Phòng chống dịch bệnh
Ứng dụng khoa học công nghệ trong chăn nuôi
Hệ thống chuồng trại được đầu tư hiện đại, tự động hóa trong quy trình chăn nuôi khép kín, tuần hoàn theo hướng công nghiệp là những ứng dụng khoa học kỹ thuật mà các doanh nghiệp, hợp tác xã, trang trại trên địa bàn tỉnh đang đầu tư áp dụng nhằm tăng năng suất, nâng cao chất lượng sản phẩm, phòng, chống dịch bệnh và bảo đảm vệ sinh môi trường.
Huyện Cẩm Thủy tập trung xử lý môi trường, phòng chống dịch bệnh sau mưa lũ
Do ảnh hưởng của hoàn lưu bão số 4, một số địa phương trên địa bàn huyện Cẩm Thủy đã bị ngập lụt. Ngay sau khi nước rút, ngành Y tế huyện Cẩm Thủy đã khẩn trương triển khai các biện pháp ngăn chặn nguy cơ bùng phát dịch bệnh sau mưa lũ.
Thành phố Thanh Hoá khẩn trương ổn định đời sống nhân dân sau lũ
Với tinh thần nước rút đến đâu, vệ sinh đến đó, sáng ngày 25/9, thành phố Thanh Hoá đã huy động tối đa lực lượng, phương tiện tổ chức giúp đỡ người dân di chuyển đồ đạc về nhà, dọn dẹp nhà cửa, vệ sinh môi trường, phun tiêu độc, khử trùng, phòng trừ dịch bệnh, nhanh chóng ổn định đời sống sau lũ.
Tập trung xử lí vệ sinh môi trường, phòng chống dịch bệnh do mưa lũ, ngập lụt
Trong những ngày qua, do mưa lớn kéo dài và nước từ thượng nguồn đổ về đã làm ngập lụt hàng trăm nhà dân ở các khu vực trũng thấp tại nhiều địa phương trên địa bàn tỉnh Thanh Hoá. Với phương châm “Nước rút đến đâu, xử lí môi trường đến đó”, ngành y tế Thanh Hoá đã chỉ đạo các đơn vị trực thuộc khẩn trương tập trung nguồn lực, trang thiết bị, vật tư y tế; tăng cường vệ sinh môi trường ngăn ngừa dịch bệnh bùng phát, đảm bảo sức khoẻ cho Nhân dân.
Ngành y tế tỉnh Thanh Hóa phòng chống dịch bệnh sau mưa lũ
Ảnh hưởng của hoàn lưu cơn bão số 3, trên địa bàn tỉnh Thanh Hóa đã xảy ra tình trạng ngập lụt tại một số địa phương, làm gia tăng nguy cơ bùng phát dịch bệnh. Do đó, ngành y tế đã chủ động triển khai các biện pháp phòng, chống dịch bệnh, vệ sinh môi trường trong và sau mưa lũ.
Các trường mầm non tăng cường phòng chống dịch bệnh cho trẻ
Năm học mới 2024 -2025 vừa mới bắt đầu, lại gặp mưa bão kéo dài khiến nguy cơ mắc các bệnh truyền nhiễm tăng cao, như sởi, ho gà, tay chân miệng và một số bệnh lây truyền qua đường hô hấp. Trẻ học mầm non, sức đề kháng tự nhiên chưa cao, nếu không được bảo vệ tốt rất dễ nhiễm bệnh. Do vậy, các cơ sở giáo dục mầm non trên địa bàn thành phố Thanh Hoá đã chủ động triển khai nhiều biện pháp để phòng, chống dịch bệnh.
Phòng chống dịch bệnh trước thềm năm học mới
Trước thềm năm học mới cũng là thời điểm giao mùa, nhiều dịch bệnh có nguy cơ gia tăng như: sốt xuất huyết, tay - chân - miệng, bạch hầu… Do đó, tại các trường học hiện nay việc đảm bảo các quy định phòng chống dịch bệnh cho học sinh luôn được ưu tiên hàng đầu với mục tiêu không để dịch bệnh xảy ra trong nhà trường.
