nghiệp tham gia đầu tư phát triển nhà ở xã hội, các đối tượng thụ hưởng được tiếp cận dễ dàng với nhà ở xã hội. Đây là nội dung vừa được đưa ra trong kế hoạch của Chính phủ nhằm triển khai thực hiện Chỉ thị của Ban Bí thư về tăng cường sự lãnh đạo của Đảng đối với công tác phát triển nhà ở xã hội trong tình hình mới.
Điều chỉnh lãi suất cho vay nhà ở xã hội
Từ ngày 01/8/2024, Ngân hàng chính sách xã hội đã thực hiện điều chỉnh lãi suất cho vay mua, thuê mua nhà ở xã hội, nhà ở cho lực lượng vũ trang nhân dân, xây dựng hoặc cải tạo, sửa chữa nhà ở từ mức 4,8%/năm lên 6,6%/năm. Nhiều ý kiến cho rằng mức tăng lãi suất cần được thực hiện theo lộ trình để tránh gây sốc cho người vay.
Tín hiệu tích cực từ thị trường bất động sản
Sau một thời gian dài trầm lắng đến nay, thị trường bất động sản đã có nhiều dấu hiệu "ấm" lên. Nhiều mặt bằng bất động sản mới được triển khai, nhu cầu giao dịch mua, bán tăng, thị trường bất động sản cũng có chiều hướng tăng hơn… là những dấu hiệu dự báo về những tháng cuối năm thị trường bất động sản sẽ sôi động.
Thường Xuân: vốn tín dụng chính sách thúc đẩy phát triển kinh tế xã hội
Trong những năm qua, cùng với việc tăng trưởng tín dụng, Phòng giao dịch Ngân hàng Chính sách xã hội huyện Thường Xuân, tỉnh Thanh Hóa đã thực hiện đồng bộ nhiều giải pháp nhằm tạo điều kiện thuận lợi cho hộ nghèo và các đối tượng chính sách khác trên địa bàn huyện vay vốn phát triển kinh tế. Qua đó góp phần giải quyết việc làm, nâng cao thu nhập cho người dân, thúc đẩy phát triển kinh tế xã hội tại địa phương.
Ưu tiên vốn tín dụng chính sách cho vay nhà ở xã hội
Thời gian qua, Chi nhánh Ngân hàng chính sách xã hội tỉnh Thanh Hoá đã tích cực phối hợp với các địa phương, ngành chức năng đẩy mạnh công tác tuyên truyền, triển khai thực hiện hiệu quả chương trình tín dụng chính sách cho vay ưu đãi nhà ở xã hội. Với ưu điểm lãi suất thấp, thời gian vay kéo dài tới 25 năm, nên nguồn vốn đã giúp nhiều hộ gia đình mua, xây dựng, sửa chữa nhà ở, ổn định cuộc sống, góp phần đảm bảo an sinh xã hội.
Lấy ý kiến về Dự thảo các Nghị định quy định chi tiết thi hành một số điều của Luật Nhà ở và Luật Kinh doanh bất động sản
Chiều ngày 21/5, Phó Thủ tướng Chính phủ Trần Hồng Hà đã chủ trì hội nghị trực tuyến toàn quốc để lấy ý kiến bổ sung, hoàn thiện 5 Dự thảo các Nghị định quy định chi tiết thi hành một số điều của Luật Nhà ở và Luật Kinh doanh bất động sản. Dự hội nghị tại điểm cầu Thanh Hoá có đồng chí Mai Xuân Liêm, Uỷ viên Ban Thường vụ Tỉnh uỷ, Phó Chủ tịch UBND tỉnh và đại diện các sở, ngành liên quan.
Công khai mặt bằng lãi suất cho vay
Trong Công điện số 18 về điều hành tăng trưởng tín dụng năm 2024, Thủ tướng Chính phủ đã yêu cầu: trước ngày 10/4, các tổ chức tín dụng phải công khai mặt bằng lãi suất cho vay.
Tháo gỡ khó khăn đẩy nhanh tiến độ thực hiện chương trình xây dựng 1 triệu căn nhà ở xã hội
Sáng ngày 16/3, Thủ tướng Chính phủ Phạm Minh Chính đã chủ trì hội nghị tháo gỡ khó khăn, thúc đẩy phát triển nhà ở xã hội. Hội nghị được kết nối trực tuyến đến 63 điểm cầu trong cả nước. Tham gia hội nghị tại điểm cầu Thanh Hóa có các đồng chí: Đỗ Minh Tuấn, Chủ tịch UBND tỉnh; Mai Xuân Liêm, Ủy viên Ban Thường vụ Tỉnh ủy, Phó Chủ tịch UBND tỉnh, lãnh đạo các ngành, địa phương trong tỉnh.
Tập trung tháo gỡ điểm nghẽn triển khai hiệu quả Đề án xây dựng 1 triệu căn nhà ở xã hội
Sáng ngày 22/2, đồng chí Trần Hồng Hà, Ủy viên Trung ương Đảng, Phó Thủ tướng Chính phủ đã chủ trì hội nghị toàn quốc triển khai Đề án “Đầu tư xây dựng ít nhất 1 triệu căn hộ nhà ở xã hội cho đối tượng thu nhập thấp, công nhân khu công nghiệp giai đoạn 2021-2030” năm 2024. Tham dự tại điểm cầu Thanh Hóa có đồng chí Mai Xuân Liêm, Ủy viên Ban Thường vụ Tỉnh ủy, Phó Chủ tịch UBND tỉnh, đại diện lãnh đạo các ban, ngành có liên quan và đại diện một số doanh nghiệp đầu tư, xây dựng nhà ở trên địa bàn tỉnh.
Giảm hệ số rủi ro cho nhiều khoản vay
Ngân hàng Nhà nước Việt Nam vừa ban hành Thông tư số 22 sửa đổi, bổ sung Thông tư số 41/2016 quy định tỷ lệ an toàn vốn của ngân hàng và chi nhánh ngân hàng nước ngoài. Trong đó, điều chỉnh giảm hệ số rủi ro một số khoản vay bất động sản như nhà ở xã hội, bất động sản khu công nghiệp và cho vay nông nghiệp nông thôn. Thông tư này sẽ có hiệu lực từ ngày 1/7/2024.
Gần 20.000 căn nhà ở xã hội, nhà ở công nhân được xây dựng trong năm 2023
Bộ Xây dựng cho biết, trong năm 2023, các địa phương đã khởi công 10 dự án nhà ở xã hội, nhà ở cho công nhân khu công nghiệp với gần 20.000 căn.
Tháo gỡ khó khăn, đẩy nhanh tiến độ các dự án nhà ở xã hội
Ngoài 14 dự án đã hoàn thành và đưa vào sử dụng, hiện nay, Thanh Hoá có 9 dự án nhà ở xã hội đang triển khai. Tuy nhiên, một số dự án nhà ở xã hội chậm tiến độ, ảnh hưởng không nhỏ tới kế hoạch phát triển nhà ở xã hội của tỉnh, gây lãng phí tài nguyên đất đai tại các địa phương.