Vệ sinh chuồng, trại- Bảo đảm an toàn cho đàn gia súc, gia cầm
Thanh Hóa có tổng đàn gia súc, gia cầm lớn, trên 28 triệu con, đứng tốp đầu cả nước về tổng đàn chăn nuôi. Tuy nhiên, chăn nuôi nhỏ lẻ chiếm tỷ lệ cao, việc xây dựng chuồng trại theo đúng quy chuẩn còn ít, đôi khi chưa chú trọng đến khâu xử lý chất thải chăn nuôi, dẫn đến mầm bệnh phát tán trong môi trường, dễ phát sinh, lây lan dịch bệnh. Do vậy, việc đảm bảo vệ sinh chuồng, trại có yếu tố quyết định đến việc đảm bảo an toàn cho đàn gia súc, gia cầm.
Thanh Hóa chủ động phòng, chống bệnh dịch tả lợn châu Phi
Hiện nay, trên địa bàn cả nước, bệnh dịch tả lợn châu Phi đang diễn biến phức tạp, có chiều hướng gia tăng mạnh, trong đó có các tỉnh tiếp giáp với Thanh Hóa. Mặc dù Thanh Hóa chưa xảy ra bệnh dịch tả lợn châu Phi, song chỉ đạo của Ủy ban nhân dân tỉnh là chủ động các biện pháp phòng ngừa, hạn chế thấp nhất nguy cơ dịch bệnh xâm nhập và phát sinh.
Chỉ thị về việc thực hiện nghiêm các biện pháp phòng, chống bệnh Dịch tả lợn Châu Phi trên địa bàn tỉnh Thanh Hóa
Ủy ban nhân dân tỉnh Thanh Hóa vừa ban hành chỉ thị về việc thực hiện nghiêm các biện pháp phòng, chống bệnh Dịch tả lợn Châu Phi trên địa bàn tỉnh. Cụ thể:
Tăng cường công tác phòng chống dịch bệnh mùa hè năm 2024
Thông tin từ hệ thống giám sát bệnh truyền nhiễm cho biết hiện nay một số dịch bệnh lưu hành trong nước như sốt xuất huyết, tay chân miệng, sởi đang có xu hướng gia tăng. Đồng thời cũng ghi nhận rải rác các trường hợp mắc một số bệnh truyền nhiễm dự phòng bằng vaccine. Do đó, Bộ Y tế vừa ban hành công điện yêu cầu các địa phương, đơn vị tăng cường công tác phòng chống dịch bệnh mùa hè năm 2024
Sản lượng thịt hơi đạt 150 nghìn tấn
6 tháng năm 2024, sản lượng thịt hơi của tỉnh Thanh Hóa đạt 150 nghìn tấn, bằng 48,5% kế hoạch năm. Trong đó, thịt trâu bò 17,6 nghìn tấn; lợn hơi 82,6 nghìn tấn; thịt gia cầm 43 nghìn tấn và các loại thịt khác khoảng 7 nghìn tấn.
Thanh Hóa: giá trị sản xuất ngành chăn nuôi tăng 4,8 % so với cùng kỳ
Theo báo cáo của Sở Nông nghiệp và Phát triển nông thôn Thanh Hóa, 6 tháng đầu năm 2024, giá trị sản xuất ngành chăn nuôi của tỉnh đạt hơn 5.580 tỷ đồng, đạt 50,4% kế hoạch, tăng 4,8% so với cùng kỳ.
Dồn tổng lực xử lý các ổ dịch bệnh trên vật nuôi
Theo báo cáo của Bộ Nông nghiệp và Phát triển Nông thôn, từ đầu năm đến nay, cả nước đã xảy ra 468 ổ dịch tả lợn châu Phi tại 41 tỉnh, thành phố, số lợn buộc phải tiêu hủy là trên 22.000 con. So với cùng kỳ năm 2023, số ổ dịch tăng 2,4 lần, số lợn phải tiêu hủy tại các ổ dịch tăng 93,7%. Dịch bệnh lở mồm long móng trên vật nuôi cũng gia tăng, số ổ dịch và số gia súc mắc bềnh đều tăng hơn hai lần so với cùng kỳ năm trước.
Giá lợn hơi tăng cao nhất trong 5 năm trở lại đây
Giá lợn hơi đang trên đà tăng mạnh, chạm mốc 71.000 đồng 1 kg tại nhiều địa phương. Tại Thanh Hóa, giá lợn hơi thời gian gần đây duy trì ở mức 65 - 69 nghìn đồng 1 kg. Đây là mức giá cao nhất trong vòng 5 năm trở lại đây, mang lại lợi nhuận đáng kể cho người chăn nuôi.